Thế hệ trùm tư bản vs. Kỷ nguyên đại gia công nghệ Silicon

07/01/2015 10:30 AM | Nhân vật

Những tỷ phú công nghệ tại thung lũng Silicon ngày nay có nhiều điểm chung với thế hệ những ông trùm tư bản trước đó.

(Khoảng cuối thế kỷ 19, cụm từ “ông trùm cướp bóc - Robber barons” thường để chỉ các “đầu nậu” đường sắt tại Mỹ, những người sử dụng sức mạnh độc quyền của mình để chèn ép đối thủ).

Trong vòng 50 năm kể từ khi kết thúc nội chiến Mỹ vào năm 1865 đến thời điểm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1914, một nhóm các doanh nhân đã dẫn đầu sự chuyển đổi từ nông nghiệp thành xã hội công nghiệp tại Mỹ. Từ đó họ xây dựng đế chế doanh nghiệp khổng lồ và sở hữu khối tài sản “kếch xù”.

Vào năm 1848, John J. Astor – thương nhân giàu nhất nước Mỹ thời đó sở hữu khối tài sản trị giá 20 triệu USD (tương đương khoảng 545 triệu USD giá trị hiện tại). Tại thời điểm Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914, John D. Rockerfeller đã trở thành tỷ phú đầu tiên.

50 năm sau khi Data General giới thiệu chiếc máy tính cỡ nhỏ đầu tiên, vào cuối những năm 1960, một nhóm các doanh nhân đã dẫn đầu sự chuyển đổi từ kỷ nguyên công nghệ thành xã hội thông tin, xây dựng nên các đế chế doanh nghiệp hùng mạnh và thu được khối tài sản khổng lồ. Khi ông mất vào năm 1992, Sam Walton – nhà sáng lập của Walmart trở thành người đàn ông giàu nhất nước Mỹ với giá trị tài sản 8 tỷ USD. Ngày nay, Bill Gates đang giữ vị trí này với giá trị tài sản 82,3 tỷ USD.

Nhóm đầu tiên được gọi là những trùm tư bản, còn thế hệ sau đó là những kẻ thống trị ở thung lũng Silicon được dự đoán sẽ có chung số phận. Giống như những người tiền nhiệm, các tỷ phú hàng đầu tại thung lũng Silicon cũng được biết đến là các nhà phát minh ra thiết bị, mang lại tiện ích cho đại chúng. Tuy nhiên, giống như Rockefeller (nhà công nghiệp người Mỹ, người từng đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ thủa sơ khai) và những trùm tư bản khác, những tỷ phú trong thế hệ mới này dường như đang đánh mất đi sự huy hoàng rực rỡ của mình.

Họ bị đa dạng hóa thành những doanh nghiệp ít làm việc với máy tính trong khi một số khác tuyên bố rằng họ có thể một mình giải quyết các vấn đề của nhân loại từ lão hóa cho đến du lịch không gian. Thậm chí, họ bị cáo buộc mua chuộc các chính trị gia, thuê nhân công với giá rẻ mạt, thao túng thị trường… Bằng chứng là ngày nay Google chiếm tới 90% thị trường tìm kiếm tại châu Âu và 67% tại Mỹ.

Hai thế hệ này thổi bùng lên chủ đề đáng quan tâm nhất trong lịch sử Mỹ, đó là: Tập trung quyền lực.

Nhìn lại lịch sử

Tất cả các trùm kinh doanh đều có điểm chung là sự quyết tâm sắt đá muốn biến giấc mơ thành hiện thực và khao khát mãnh liệt đạt được thành công. Tuy nhiên, điểm chung lớn hơn giữa hai thế hệ này là: Họ đều là những đại diện của của quá trình hơn 200 năm tư bản Mỹ, những người luôn dự cảm được tương lai, biến nó thành sự thật và thậm chí làm được hơn thế.

Một trong những điểm tương đồng nổi bật nhất giữa hai thế hệ này là họ thay đổi hình thức những chất liệu cơ bản của nền văn minh. Những ông trùm đường sắt như Leland Stanford và E.H. Harriman đã tạo ra hơn 200.000 dặm đường sắt và tạo ra một thị trường quốc gia. Andrew Carnegie giúp thay thế sắt bằng nhiều vật liệu linh hoạt hơn. Henrry Ford đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên ô tô. Trong khi đó, Bill Gates giúp mang máy tính tới mỗi văn phòng làm việc và mỗi ngôi nhà trên khắp thế giới. Larry Page và Sergey Brin mang lượng thông tin khổng lồ đến với người dùng chỉ bằng một cái click. Mark Zuckerberg thì tạo ra một xã hội internet cho loài người…

Tất cả dựa trên logic nghiêm ngặt của các nền kinh tế quy mô. Những trùm tư bản bắt đầu bằng những đổi mới vượt bậc như trong trường hợp của Ford, ông tìm ra cách thuận tiện hơn để biến xăng thành điện. Tuy nhiên, khả năng thiên tài thật sự của những người này là dùng các sáng tạo đó để thu hẹp sự cạnh tranh bằng việc giảm giá và xây dựng các nhà máy.

Các tỷ phú thung lũng Silicon cũng học theo tư tưởng này. Bill Gates hiểu tiềm năng phổ biến của máy tính cá nhân và mối lợi khi tạo ra các phần mềm. Brin và Page hiểu rằng công cụ tìm kiếm của họ có thể tạo ra lượng người xem khổng lồ cho những nhà quảng cáo. Zuckerberg thì thấy rằng Facebook có thể mang lại lợi nhuận lớn từ việc tham gia vào đời sống xã hội của lực lượng dân số hùng hậu trên khắp thế giới.

Lợi thế của các nền kinh tế quy mô cho phép các trùm tư bản vừa giảm giá lại vẫn cải thiện được chất lượng sản phẩm. Ví dụ điển hình là Henry Ford giảm giá mẫu xe T từ 850 USD trong năm đầu tiên sản xuất xuống còn 360 trong năm 1916. Tại thung lũng Silicon cũng vậy, giá thiết bị máy tính đã giảm tới 16%/năm trải qua 5 thập kỷ từ 1959 đến 2009.

Vấn đề tiếp theo là độc quyền. Rockefeller đã hối hận về “sự cạnh tranh phá hoại” của ngành công nghiệp dầu mỏ mà ông đã làm. Và cải cách đầu tiên đến vào năm 1882 khi tập đoàn dầu mỏ Standard Oil’s được thành lập để tập hợp tất cả những đối thủ trên thị trường thành một công ty lớn, kiểm soát việc lọc dầu và các khâu khác. Điều này sẽ giúp các công ty nhỏ sống sót mà không phải hoạt động cầm chừng, phá giá thị trường và gây ảnh hưởng đến những công ty lớn hơn. Đến thế kỷ 20, tập đoàn này đã nắm giữ gần 40% ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ.

Tại thung lũng Silicon, Google và Apple đã bị lên án khi công khai những thỏa thuận ngăn chặn những cuộc chiến xâm phạm phạm vi hoạt động của nhau.

Kết quả là, cả các ông trùm tư bản và tỷ phú công nghệ hiện nay tại thung lũng Silicon đều có sức mạnh “vô song”. Một thế kỷ trước, những trùm tư bản độc quyền trong lĩnh vực giao thông và năng lượng. Ngày nay Google và Apple cung cấp 90% hệ điều hành điện thoại di động, 1 nửa dân số Bắc Mỹ và 1/3 tại châu Âu dùng Facebook. Tuy nhiên, đối lập lại, hiện tại không  ai trong số 5 nhà sản xuất ô tô lớn nhất kiểm soát hơn 1/5 thị trường ô tô Mỹ.

(Còn tiếp)

>> Nhà giàu Mỹ và Trung Quốc khác nhau như thế nào?

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM