Tìm kiếm thành công, đã qua rồi thời của các thần đồng

27/03/2015 10:00 AM | Nhân vật

Lucille Shulklapper bắt đầu sáng tác khi về hưu và đã xuất bản thơ và sách trẻ em với tên gọi “Fred mắc kẹt trên giường”.

Nội dung nổi bật:

- Lẽ thường là nếu bạn không sáng tác câu chuyện tình của bạn như trong tiểu thuyết “Farewell to Arms”, vẽ nên bức tranh “Đêm đầy sao”, bắt đầu một Twitter tiếp theo hay chinh phục đỉnh Everest trong khi còn trẻ, hay ít nhất là khi còn trung niên, thì khả năng cao là bạn sẽ không bao giờ thực hiện được những điều đó.

- Nhưng ý tưởng đó đang ngàng càng lỗi thời khi con người không chỉ đang có những thành công sau này trong cuộc đời, mà còn nở rộ trong những mảng mà họ chưa bao giờ nghĩ tới. Có thể họ không kiếm được nhiều tiền, hay vung vẩy cây cọ vẽ như Rembrandt.

- Tuy nhiên, nhiều người ngày càng phát hiện ra phần sau cuộc đời của họ có thể trở nên (hoặc hơn) sáng tạo, giàu cảm xúc và làm cho tâm hồn mình tươi mới hơn.


Là một cô gái lớn lên tại khu Jamaica, Queens ở New York, Mỹ, Lucille Gang Shulklapper đã mơ về việc trở thành một nhà văn và “có một người đàn ông nội trợ như Edna St. Vincent Millay”.

Cuộc đời không mở ra như thế. Thay vì có một sự nghiệp về văn chương, bà cưới chồng, nhận một công việc về dạy học và nuôi nấng 3 đứa trẻ. Tuy vậy, bà vẫn viết, chủ yếu cho bản thân. Nhưng khi nghỉ hưu ở độ tuổi gần 60, “các từ ngữ đến từ những chiếc tủ và ngăn bàn, rò rỉ từ những chiếc vòi nước cũ và tái hiện lại trong nhân vật”, bà Shulklapper, nay đã 80 tuổi, nói. Bà bắt đầu sáng tác những bài thơ và các câu chuyện ngắn, và cho xuất bản cuốn sách đầu tiên về thơ của mình vào năm 1996, ở độ tuổi 60.

Kể từ đó, bà đã xuất bản 4 cuốn sách bỏ túi, thường là những ấn phẩm nhỏ cỡ 40 trang, và cuốn sách thứ 5 đang được tiến hành. Vào tháng 1, nhà xuất bản Guardian Angel cho ra mắt cuốn sách thiếu nhi đầu tiên của bà Shulklapper, “Fred mắc kẹt trên giường”.

“Tôi đang sống với những giấc mơ của mình”, bà Shulklapper, một người phụ nữ góa bụa có 6 người cháu đang sống ở Boca Raton, Fla, nói. “Tôi có cảm giác như nó là đứa con của mình. Một bào thai được ấp ủ lâu năm và bây giờ chào đời, với đầy đủ 10 ngón tay ngón chân”.

Lẽ thường là nếu bạn không sáng tác câu chuyện tình của bạn như trong tiểu thuyết “Farewell to Arms”, vẽ nên bức tranh “Đêm đầy sao”, bắt đầu một Twitter tiếp theo hay chinh phục đỉnh Everest trong khi còn trẻ, hay ít nhất là khi còn trung niên, thì khả năng cao là bạn sẽ không bao giờ thực hiện được những điều đó.

Nhưng ý tưởng đó đang ngàng càng lỗi thời khi con người không chỉ đang có những thành công sau này trong cuộc đời, nhưng còn nở rộ trong những mảng mà họ chưa bao giờ nghĩ tới. Có thể họ không kiếm được nhiều tiền, hay vung vẩy cây cọ vẽ như Rembrandt. Tuy nhiên, nhiều người ngày càng phát hiện ra phần sau cuộc đời của họ có thể trở nên (hoặc hơn) sáng tạo, giàu cảm xúc và đổ đầy những điều bổ ích vào tâm hồn mình.

Những ví dụ về những thành tựu cuối đời thì có thừa.

Ernestine Shepherd là một ví dụ. Bà bắt đầu tập thể hình (và chạy marathon) ở tuổi 56. Diana Nyad bơi từ Cuba tới Florida, Mỹ ở tuổi 64, sau nhiều lần cố gắng. Harland Sanders bắt đầu đế chế KFC của ông ở tuổi 60. Frank McCourt thắng giải Pulitzer cho tác phẩm “Tro của Angela” khi ông ta đã 66. Jurgen Schmidt, cán bộ hưu trí ở Huntington Beach, California, Mỹ, và là một bậc thầy bơi lội, gần đây đã đóng vai chính trong một đoạn video dài 3 phút của hãng đồ bơi Speedo.

“Có rất nhiều việc đến muộn, bạn có khả năng làm được chúng?”, James C.Kaufman, một giáo sư về giáo dục tâm lý tại Đại học Connecticut, nói. “Nhiều người phát triển phần kỹ năng mềm không tự nhiên bắt đầu ở tuổi 60, nhưng sẵn sàng mở lòng với những trải nghiệm mới là một trong những nhân tố chính của khả năng sáng tạo”.

“Chúng ta chắc chắn phải sửa lại suy nghĩ về một khuôn mẫu của thành công kết thúc khi bạn 50 hay 60 tuổi”, Karl A.Pillemer, một giáo sư về lão hóa tại Đại học Cornell và là tác giả cuốn sách gần đây “30 bài học cho yêu thương”, nói. “Căn bản là có rất nhiều ví dụ về những người thành công muộn, và đó chính là thời khắc phi thường nhất cuộc đời họ”.

Ông Pillemer, người đã phỏng vấn hơn 1.500 người tuổi từ 70 trở lên cho Dự án Kế thừa tại Đại học Cornell, tìm ra rằng phần lớn mọi người nói rằng họ đạt được giấc mơ cuộc đời hay bắt đầu một cố gắng quan trọng sau tuổi 65. “Có một cảm giác về việc “làm mọi việc đúng cách” ở tuổi 50 hay 60 hoặc hơn”, ông ta nói, nhấn mạnh rằng sự nhạy cảm này được ứng dụng để tạo ra những nỗ lực sáng tạo, các mối quan hệ và công việc.

Jan Hively, một nhà giáo dục đã về hưu ở Yarmouth, Massachusettes, Mỹ, đồng ý với nhận định trên. “Tôi đang làm công việc ý nghĩa nhất của mình ở tuổi 83”, bà Hively nói.

Năm 2001, bà lấy được bằng tiến sĩ giáo dục từ Đại học Minnesota. Từ đó, bà đã giúp thành lập 3 tổ chức hết lòng cho việc truyền sức mạnh cho những người lớn tuổi có thể có một cuộc sống hiệu quả. “Thông điệp của tôi là: công việc ý nghĩa, được trả lương hay không được trả lương, tới hơi thở cuối cùng”, bà Hively nói. “Tôi luôn luôn thích thú suy nghĩ về những việc sẽ xảy đến tiếp theo”.

Các nhà nghiên cứu phân biệt giữa kiến thức nền tảng và khả năng giải quyết vấn đề. Kiến thức nền tảng thường phát triển suốt đời, trong khi khả năng giải quyết vấn đề thì thường suy giảm khi một cá nhân ở những năm cuối của tuổi 20. Đó là lý do vì sao việc quyết định trở thành một nhà toán học hay một kiện tướng cờ vua ở tuổi 50 thường không thành công. “Mọi việc nhìn chung rất khó để bắt đầu trong lĩnh vực đòi hỏi nhiều kiến thức về giải quyết vấn đề từ lúc khởi đầu”, Dean Keith Simonton, giáo sư tâm lý học tại Đại học California, Davis, Mỹ và là tác giả của cuốn sách “Cẩm nang của Wiley cho thiên tài”, nói.

Tuy nhiên, ông Simonton chỉ ra rằng, con người khác biệt ở tỷ lệ và độ tuổi học để đạt được trình độ chuyên môn nhất định. “Thường con người không khám phá ra được họ muốn làm những gì với cuộc đời của họ - hay là tài năng của họ có thể ứng dụng vào đâu – cho tới khi họ qua tuổi trung niên”, ông ta nói. “Bà Moses là một trường hợp điển hình”. (Đó là Anna Mary Robertson Moses, được biết đến nhiều là Bà Moses, một nghệ sĩ dân gian nổi tiếng của Mỹ).

David W. Galenson, giáo sư kinh tế học tại Đại học Chicago, nêu quan điểm trong cuốn sách của ông, “Bậc thầy già và Thần đồng trẻ: 2 vòng đời của khả năng sáng tạo nghệ thuật”, lý luận rằng có 2 loại người làm việc trong các lĩnh vực: các khái niệm và các thí nghiệm. Những đầu óc dựa trên khái niệm có khuynh hướng trẻ hơn và thường tốt hơn với các khái niệm trừu tượng.

Việc này giúp lý giải vì sao họa sĩ Pablo Picasso sáng tác ra tác phẩm vĩ đại của ông ở tuổi 26, trong khi Paul Cézanne tạo ra tác phẩm của ông vào năm 67 tuổi. “Nói rằng mỗi phương pháp rèn luyện đều có đỉnh điểm tuổi tác của nó là sai”, ông Galenson nói.

Tất nhiên, mỗi người có những định nghĩa riêng của mình về “đỉnh điểm”. Marjorie Forbes từng là một nhân viên xã hội 68 tuổi đã về hưu khi bà bắt đầu học chơi kèn ô-boa. Mặc dù đã từng chơi đàn vi-ô-lông khi còn trẻ, nhưng Forbes luôn muốn chơi kèn ô-boa.

Giờ đã 81 tuổi, bà Forbes cho biết bà rất hạnh phúc thổi kèn trong gian phòng khách của gia đình ở Manhattan. Nhưng khi kỹ năng của bà tiến bộ, khát vọng của bà cũng tăng theo. Sau khi tham gia khóa học âm nhạc tại Cao đẳng Oberlin, bà tham gia vào hội đồng khảo thí tại số 92 đường Y và tại Lucy Moses, một trường nghệ thuật cộng đồng ở New York.

Hiện nay, bà xem mình như là “tay chơi kèn nghiệp dư trung bình khá”. “Tôi không thể kiếm ra tiền từ việc mình đang làm, nhưng tôi nghĩ tôi đã sáng tạo lại bản thân mình để làm một việc mà tôi luôn muốn làm”, bà Forbes nói. “Tôi không bao giờ mơ rằng tôi sẽ trở nên giỏi như thế này”.

Đồng nghiệp của bà, Ari L. Goldman, bắt đầu học đàn cello ở tuổi 50, nhưng không nghĩ sẽ nghiêm túc với việc đó cho tới tuổi 60 của ông. Bây giờ ông đã ở tuổi 65 và là giáo sư báo chí tại Đại học Columbia, ông Goldman nói rằng ông có nhiều kinh nghiệm âm nhạc đã làm ông ngạc nhiên, bao gồm việc biểu diễn đôi với người kéo vi-ô-lông chính của dàn giao hưởng Philadelphia. “Tôi đã chơi một phần trong cuốn sách thứ 3 của Suzuki và ông ta đồng hành với tôi”, ông nói. “Đó chính là thời khắc huy hoàng của tôi”.

Ông Goldman còn biểu diễn với với dàn nhạc dây những người bắt đầu muộn New York, cho những nhạc sĩ nghiệp dư, và viết một quyển sách, “Dàn nhạc những người bắt đầu muộn”, về việc học một nhạc cụ về những năm cuối đời. “Những người tôi gặp làm điều đó vì niềm vui và sự sảng khoái”, ông ta nói. “Chúng tôi cố gắng làm hết sức, và nếu chúng tôi đạt được 40 hay 50% việc đó, chúng tôi đều thấy hạnh phúc”.

Âm nhạc không có trong danh sách những việc cần làm của Paul Tasner, nhưng khởi tạo một công ty của riêng ông thì có. Suốt 35 năm, ông Tasner, 69 tuổi, toàn làm việc cho người khác, nhưng ông luôn có lòng học hỏi tinh thần doanh nhân. Vào năm 2009, Tasner bị cho thôi công việc khi đang giữ vị trí giám đốc điều hành cấp cao cho công ty chuyên về sản phẩm làm sạch kích thước lớn. Sau đó, ông quyết định tạo một sự nhảy vọt, thay vì phải nghỉ hưu.

Ông ấy hợp tác với một kiến trúc sư, Elena Olivari, và trong tháng 8/2011, sau nhiều thử nghiệm và khởi đầu, họ khai trương công ty PulpWorks, chuyên thiết kế và sản xuất bao bì thân thiện môi trường cho ngành hàng tiêu dùng.

“Đó hẳn nhiên là một cuộc đấu tranh – đất nước này không xanh như mọi người nghĩ, và các công ty không hề khao khát để tạo nên những thay đổi”, ông Tasner nói, thêm vào đó việc họ chỉ mới gần đây tự chi trả cho chính họ. Tuy vậy, họ đã có một vài thương vụ lớn (bao gồm Groupon và T-Mobile), và họ đang trong vòng đàm phán cho một cuộc hợp tác với Mohawk, một công ty giấy ở Cohoes, New York, Mỹ.

Bà Shulklapper thì vẫn đang sáng tác một cuốn sách về thơ khác lấy cảm hứng từ nhịp điệu của cối xay. Bà đã mua một chiếc đàn, háo hức học như một đứa trẻ, song song đó là đang sáng tác  thơ và cả viết nhạc. Gần đây, bà nói, bà đã gặp một người “bạn trai”.

Không ai là có hứng thú hơn về sự phục hưng cuối đời của bà. “Cuộc đời ẩn chứa những bản nhạc”, bà Shulklapper nói.

>> 10 thần đồng nhí thông minh nhất thế giới

Mai Trâm

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM