Những “kẻ chịu tội thay” chốn công sở, nỗi khổ khó nói của người mới đi làm

17/07/2018 13:36 PM | Sống

Chốn công sở, “thân bất do kỷ”, có những việc rõ ràng không phải trách nhiệm của mình nhưng một khi xảy ra vấn đề gì thì cấp trên hay lãnh đạo thường thích đổ trách nhiệm lên đầu mình, hiện tượng này khá phổ biến với một số người mới đi làm.

Mới đi làm có một năm nhưng Quốc Huy đã trở thành "tội đồ vương" tại công ty, ngay cả một số đơn vị đối tác giờ đây cũng không mấy tin tưởng cậu ta.

Quốc Huy làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu, có thể do tính tình hiền lành thật thà nên vừa mới vào làm trong công ty, cấp trên của cậu ta cứ thích đổ đủ loại trách nhiệm với những tội không đâu vào đâu lên đầu cậu ta. Quốc Huy còn nhớ, lần đầu tiên cậu ta phải chịu tội oan vào tháng 10 năm ngoái, khi đó công ty vừa ký kết một hợp đồng lớn với một đối tác lớn là công ty nước ngoài. 

Trong hợp đồng lần đó, có ghi rõ cuối tháng là phải gửi cho bên đối tác xem hàng mẫu, thế nhưng mãi mà khách hàng vẫn không thấy hàng mẫu được gửi đến. Và khi khách hàng gửi mail cho lãnh đạo công ty hỏi nguyên nhân thì cấp trên của cậu ta đã đổ hết trách nhiệm lên đầu Quốc Huy, nói do cậu ta chưa quen với quy trình làm việc, gửi nhầm hàng mẫu cho một công ty khác. Nhưng thực ra là hàng mẫu này không được chuyển đi đúng thời hạn trong hợp đồng, và nguyên nhân là do cấp trên của Quốc Huy đã nhầm lẫn thời gian lấy hàng mẫu.

Khi đó, Quốc Huy cảm thấy rất tủi thân, thế nhưng là một nhân viên mới, đôi khi chịu tội thay cấp trên là chuyện bình thường, hơn nữa mình cũng không mất mát gì, có khi lại lấy được lòng cấp trên nên tội này cậu ta cam tâm tình nguyện nhận thay cấp trên của mình.

Và kể từ đó về sau, cứ xảy ra chuyện gì với khách hàng là cấp trên của cậu ta luôn có thói quen đổ hết lên đầu Quốc Huy. Mà mỗi lần như thế Quốc Huy lại ngậm bồ hòn làm ngọt, và cũng không để ý đến chuyện đó nữa, cuối cùng chỉ trong vòng một năm cậu ta phải chịu tội oan những 6 lần. 

Những “kẻ chịu tội thay” chốn công sở, nỗi khổ khó nói của người mới đi làm - Ảnh 1.

Và cậu ta trở thành "tội đồ vương" trong công ty. Nhưng cũng nhờ thế mà quan hệ của cậu ta và cấp trên trở nên gần gũi hơn. Quốc Huy nói, cấp trên của cậu là người cẩu thả, nói trước quên sau nên từ khi có cậu làm người chịu tội thay thì bất cứ việc gì cấp trên của cậu cũng sẽ thương lượng với cậu một chút, và dần việc cậu ta nhận tội thay cấp trên cũng dần trở thành một hiệp ước ngầm giữa hai người.

Quốc Huy cho rằng, việc cậu ta chịu tội thay cấp trên giúp cậu ta kéo gần mối quan hệ hơn với cấp trên, còn công việc của bản thân Quốc Huy cũng luôn hoàn thành tốt, như vậy sự nghiệp trong chốn công sở của cậu cứ thuận lợi mà phát triển. Thế nhưng, sự việc không đơn giản như Quốc Huy tưởng, tháng trước công ty có ký được một hợp đồng lớn, cấp trên của Quốc Huy muốn cho cậu cùng tham gia, thế nhưng phía đối tác khi biết Quốc Huy chịu trách nhiệm về đơn hàng, họ đã lập tức gửi công văn phản đối. 

Lý do họ đưa ra là Quốc Huy không đủ nghiêm túc trong công việc, họ sợ rằng sản phẩm nếu giao cho cậu ta sẽ không đảm bảo được về chất lượng. Quốc Huy vô cùng tủi hổ, cậu ta nghĩ rằng cấp trên của cậu ta sẽ giúp cậu ta giải thích với khách hàng, thế nhưng không, sếp cậu ta lại quen để cậu ta làm "kẻ chịu tội thay".

Hình tượng cá nhân mỗi người chốn công sở cần phải dựa vào trình độ nghiệp vụ, và tác phong làm việc. Nhận lỗi thay cấp trên vô tình làm giảm giá trị hình tượng mà bạn đã cố gắng xây dựng được, vì vậy nếu có trường hợp đó xảy ra bạn hãy thẳng thắn nói với cấp trên của bạn là chỉ một lần và không có lần sau.

Hằng Phương

Cùng chuyên mục
XEM