Những chiêu thức siêu thị đang sử dụng để "móc túi" bạn nhiều hơn: Vì sao nhu yếu phẩm thì ở xa, còn socola đặt cạnh quầy thanh toán?

14/08/2017 14:19 PM | Kinh doanh

Không phải ngẫu nhiên nhiều người thường có thói quen lên danh sách hàng cần mua và chỉ “trung thành” với những món đồ được liệt kê trong danh sách này mỗi khi đi siêu thị.

Mỗi một khu vực của siêu thị, từ quầy thanh toán đến các kệ hàng, đều được thiết kế để người tiêu dùng chi tiêu nhiều tiền và mua nhiều thực phẩm hơn nhu cầu của mình.

1. Đầu tiên là với các giỏ hàng. Bắt đầu từ năm 1938 giỏ hàng trong siêu thị được thiết kế dưới dạng xe đẩy để khách hàng mua được nhiều đồ hơn và di chuyển dễ hơn. Nhiều xe đẩy còn có chỗ ngồi rành riêng cho các em bé để bố mẹ yên tâm mua sắm.

2. Hầu hết các siêu thị đặt những mặt hàng có lợi nhuận cao như bánh nướng, hoa tươi… ngay cửa ra vào vì lúc này giỏ hàng của khách vẫn trống và tinh thần mua sắm vẫn cao.

3. Một lý do khác là những mặt hàng này có mùi thơm rất dễ chịu, kết hợp với những bản nhạc phù hợp, sẽ khiến khách hàng có tâm trạng vui vẻ hơn và sẵn sàng mua sắm hơn.

4. Siêu thị sắp xếp các nhu yếu phẩm như bột giặt, nước rửa bát... ở những kệ hàng phía sau để bạn phải đi lại nhiều hơn trước khi tìm tới được chúng.

5. Hầu hết khách hàng thuận tay phải, giống như khi lái xe chúng ta cũng lái xe bên phải, vì vậy siêu thị sẽ sắp xếp để các mặt hàng hay được lựa chọn nằm về phía bên phải kệ hàng.

6. Cách sắp xếp hàng hóa cũng tác động đến thói quen mua sắm của khách hàng. Thông thường những mặt hàng giá cao hoặc của các thương hiệu lớn được đặt ngang tầm mắt. Các mặt hàng giá thấp và phổ biến đặt ở dưới và cuối kệ hàng.

7. Một số mặt hàng đặt ngang tầm mắt trẻ con như bim bim, kẹo… để bọn trẻ nhìn thấy và chỉ cần với tay là có thể lấy được.

8. Kích thước siêu thị cũng là vấn đề. Ở các siêu thị nhỏ, đông đúc, mọi người có ít động lực mua sắm hơn, thời gian mua sắm ít hơn và số lượng hàng họ chọn cũng ít hơn. Vì thế các siêu thị thường có xu hướng chọn những mặt bằng có diện tích rộng để trưng bày nhiều hàng hóa và lôi kéo khách hàng ở lại lâu hơn.

9. Màu sắc ấm áp phía ngoài thu hút mọi người đến cửa hàng, trong khi màu sắc mát mẻ bên trong kích thích sự quan sát và mua sắm. Vì vậy nhiều siêu thị, cửa hàng, có biển hiệu mầu đỏ, vàng, cam… phía ngoài, còn bên trong không gian có màu sắc mát mẻ.

10. Vậy còn âm nhạc? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhạc chậm là cho khách hàng ở lại siêu thị lâu hơn và chi nhiều tiền hơn. Nhạc ồn ào khiến khách di chuyển nhanh chóng và không kích thích tăng doanh thu. Nhạc cổ điển có xu hướng thúc đẩy khách hàng mua nhiều món hàng đắt tiền.

11. Một trong những khu vực có lợi nhuận cao nhất tại mỗi siêu thị lại là quầy thanh toán. Khi đứng xếp hàng chờ đến lượt trả tiền, khách hàng có xu hướng không cưỡng lại cám dỗ và chọn thêm một vài thanh socola, hộp kẹo cao su… vào giỏ hàng của mình.

12. Thẻ khách hàng thân thiết được sử dụng khi thanh toán vừa để tích điểm, khuyến khích khách hàng mua sắm nhiều hơn, vừa để thu thập thông tin từ phía khách hàng.

Hồng Lam

Cùng chuyên mục
XEM