Những chàng rể nô lệ tại Hong Kong: Kiếp làm chồng hay kẻ tôi đầy cấp thấp?

24/05/2017 10:59 AM | Sống

Họ là những người đàn ông đến từ các quốc gia Nam Á, bị gả cho các gia đình tại Hồng Kông chỉ để làm nô lệ - cỗ máy kiếm tiền cho nhà vợ.

Cuộc hôn nhân không tình yêu là điều khiến Shahid Sandhu luôn lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, nó không chỉ là một mối quan hệ vợ chồng tồi tệ. Nó còn kinh khủng hơn thế...

Từ ngày rời Pakistan cách đây 4 năm trước để "kết hôn" với một người phụ nữ Hồng Kông, Shahid Sandhu bị vợ, anh em và cha mẹ vợ để mắt từng bước một.

Họ bắt anh ta làm việc cả ngày ròng, 7 ngày trong tuần. Ban ngày, anh làm tại một công trường xây dựng còn buổi tối và ngày nghỉ, Sandhu lại đầu tắt mặt tối với việc nhà. Đánh đập, xúc phạm đã thành một điều cơm bữa. Tiền anh kiếm ra bao nhiêu thì họ lấy hết, có lúc còn bỏ đói vào dọa giết. Có mệt cũng không dám than thở...

Cuộc sống "kết hôn" của Shahid Sandhu là như vậy đấy.

Kiếp sống nô lệ của những chàng rể Nam Á tại Hồng Kông.

Sandhu biết rằng những gì họ làm là sai và bất hợp pháp nhưng chuỗi ngày bạo hành liên tiếp đã khiến anh suy sụp, không còn sức kháng cự. Đêm nào anh cũng gặp ác mộng và trầm cảm; quá mệt mỏi, sợ hãi và xấu hổ để nói ra.

Câu chuyện của Sandhu nghe có vẻ như từ hàng trăm năm trước. Trên thực tế, nó vẫn đang âm ỉ diễn ra, tại một trong những thành phố phát triển nhất thế giới: Hồng Kông. Và đó không phải một trường hợp duy nhất.

Các tổ chức phi chính phủ cho biết Sandhu chỉ là một trong hàng chục trường hợp những người đàn ông bị lừa kết hôn, trước khi bị bán tới Hồng Kông sống kiếp đời nô lệ cho gia đình vợ.

Thồng thường, họ thường bị các gia đình tại Hồng Kông "săn lùng". Những người đàn ông dễ bị tổn thương được rót vào tai những lời mật ngọt về cuộc sống hạnh phúc tại Hồng Kông đã không biết mình sắp sa vào lưới của đám buôn người. Nhưng danh dự của bản thân quá lớn nên nhiều người đến Hồng Kông rồi cũng không dám lên tiếng, kể câu chuyện cuộc đời khổ cực của mình.

Họ được gán cho cái tên: những chàng rể nô lệ.

Những chàng rể nô lệ - cuộc sống tăm tối và địa ngục tại Hồng Kông.

GIẤC MỘNG LỚN

Cơn ác mộng của Sandhu về cuộc sống địa ngục, khác hẳn so với những gì anh từng tưởng tượng về một đô thị xa hoa Hồng Kông, bắt đầu khi một bà mối tìm tới anh. Bà ta hứa hẹn sẽ giúp anh kết hôn với một người phụ nữ giàu có tại Hồng Kông và anh có thể gửi tiền về để giúp đỡ bố mẹ, những người nông dân nghèo tại vùng Punjab của Pakistan. Sandhu đã có một bằng đại học ngành thương mại, làm việc tại một ngân hàng. Tuy nhiên, mức thu nhập không cao đã khiến anh không ngừng mơ mộng về cuộc sống xa hoa tại Hồng Kông. Cuối cùng, anh đã kết hôn tại Pakistan và vài tháng sau bay tới Hồng Kông.

Những niềm vui hôn nhân biến mất nhanh chóng, trước cả khi anh cảm nhận được. Nhà vợ Sandhu cướp lấy hộ chiếu và giấy tờ tùy thân của anh với lý do "giữ an toàn" - một điều hoàn toàn đi ngược lại với pháp luật. Sandhu phải làm việc tại công trường xây dựng cả ngày để kiếm tiền nuôi nhà vợ.

"Tôi phải sống trong tình cảnh bạo hành của gia đình vợ. Mặc dù tôi đã tốt nghiệp đại học, tôi luôn bị gọi là thằng mù chữ, thằng người rừng. Một lần, tôi cãi lại họ và họ đánh tôi. Giờ đây, tôi coi đó là cái nghiệp của mình rồi", anh chia sẻ.

Họ bắt anh ta làm việc cả ngày ròng, 7 ngày trong tuần. Ban ngày, anh làm tại một công trường xây dựng còn buổi tối và ngày nghỉ, Sandhu lại đầu tắt mặt tối với việc nhà. Đánh đập, xúc phạm đã thành một điều cơm bữa.

Dù đau đớn, Sandhu đã cố gắng liên lạc với Richard Aziz Butt, một tư vấn viên các vấn đề nhập cư.

"Tôi cần phải ra khỏi nơi này', Sandhu nói với Butt. Tuy nhiên, Sandhu không sẵn sàng tới sở cảnh sát. Như nhiều người chồng nô lệ khác, họ sợ bị đưa trở lại nhà vợ.

"Họ là những người chồng nô lệ. Các cuộc hôn nhân của họ được sắp xếp và họ tới đây để làm việc kiếm tiền cho nhà vợ. Họ bị giám sát 24/24.

Những người đàn ông này đến từ các quốc gia mà nam giới thống trị. Nếu họ nói ra việc họ bị đối xử như nô lệ, người ta sẽ cười vào mặt và gọi họ là những kẻ hèn nhát, vô dụng và lười biếng. Do vậy, họ không dám kể ra với ai".

Butt đã gặp hơn 100 người đàn ông Nam Á bị buôn bán tới Hồng Kông qua các cuộc hôn nhân như vậy từ năm 1997. "Tôi tin rằng 20% trong số họ là những người chồng nô lệ", Butt cho biết. "Họ được đưa tới Hồng Kông để làm việc kiếm tiền cho nhà vợ".

Phần lớn họ đến từ vùng Punjab của Pakistan và Ấn Độ. Nhiều người khác tới từ Bangladesh và Nepal.

KHÔNG ĐƠN ĐỘC

Babu Bishu, một cựu cò mối, nay trở thành một nhân viên cho tổ chức phi chính phủ ở Chungking Mansions, khu Tiêm Sa Chủy, Hồng Kông, nơi nổi tiếng bởi những tiệm ăn rẻ, các mối lời, và cũng là nơi tự họp cho nhiều người Nam Á. Babu Bishu đã giúp 3 người đàn ông từ vùng Punjab, Ấn Độ mà đã bị bán cho các cuộc hôn nhân, và bị ép buộc phải làm trong những nhà hàng và tiệm vải.

Trong nhiều năm, anh ta đã gặp hơn 200 người Nam Á trong tình cảnh khó khăn ở Hồng Kông, những người bị lừa sang làm nô lệ. Babu Bishu nói rằng, cả đàn ông và phụ nữ ‘từ những gia đình nghèo di cư đến Hồng Kông theo những phi vụ hôn nhân sắp đặt" và cuối cùng lâm vào cảnh nô lệ - trong nhiều trường hợp, phụ nữ bị buộc trở thành gái điếm và bị hành hạ bởi cả chú rể và bố chồng.

"Điều này thật tồi tệ, thật xót thay" – Bishu cho hay.

Trường hợp của Sandhu không phải duy nhất tại Hồng Kông.

Biên bản Palermo của Liên Hiệp Quốc định nghĩa việc buôn bán người là hành vi dùng thủ đoạn và vũ lực để khống chế một người khác, với mục đích lợi dụng, trong đó có cả ép buộc làm nô lệ. Nurul Qoiriah, giám đốc của văn phòng Hồng Kông của UN quốc tế về di cư, nói rằng: "Những kẻ buôn người có thể dùng nhiều thủ đoạn (cưỡng ép và khống chế) để ngăn việc những người bị hại sẽ tố giác hoặc tìm sự giúp đỡ từ những người khác; thậm chí có thể dùng những hành vi đe dọa những người thân của nạn nhân, khống nợ hoặc biệt lập người bị hại".

Một tuần trước, Sandhu đã bị bỏ đói sau một ca làm phụ hồ 18 tiếng. Anh đã quyết định đi tìm cái gì ăn và điều này đã chọc giận em vợ, người mà chỉ cho anh ta đủ tiền để đi lại. Hắn ta đánh đập Sandhu vì đã không tuân theo hắn. Tiền lương của Sandhu từ việc làm phụ hồ được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng của anh ta, tuy nhiên tài khoản bị khống chế và bị em vợ và vợ lấy hết tiền.

"Họ chỉ cho tôi tiền di chuyển trên thẻ Octopus và ngày nào vợ tôi cũng kiểm tra trên điện thoại số tiền mà tôi có trên thẻ, và kiểm tra xem tôi đã tiêu vào những gì", Sandhu cho hay. Vợ và những anh em vợ đe dọa sẽ giết Sandhu nếu anh ta muốn trốn. "Giờ tôi bị mắc kẹt rồi", anh chia sẻ.

Họ không được giữ tiền bạc mà mình kiếm được mà phải nộp cho nhà vợ.

Tony Dickinson, một nhà tâm lý ở Hồng Kông, nói rằng chúng ta cần phải hiểu là sự bất thuận của những người đàn ông không phải là một dấu hiệu của sự yếu ớt. "Nếu những người đàn ông này mà yếu ớt, vậy sao họ có thể làm trong công trường được?", Dickinson lập luận.

"Chính sự sợ hãi, và những mối đe dọa đã kiềm chân họ. Nhận thức cộng đồng cho rằng điều này là ghê tởm và kinh khủng, và rất là khó để tin rằng những việc như thế này vẫn đang xảy ra trong xã hội của chúng ta. Vậy mà chúng ta vẫn để cho những việc như thế này diễn ra. Tuy nhiên lại không có sự bảo vệ hợp pháp cho những nô lệ thời hiện đại như vậy. Nếu hộ chiếu của họ bị giữ lại, thì đó là bất hợp pháp".

KARAMJIT

Câu chuyên của Sandhu có nét tương đồng với những ông chồng nô lệ làm cùng với Butt. Karamjit Singh, 28 tuổi, đã bị giới thiệu cho gia đình của một phụ nữ người Ấn, sinh ra ở Hồng Kông. Gia đình cô ta hứa hẹn một cuộc sống sung túc ở Hồng Kông. Họ đã đi đến tận Moga, Ấn Độ, để tìm một chàng vợ phù hợp.

Mong ước có được một cái gì đó ổn định trong một quốc gia tân tiến đã khiến Karamjit đồng ý. Singh là con một, và người cha già yếu lâm vào tình cảnh khó khăn. Vì nhà nghèo nên anh đã không thể học hết cấp 3. Điều mà anh ta không biết, đó là cha mẹ vợ tương lai đã cho anh vào tầm ngắm vì chính lí do này.

"Những người anh em vợ muốn khống chế Karmanjit", Butt cho hay.

"Những người này tìm một chàng rể sống một mình, không phải hỗ trợ cho ai, thường là con một và từ một gia đình nghèo khó. Sau đó, họ sẽ cô lập anh ta". Singh đã có "một đám cưới đẹp" ở đền Sikh ở Ấn Độ năm 2012. Một năm sau, sau khi bộ di cư tiếp nhận và ban hành visa cá nhân cho anh ta, anh đã đến được Hồng Kông. Anh vợ và bố vợ nói rằng anh sẽ phải nhận 2 công việc ở công trường vào buổi sáng và làm bảo vệ vào buổi tối.

"Những người này tìm một chàng rể sống một mình, không phải hỗ trợ cho ai, thường là con một và từ một gia đình nghèo khó. Sau đó, họ sẽ cô lập anh ta".

"Họ đánh đập anh ta bằng giày cao gót phụ nữ. Điều này là để làm nhục và đánh vào lòng tự trọng của anh ta", Butt cho hay. Về các khoản lương, bố vợ quản lý và sử dụng thẻ ATM của anh ta. Signh chỉ được nhận tiền tiêu từ vợ. Anh ta hối hận việc đã cưới người vợ hiện tại, người mà theo anh miêu tả, là một con người có tính tình hiền lành. Signh nói rằng cô ấy hoàn toàn bất lực và không thể cản được những người anh em và bố của cô ta.

"Tôi không thể thoát được. Tôi muốn rũ bỏ họ", anh cho hay. Singh đã liên hệ với Butt trong mấy tháng vừa qua, và mong là sẽ tìm được lối thoát khỏi cuộc hôn nhân này.

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẰNG SAU

Nạn nô lệ và tình trạng buôn người thông qua các cuộc hôn nhân xảy ra trên toàn thế giới. Sở xuất nhập cảnh Hồng Kông tuy nhiên không có số liệu cụ thể về các trường hợp buôn người qua hôn nhân như vậy.

Tuy nhiên tại nhiều quốc gia như Anh hay Úc, các cuộc hôn nhân ép buộc như vậy bị coi là phạm pháp và có số liệu cụ thể. Năm ngoái, phòng hôn nhân, bộ Nội Vụ Anh cho biết có khoảng 20% nạn nhân trong 1,145 vụ hôn nhân sắp đặt là nam giới. Trong số đó, hơn 40% nam giới tới từ Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ.

Sandy Wong, chủ tịch hiệp hội chống buôn người Hồng Kông cho biết Hồng Kông không có điều luật cho vấn đề hôn nhân ép buộc hay hôn nhân nô lệ.

Một người đàn ông nghèo tại Ấn Độ.

"Chúng ta cần có những khung hình phạt chặt chẽ và cụ thể hơn để giải quyết vấn nạn buôn người. Tôi tin rằng vấn nạn này không chỉ xảy ra với nam giới mà còn với nữ giới. Rất khó để họ dám đứng lên nói ra vấn đề của mình khi với nhiều nền văn hóa, đó là một điều cấm kỵ. Họ sẽ phải đối mặt với áp lực xã hội khi trở về nước vì người ta cho rằng, chắc họ đã làm gì nên chuyện rồi mới bị nhà chồng/vợ đuổi về nhà như vậy".

Sandhu cho biết gia đình nhà vợ liên tục nhắc anh ta về việc anh đã may mắn đến nhường nào khi tới được Hồng Kông: "Để tới Hồng Kông, những người Pakistan phải trả hàng triệu rupee để có visa. Còn tôi không mất đồng nào", Sandhu kể lại.

Mùa hè năm ngoái, cục xuất nhập cảnh đã làm việc trực tiếp với Pakistan và Bangladesh để giải quyết vấn đề buôn người sau khi phát hiện ra nhiều người Nam Á sống và làm việc tại Hồng Kông mà không có giấy tờ gì cả. Tuy nhiên, cũng rất khó để xác nhận nạn nhân buôn người vì bản thân họ cũng không rõ quyền lợi của mình cũng như việc họ có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác.

RÀO CẢN VĂN HÓA

Vì vấn đề văn hóa và tôn giáo, nhiều chàng rể nô lệ không dám đứng lên kể câu chuyện của mình vì sợ mất thể diện. Bishu kể rằng anh từng gặp một người nô lệ sẵn sàng tiếp tục sống kiếp đời như vậy còn hơn trở về Ấn Độ và nghe mọi người xì xầm.

"Nếu bạn không hiểu tôn giáo của họ, rất khó để có thể cảm thông cho những người này. Những nhân viên xuất nhập cảnh không có đủ kiến thức về văn hóa và tôn giáo để có thể xử lý những vụ việc phức tạp như vậy", Butt nhận định.

Vì vấn đề văn hóa và tôn giáo, nhiều chàng rể nô lệ không dám đứng lên kể câu chuyện của mình vì sợ mất thể diện.

Từng có một vụ việc khi chàng rể nô lệ báo cáo với cảnh sát về việc anh ta bị lấy hết tiền và bị vợ đánh đập, cảnh sát nói rằng họ không thấy vết bầm tím nào trên cơ thể nên không thể giải quyết và yêu cầu anh đi khám sức khỏe. Tuy nhiên, vì quá xấu hổ khi phải đi khám bác sĩ, anh đã lựa chọn im lặng.

THAY ĐỔI NHẬN THỨC

Bên cạnh việc tăng cường điều luật bảo vệ những chàng rể nô lệ, nhiều nhà hoạt động xã hội cũng đưa ra giải pháp để có thể giúp đỡ những người đàn ông này.

Butt cho biết một đường dây nóng đã được lập ra để cho những chàng rể nô lệ có thể nói bằng tiếng địa phương với các tổ chức phi chính phủ. Việc tăng cường nhận thức trong chính quyền địa phương cũng giúp đỡ các nạn nhân dám đứng lên vì quyền lời của bản thân. Tuy nhiên, có lẽ điều quan trọng nhất cần làm là thay đổi cách nhìn của xã hội với những người đàn ông. Có lẽ, điều sợ hãi lớn nhất của các nạn nhân là việc người ngoài nhìn vào họ như thế nào. Chính điều ấy đã ngăn cản các vụ việc nô lệ được phơi bày ra ánh sáng và giải quyết triệt để.

Theo Skye

Cùng chuyên mục
XEM