Nhìn vào đây để thấy Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất nước đang trong một giai đoạn trì trệ nghiêm trọng

27/02/2017 15:32 PM | Kinh tế vĩ mô

Là khu vực nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất dễ chịu tổn thương từ biến đổi khí hậu, thiên tai.

Là khu vực đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích khoảng 4 triệu ha, ĐBSCL được xem là vựa lúa của cả nước. Đất đai rộng lớn, bằng phẳng với gần 18 triệu dân, ĐBSCL đóng vai trò rất quan trọng về xuất khẩu gạo (chiếm tới 90% sản lượng) và thủy hải sản (60% sản lượng).

Mặc dù vậy, từ lâu ĐBSCL vẫn nằm trong diện nghèo khi thu nhập trung bình người dân tại đây năm 2015 chỉ đạt 40,2 triệu đồng, thấp hơn mức thu nhập bình quân cả nước là 47,9 triệu đồng/người.

Trong những năm qua, tỉ lệ tăng trưởng của khu vực ĐBSCL có xu hướng giảm rõ rệt. Nếu năm 2010, tỉ lệ tăng trưởng đạt 11,34% thì sang năm 2016, tỉ lệ này chỉ còn 6,9%. Xét trong 3 năm gần đây, tỉ lệ tăng trưởng cũng đã "cắm đầu" đi xuống.


Giai đoạn 2010 - 2014, mức tăng trưởng tính theo GDP, từ 2015 đến nay tính theo GRDP. Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê, Đại học Cần Thơ. Đơn vị: %

Giai đoạn 2010 - 2014, mức tăng trưởng tính theo GDP, từ 2015 đến nay tính theo GRDP. Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê, Đại học Cần Thơ. Đơn vị: %

Sự sa sút của khu vực ĐBSCL phần nào cho thấy tương lai ảm đạm của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, với nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào trồng lúa và thủy sản, khu vực này rất dễ chịu tổn thương bởi biến đổi khí hậu, thiên tai. 2 năm trở lại đây, nguồn nước tại ĐBSCL trở thành một vấn đề nan giải khi mức nước sông Mekong đổ về sa sút nghiêm trọng, diện tích đất bị xâm mặn ngày một lớn.

Yếu tố thứ hai đó là cạnh tranh kinh tế khi xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như lúa gạo cũng đang bị nhiều quốc gia trên thế giới như Pakistan, Myanmar tấn công quyết liệt.

Chính phủ hiện đã đưa ra nhiều phương án hỗ trợ cho khu vực ĐBSCL, tuy nhiên dự báo trước mắt, năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn cho khu vực ĐBSCL khi cả hai yếu tố tự nhiên và cạnh tranh quốc tế vẫn khó được cải thiện.

Kim Thủy

Cùng chuyên mục
XEM