Nhờ Google mà người phụ nữ này đã xây dựng được một công ty công nghệ có doanh thu 65 triệu USD

14/08/2016 16:22 PM | Kinh doanh

Năm 1987, Annie Safoian 32 tuổi di chuyển tới Los Angeles từ Armenia cùng chồng và cậu con trai 9 tuổi. Hiện tại gia đình bà đang điều hành một công ty công nghệ có tên Sada Systems.

Công ty của Safoian là một đại lý bán lẻ đang phát triển mạnh của Google và Microsoft với mức doanh thu dự kiến lên tới 65 triệu USD trong năm nay.

Nhiều đối tác lớn hơn đã ngỏ lời muốn mua công ty của bà. Bà không tiết lộ mức giá mà họ đề nghị nhưng dựa trên các thông số của thị trường mức giá của Sada Systems có thể lên tới hàng trăm cho tới nửa tỷ USD.

Nhưng bà thích công việc và công ty của bà, bà sợ rằng bán công ty sẽ khiến người lao động gặp những điều kiện bất lợi. Và ngoài ra, bà cũng không quan tâm nhiều tới tiền bạc.

"Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều về việc bán công ty trong gia đình. Mọi đối tác đều muốn mua công ty của chúng tôi. Tôi và chồng đang ở độ tuổi 60, con trai tôi mới 38 tuổi và làm CEO trong khi chồng tôi làm CTO của công ty. Chúng tôi đã cùng nhau gắn bó và làm việc tại công ty này nhiều năm", Safoian chia sẻ.

"Nếu chúng tôi bán công ty này và nhận thêm một khoản tiền lớn trong tài khoản chúng tôi vẫn phải làm một việc gì đó. Con trai tôi còn rất trẻ. Chúng tôi vẫn rất đam mê công nghệ này. Nó chưa bao giờ là một công việc nhàm chán mà thậm chí còn thú vị hơn trong mỗi ngày. Tại sao tôi phải bán nó đi chứ"?

Năm 1987, khi Safoian đặt chân sang Mỹ, bà không thể đoán được mình sẽ thành công như ngày hôm nay. Trình độ tiếng Anh của bà ở mức bình thường, bà không được đào tạo về kỹ thuật và không biết chính xác sẽ làm gì để kiếm sống.

Bà đăng ký học một lớp kế toán và nhận việc điều phối viên. Dù không thích nhưng bà làm việc chăm chỉ cho tới khi bị công ty sa thải. Do vậy, bà bắt đầu học thiết kế đồ họa, điều mà bà yêu thích và bắt tay vào xây dựng trang web. Chồng bà cũng tìm được một công việc lập trình viên.

Dần dần, thái độ tận tâm với công việc của bà khiến khách hàng yêu mến và bà ngày càng nhận được nhiều công việc liên quan tới công nghệ hơn. Một trong số khách hàng yêu cầu bà sửa đổi phần mềm kế toán của họ. Lấy ý tưởng từ công việc này và nhờ sự giúp đỡ của chồng, bà thành lập Sada Systems, một doanh nghiệp quản lý máy tính và mạng cho các công ty nhỏ. Ngoài ra, họ còn cung cấp dịch vụ tùy chỉnh nhẹ các ứng dụng theo yêu cầu cho khách hàng.

Thiết lập quan hệ đối tác với Google

Một ngày nọ, bà bất ngờ khi nhận được cuộc gọi từ Google.

"May mắn đã tới với chúng tôi vào năm 2007 khi Google nhờ chúng tôi hỗ trợ ứng dụng Google Apps. Chúng tôi là một trong những đối tác triển khai trên Work", Safoian nói, đề cập tới kế hoạch bán Google Apps tới nhiều doanh nghiệp hơn nữa của Google.

Ngoài ra, Google còn muốn Sada xây dựng cho họ một công cụ cho phép khách hàng của họ dễ dàng chuyển email và tài liệu vào kho lưu trữ điện toán đám mây của Google Apps. Sada đồng ý giúp Google với điều kiện được trở thành đối tác ủy quyền chính thức đầu tiên bán Apps cho Google.

"Chúng tôi chưa bao giờ hoàn thiện những gì họ đã yêu cầu chúng tôi phải làm. Nhưng chúng tôi nói với họ rằng chúng tôi có thể làm điều đó và đã làm việc không quản ngày đêm để hoàn thành đúng thời hạn", bà nói.

Cho tới nay, Safoian vẫn không biết Google tìm thấy Sada bằng cách nào. Rất có thể là qua giới thiệu bởi một đối tác nào đó khi Google tìm kiếm một hãng giúp họ bán Apps for Work ở Los Angeles.

Cần nhắc cho bạn biết rằng trong năm 2007, Office của Microsoft thống trị thị trường, các doanh nghiệp từ chối việc đưa tài liệu của họ lên kho dữ liệu điện toán đám mây và Google không có kinh nghiệm trong việc bán các sản phẩm cho doanh nghiệp. Google cần sự giúp đỡ của các doanh nghiệp nhỏ nhưng ổn định để có chỗ đứng trên thị trường.

Hợp tác với Microsoft

Sada phát triển mạnh sau khi hợp tác với Google Apps. Việc này khiến Microsoft phải chú ý và thuyết phục Sada trở thành một đại diện bán lẻ cho các sản phẩm điện toán đám mây Office 365 của hãng. Safoian đã đồng ý hợp tác. Google muốn Sada giúp họ đánh cắp khách hàng của Microsoft và ngược lại nhưng Safoian từ chối.

"Khi làm việc với hai công ty này anh phải như một chính trị gia", Safoian giải thích.

Khi điện toán đám mây bùng nổ, và Sada đã trở thành một đối tác hàng đầu cho các Google và Microsoft, Sada đã làm việc với các khách hàng lớn và các thương hiệu lớn ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau.


Tính tới tháng này, Sada có 150 nhân viên. Doanh thu năm nay ước đạt 65 triệu USD hơn một chút so với 50 triệu USD. Tuy vậy, Sada vẫn là công ty tư nhân.

Tính tới tháng này, Sada có 150 nhân viên. Doanh thu năm nay ước đạt 65 triệu USD hơn một chút so với 50 triệu USD. Tuy vậy, Sada vẫn là công ty tư nhân.

Tại sao bà không muốn bán Sada

Các hãng bán lẻ dịch vụ điện toán đám mây Google thành công khác đều đi theo một con đường truyền thống đó là bán minh cho các hãng lớn.

Safoian biết rằng từ chối những lời đề nghị mua lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng bà nói rằng đó là những rủi ro đã được tính toán.

"Có thể một thời điểm nào đó mọi thứ đột nhiên xấu đi. Tuy nhiên, chúng tôi đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro", bà nói.

Và còn một lý do khác khiến bà và chồng khuyên con trai mình không nên bán công ty đó là làm những gì mình thích bao giờ cũng hấp dẫn hơn là làm những gì được giao.

"Một trong những điều mà tôi nói với con trai mình mỗi ngày đó là con không cần phải có rất nhiều tiền. Con phải cho các con của con cơ hội tạo ra một cái gì đó cho bản thân chúng, để tìm kiếm niềm vui từ việc đó. Nếu tất cả mọi thứ đều được chu cấp thì chẳng còn gì vui nữa", bà nói.

Theo Business Insider

Cùng chuyên mục
XEM