Nhịp đập kinh tế TP HCM tuần qua: Từ chuyện vua cà phê Trung Nguyên, đề xuất hơn 6 triệu USD chống ngập sân bay... đến cơ hội cho startup Việt ra biển lớn

18/08/2018 07:45 AM | Kinh doanh

Tuần qua, vua cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã gặp gỡ báo chí tại TP HCM và tuyên bố “Qua không điên”. Cùng thời gian đó, nhiều startup Việt đã lên đường tham gia các đấu trường quốc tế.

Vua cà phê Trung Nguyên xuất hiện trước báo giới và tuyên bố: “Qua không điên”

Nhịp đập kinh tế TP HCM tuần qua: Từ chuyện vua cà phê Trung Nguyên, đề xuất hơn 6 triệu USD chống ngập sân bay... đến chuyện startup Việt ra biển lớn - Ảnh 1.

Chiều 13/8, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Trung Nguyên, đã gặp gỡ 6 nhà báo và đề cập để nhiều khía cạnh xoay quanh những lùm xùm của cuộc hôn nhân giữa ông và bà Lê Hoàng Diệp Thảo…. Trong cuộc trò chuyện, ông Vũ khẳng định “Qua không điên”, “Không có gì lọt qua mắt Qua” trong suốt 5 năm ông ở trên núi, câu chuyện kiện tụng tại Singapore…

Xem thêm

Đề xuất đầu tư 150 tỷ đồng để chống ngập khu vực sân bay Tân Sơn Nhất

Nhịp đập kinh tế TP HCM tuần qua: Từ chuyện vua cà phê Trung Nguyên, đề xuất hơn 6 triệu USD chống ngập sân bay... đến chuyện startup Việt ra biển lớn - Ảnh 2.

Ngày 16/8, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố (Trung tâm Chống ngập) cho biết, về việc đầu tư dự án Cải tạo kênh Hy Vọng tại phường 15, quận Tân Bình để giải quyết ngập cho sân bay Tân sân Nhất và lưu vực dọc hai bên kênh này là rất cấp bách, theo Sài Gòn Giải Phóng.

Theo đó, Trung tâm Chống ngập đề nghị UBND TPHCM chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo kênh Hy Vọng bằng nguồn ngân sách thành phố với tổng mức đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. UBND TPHCM giao Sở Giao thông vận tải thành phố khẩn trương thẩm định, phê duyệt dự án trên cơ sở hồ sơ hạng mục Cải tạo kênh Hy Vọng trong dự án Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TPHCM tại quyết định số 2319/QĐ-UBND ngày 10/5/2016.

Xem thêm

TP HCM mời nhà sản xuất pin cho Tesla vào đầu tư

Nhịp đập kinh tế TP HCM tuần qua: Từ chuyện vua cà phê Trung Nguyên, đề xuất hơn 6 triệu USD chống ngập sân bay... đến chuyện startup Việt ra biển lớn - Ảnh 3.

Ông Lê Hoài Quốc – Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) vừa tiết lộ, đơn vị này đang trong giai đoạn thuyết phục công ty chuyên sản xuất pin cung ứng cho xe điện Tesla vào đầu tư. Công ty có trụ sở chính tại Silicon Valley (Mỹ) và chưa thể công bố tên.

Người đứng đầu SHTP nói nếu doanh nghiệp sản xuất pin cho Tesla chọn thì Khu công nghệ cao có thể cấp giấy phép đầu tư ngay trong năm nay. Ước tính, dự án có giá trị vốn đầu tư khoản 500 triệu USD.

Xem thêm

Sở KH-CN TPHCM tuyển chọn những startup xuất sắc, đài thọ chuyến đi trao đổi xúc tiến, tìm hiểu các thị trường Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, châu Âu...

Nhịp đập kinh tế TP HCM tuần qua: Từ chuyện vua cà phê Trung Nguyên, đề xuất hơn 6 triệu USD chống ngập sân bay... đến chuyện startup Việt ra biển lớn - Ảnh 4.

Boom Potty (bồn vệ sinh cho trẻ em), Gcalls (giải pháp quản lý trung tâm cuộc gọi tích hợp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu hóa tài nguyên trong việc chuyển đổi trung tâm cuộc gọi để nâng cấp khả năng bán hàng hoặc dịch vụ) và EyeQ Tech (một công ty khởi nghiệp AI, tập trung vào thị giác máy tính) là 03 startup Việt xuất sắc đầu tiên được tuyển chọn và lên đường đi Malaysia vào ngày 12/8 trong chương trình trao đổi startup Việt Nam – Malaysia.

Chương trình do SIHUB phối hợp cùng đối tác Malaysian Global Innovation and Creativity Centre (MAGIC - Trung tâm Phát triển Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Toàn Cầu của Malaysia) triển khai.

Xem thêm

Các nhà đầu tư lớn đổ dồn về Bến Lức Long An

Nhịp đập kinh tế TP HCM tuần qua: Từ chuyện vua cà phê Trung Nguyên, đề xuất hơn 6 triệu USD chống ngập sân bay... đến chuyện startup Việt ra biển lớn - Ảnh 5.

Thị trường bất động sản Long An có lợi thế hơn các khu vực lân cận khác, nhờ có quỹ đất rộng với 3 mặt tiếp giáp TP.HCM. Tại đây đã có rất nhiều dự án lớn với quy mô hàng trăm hecta được triển khai và trở thành những điểm nhấn quan trọng.

Công ty CP Him Lam đã đề xuất thành lập khu kinh tế mở đến 32.000 ha gồm khu nông nghiệp công nghệ cao, khu đô thị sinh thái, cảng biển quốc tế. Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã được Long An chấp thuận chủ trương đầu tư đến 36 dự án với tổng diện tích hơn 2.100 ha; Thaco cũng được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Quốc tế Trường Hải 162 ha. Bên cạnh còn có sự xuất hiện của nhiều chủ đầu tư lớn như: Trần Anh Group, Cát Tường Group, Thắng Lợi Group, Đồng Tâm Long An…

Xem thêm

Quận 9 được phân bổ chỉ tiêu đất đô thị lớn nhất

Nhịp đập kinh tế TP HCM tuần qua: Từ chuyện vua cà phê Trung Nguyên, đề xuất hơn 6 triệu USD chống ngập sân bay... đến chuyện startup Việt ra biển lớn - Ảnh 6.

UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi Sở TN-MT, Sở NN&PTNT và UBND 24 quận - huyện về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của TP.

Theo chỉ tiêu phân bổ, 88.000 ha đất nông nghiệp được phân bổ cho 5 huyện ngoại thành và quận 9.

Trong khi đó, 118.890 ha đất phi nông nghiệp được phân bổ cho 24 quận - huyện. Ở nhóm đất này, 5 huyện ngoại thành cũng được phân bổ nhiều chỉ tiêu nhất gồm Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Hóc Môn. Trong 19 quận còn lại thì quận 9 được phân bổ nhiều chỉ tiêu đất phi nông nghiệp nhất với 9.929 ha, ít nhất là quận 4 với 418 ha.

Xem thêm

TP HCM kiến nghị “đổi” 3 khu đất vàng để xây Trung tâm thể thao gần 2.000 tỷ đồng

Nhịp đập kinh tế TP HCM tuần qua: Từ chuyện vua cà phê Trung Nguyên, đề xuất hơn 6 triệu USD chống ngập sân bay... đến chuyện startup Việt ra biển lớn - Ảnh 7.

Mới đây, UBND Tp.HCM đã kiến nghị Thủ tướng xem xét chấp thuận tiếp tục sử dụng 3 khu đất để thanh toán hợp đồng BT dự án xây dựng Trung tâm Thể dục Thể Thao Phan Đình Phùng.

Theo UBND Tp.HCM, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn 686 đồng ý cho UBND Tp.HCM được áp dụng hình thức hợp đồng BT và chỉ định nhà đầu tư đàm phán hợp đồng BT để xây dự án Xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, Q.3.

UBND Tp.HCM cũng đề nghị Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc cho thành phố được bán chỉ định cơ sở nhà đất tại số 257 đường Trần Hưng Đạo cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT.

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi, diện tích lô đất dự án là 14.417m2, trong đó diện tích xây dựng là 7.176m2. Chiều cao công trình là 7 tầng nổi, 3 tầng hầm với tổng diện tích sàn phần nổi là 25.821m2, tổng diện tích sàn phần hầm là 43.558m2.

Xem thêm

Lan Đỗ

Cùng chuyên mục
XEM