Nhật Bản và cơn đau đầu chảy máu chất xám ngành công nghệ hàng thập kỷ

16/10/2017 17:11 PM | Xã hội

Nhật Bản từ lâu được biết đến là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên các nhiên cứu gần đây cho thấy quốc gia này hiện đang phải đối mặt với nguy cơ chảy máu chất xám nghiêm trọng. Chính phủ nước này đang phải tìm ra các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng này.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện nghiên cứu chính sách công nghệ Nhật Bản cho thấy trong 40 năm qua hơn 1.000 chuyên gia cấp cao có bằng sáng chế đã rời khởi các hãng công nghệ hàng đầu nước này để tới làm việc cho các công ty đối thủ tại Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác tại châu Á. Một số liệu thống kê khác cho thấy trong thời gian ngắn, đất nước này đã mất nửa triệu kỹ sư ngành công nghiệp công nghệ số.

Hệ quả của tình trạng chảy máu chất xám này là rất rõ ràng. Trong khi doanh số của các hãng công nghệ Hàn Quốc và Trung Quốc liên tục tăng mạnh trong 1 thập kỷ qua thì nhiều công ty Nhật Bản chỉ đạt mức tăng trưởng doanh thu thấp hoặc thậm chí sụt giảm mạnh.

Các trường đại học Nhật Bản gọi hiện tượng này là "rikei banare" hay tiếng Anh là "flight of science". Việc sụt giảm trong ngành công nghệ đã dẫn tới làn sóng quảng cáo nhằm gây ấn tượng mới mẻ, hấp dẫn hơn về nghề kỹ sư cũng như nhập khẩu nhân lực từ các quốc gia khác như Việt Nam hay Ấn Độ.

Kỹ thuật vốn là nguồn sức mạnh nhanh chóng vực dậy Nhật Bản sau chiến tranh trở thành siêu cường kinh tế. Nhưng theo các nhà giáo đục, giám đốc điều hành và chính bản thân giới trẻ Nhật Bản, giờ đây giống như người Mỹ, họ thích những ngành tốt hơn như tài chính hoặc y khoa hoặc những ngành sáng tạo như nghệ thuật thay vì làm việc với máy móc, chế tạo.

Một vấn đề nghiêm trọng khác của Nhật Bản là thái độ với sự sung túc. Người trẻ Nhật, sản phẩm của một xã hội giàu có khó có thể làm quan được với những khó khăn, như thế hệ ông cha mình. Họ không nhìn thấy giá trị của việc lên kế hoạch, làm việc, kiếm tiền hay niềm vui khi tương tác với mọi người.

Theo Bộ giáo dục Nhật Bản, từ năm 1999 số lượng sinh viên chuyên ngành khoa học và kỹ thuật đã giảm 10% xuống còn 503.026. Số lượng sinh viên ngành sáng tạo, lĩnh vực liên quan tới y tế tăng nhanh trong cùng thời gian.

Trước tình trạng này Chính phủ Nhật Bản ban hành luật giao dịch với nước ngoài có hiệu lực từ tháng 10 nhằm ngăn cản các thương vụ sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp Nhật Bản của các đơn vị nước ngoài có thể dẫn đến rò rỉ các công nghệ tinh vi liên quan đến an ninh quốc gia. Bên cạnh đó Nhật Bản cũng có các điều khoản nhằm trừng phạt các kỹ sư sang làm việc tại công ty nước ngoài và làm rò rỉ công nghệ quan trọng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng đây không phải là giải pháp hữu hiệu.

"Các kỹ sư có vị thế tương đối thấp tại Nhật Bản. Chúng ta cần có những chính sách đãi ngộ tốt hơn dành cho họ thay vì chỉ tập trung vào giám sát, ví dụ như tăng lương chẳng hạn", ông Shunsuke Mikami, chủ tịch công ty Genius cho biết.

 Theo các chuyên gia trong bối cảnh toàn cầu như hiện tại, việc một kỹ sư chuyển ra nước ngoài tới một môi trường phù hợp đãi ngộ cao là chuyện hoàn toàn bình thường. Và do đó việc cố gắng bảo vệ lợi ích quốc gia bằng những biện pháp tăng cường giám sát thôi là chưa đủ.

Một động thái khác được quốc gia này cố gắng cải thiện là lôi kéo các công dân trẻ tuổi của họ trở lại với khoa học và kỹ thuật. Tuy nhiên chuyên gia lao động cho biết các biện pháp này thường có kết quả chậm và hạn chế trong khắc phục vấn đề. Trong khi chờ đợi, Nhật Bản bắt đầu chấp nhận nhiều kỹ sư nước ngoài nhưng cũng không phải dễ dàng.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM