Những bất ngờ thú vị về trường đại học tư nhân duy nhất tại Triều Tiên: Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi đội ngũ các giáo sư đến từ châu Âu, Canada

22/06/2018 10:30 AM | Xã hội

Khi trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Bình Nhưỡng (PUST), ngôi trường tư nhân duy nhất ở Triều Tiên, khai giảng khóa học năm nay, vị hiệu trưởng của trường là ông Yu Taik Chon, quốc tịch Mỹ đã không thể có mặt do lệnh cấm vận.

Giờ đây, khi quan hệ 2 nước Mỹ-Triều được "sưởi ấm", vị hiệu trưởng này mong muốn được quay lại ngôi trường của mình tại thủ đô Bình Nhưỡng. Trên thực tế, việc Triều Tiên thả tự do cho 2 nhân viên của PUST cùng 2 công dân Mỹ trước cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã mở cánh cửa cho PUST hoạt động trở lại.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh vừa qua, phía Triều Tiên cam kết sẽ phi hạt nhân hóa trong khi Mỹ đồng ý liên kết an ninh quân sự với bán đào Triều Tiên, đồng thời ngừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.

Hiệu trưởng Chon cho biết đang làm thủ tục để quay trở lại Bình Nhưỡng.

Những bất ngờ thú vị về trường đại học tư nhân duy nhất tại Triều Tiên: Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi đội ngũ các giáo sư đến từ châu Âu, Canada - Ảnh 1.
Những bất ngờ thú vị về trường đại học tư nhân duy nhất tại Triều Tiên: Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi đội ngũ các giáo sư đến từ châu Âu, Canada - Ảnh 2.
Những bất ngờ thú vị về trường đại học tư nhân duy nhất tại Triều Tiên: Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi đội ngũ các giáo sư đến từ châu Âu, Canada - Ảnh 3.

"Những nhân viên của trường đã được trả tự do. Chẳng có lý do gì để ngăn tôi trở lại được nữa. Nỗi lo sợ chiến tranh đã không còn và mối quan hệ giữa 2 miền đất nước hiện rất khác so với thời kỳ căng thẳng trước đây", ông Chon nói.

Mặc dù vụ bắt giữ 2 nhân viên của trường không liên quan gì đến công việc của họ nhưng chúng lại tạo suy nghĩ xấu cho PUST. Thêm vào đó, các lệnh cấm vận cũng khiến đội ngũ giáo sư người Mỹ, chiếm hơn nửa trong số 75 giáo sư của PUST, khó lòng vào Triều Tiên giảng dạy.

Trường PUST được thành lập và tài trợ bởi những tín đồ theo đạo Thiên chúa mặc dù Triều Tiên là quốc gia kiểm soát khá chặt chẽ về vấn đề tín ngưỡng. Tại PUST, các giáo viên theo đạo được phép cầu nguyện nhưng do được nhận định là có tư tưởng thân Phương Tây, chính quyền Bình Nhưỡng vẫn rất hạn chế những hoạt động mà ngôi trường này có thể tiến hành.

Bất chấp điều đó, PUST quy tụ những sinh viên ưu tú nhất của Triều Tiên. Khoảng 550 sinh viên tại đây được học đủ loại kiến thức bằng tiếng Anh và theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngôi trường này cũng thuê khoảng 50 giáo sư chủ yếu từ châu Âu và Trung Quốc nhằm đối phó với lệnh cấm vận từ Mỹ, khiến các giáo sư tại đây không thể đặt chân đến Triều Tiên.

Thậm chí, nhiều giáo sư từ Canada có thể giảng dạy trực tuyến với sinh viên hoặc trò chuyện thông qua Skype, một điều khá hạn hữu với quốc gia khép kín Triều Tiên.

Hiệu trưởng Chon cho biết ông đã có cuộc gặp với một số trường đại học và họ sẵn sàng gửi giáo sư của mình sang PUST để giảng dạy khi tình hình quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên trở nên ấm hơn. Hiện PUST có khoảng 520 sinh viên đã tốt nghiệp và 550 người đang theo học. Đây sẽ là nguồn lao động quý giá bởi họ có sự hiểu biết và có khả năng giao tiếp cũng như đàm phán với những nhà đầu tư nước ngoài.

Những bất ngờ thú vị về trường đại học tư nhân duy nhất tại Triều Tiên: Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi đội ngũ các giáo sư đến từ châu Âu, Canada - Ảnh 4.
Những bất ngờ thú vị về trường đại học tư nhân duy nhất tại Triều Tiên: Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi đội ngũ các giáo sư đến từ châu Âu, Canada - Ảnh 5.
Những bất ngờ thú vị về trường đại học tư nhân duy nhất tại Triều Tiên: Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi đội ngũ các giáo sư đến từ châu Âu, Canada - Ảnh 6.

Ông Chon sinh ra tại Bình Nhưỡng nhưng là một công dân Mỹ. Ông đã làm việc 30 năm trong ngành dầu khí, bao gồm các công ty lớn như BP hay Gulf Oil Corp trước khi chuyển sang giảng dạy công nghệ điện tại Trung Quốc và Triều Tiên.

Hầu hết các giáo viên như ông Chon làm việc miễn phí cho PUST và hầu hết các trưởng khoa của PUST đều là người Mỹ gốc Hàn.

Vị hiệu trưởng 77 tuổi này cho biết mình tình nguyện làm việc miễn phí sau khi chứng kiến nạn đói thảm khốc diễn ra ở đây vào giữa thập niên 1990. Ông cho biết điều kiện sinh hoạt tại PUST đã được cải thiện đáng kể trong vài năm trở lại đây.

Việc thị trường Triều Tiên dần mở cửa cho phép các tiểu thương và siêu thị hoạt động, kinh doanh cả các sản phẩm nhập khẩu cho thấy nền kinh tế này dần có những thay đổi và sẽ cần đến nguồn nhân lực kỹ thuật cao khá lớn. Đồng thời, những hoạt động này cũng giúp cải thiện cuộc sống của sinh viên và giáo viên PUST.

Khoảng 3 lần mỗi tuần, nhân viên PUST sẽ đi mua sắm tại các chợ lớn cũng như đổi đồng USD với đồng nội tệ. Việc cho phép giao thương khiến người dân dễ mua sắm hơn, và quan điểm của người bản địa với những người nước ngoài tại PUST cũng đỡ gay gắt hơn trước.

Bất chấp các lệnh cấm vận, giá xăng dầu và lương thực vẫn được giữ ổn định dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Mặc dù hiếm khi được kết nối với Internet cũng như đi du học ở nước ngoài, các sinh viên PUST hàng tháng vẫn được nhà trường phát 10 USD vào thẻ sinh viên để họ có thể mua nhu yếu phẩm tại căng tin trường. Thậm chí vào các dịp lễ sinh nhật, sinh viên có thể gọi pizza từ bên ngoài trường học.

"Cuộc sống ở đây có thể là bí ẩn với thế giới nhưng đời sống của sinh viên và chúng tôi cũng chẳng khác mọi người là bao", Hiệu trưởng Chon nói.

AB

Cùng chuyên mục
XEM