Tắm mỗi tuần 1 lần là vừa đủ với “cha đẻ” Apple

26/08/2015 09:04 AM |

Với cá tính lập dị, cứng đầu khi trẻ, Steve Jobs khăng khăng cho rằng hai lần tắm/tuần là nhiều vì lúc đó ông đang ăn chay và cũng vì mình quá bận rộn. Qua thời gian, đồng nghiệp và bạn bè đã chứng minh giúp ông suy nghĩ này là sai, vì vậy chế độ tuần/lần tắm đã bị loại bỏ.

Sở hữu nhiều thói quen “lạ” chỉ vì… muốn tập trung

Ngoài chuyện vệ sinh cá nhân thì Jobs còn được biết đến bởi thói quen ăn mặc “nghèo nàn” của mình.

Với túi tiền không đáy, Steve Jobs hoàn toàn có thể chọn một phong cách ăn mặc lịch lãm, đẹp nhất và đắt tiền nhất có thể. Vì tiền đối với ông là dư thừa, Jobs có thể mỗi tháng bỏ ra vài ngàn hoặc hàng chục đến hàng trăm đô la, chi tiêu cho vẻ bề ngoài chỉnh chu, đẹp mắt trước mọi người.

Nhưng ông đã không làm thế. Tại phòng ngủ ở nhà riêng của Jobs, khó có thể tìm thấy một tủ đồ quần áo tương tự trên thế giới. Có đến hàng trăm chiếc áo cùng một màu đen cổ lọ được xếp ngay ngắn trên kệ, hàng trăm chiếc quần jeans Levi’s màu xanh treo thẳng hàng và hàng chục chiếc giày đế mềm hiệu New Balance để ở dưới sàn gỗ. Tất cả đều được sáng tạo và cố vấn từ nhà thiết kế người Nhật trứ danh Issey Miyake.

Ý tưởng về một bộ đồng phục của riêng ông, đảm bảo cá tính tiện dụng thường nhật và năng lực chuyền tải một phong cách mang dấu ấn cá nhân, là cơ sở cho lời đề nghị cho Miyake chế ra chiếc áo thun cao cổ màu đen mà Jobs thích.

Nếu iPod là hàng ngàn bài hát trong túi của bạn. Điều tương tự là hàng ngàn chiếc áo thun đen trong tủ quần áo của Jobs.

Khi còn trẻ, Jobs đã bị ám ảnh rằng mình sẽ không sống lâu. Vì thời gian có hạn, ông sẽ chỉ dành thời gian quý báu của mình vào những việc có nghĩa. Điều này cũng giải thích một phần cho cá tính hay nổi nóng và thiếu kiên nhẫn trong phong cách quản lý của ông.

Jobs không hề bị nặng nề bởi suy nghĩ mình là một tỷ phú nhưng lại ăn mặc nghèo nàn với cái quần jeans có thủng lỗ. Thật ra, việc mặc một ngày như…mọi ngày của Jobs còn khiến ông dễ chịu vì nó giúp ông tiết kiệm được thời gian vào buổi sáng, không phải đắn đo xem hôm nay nên vận đồ gì.

Như một câu châm ngôn cổ xưa, đừng quan tâm đến chuyện vặt vãnh, Jobs dễ dàng gạt bỏ một ngàn thứ dư thừa trong cuộc sống chỉ để có thể tập trung vào một vài thứ quan trọng.

Sự mạnh mẽ trong cách quản lý của Jobs thể hiện rõ rệt ở khả năng tập trung. Quyết định những việc không làm cũng quan trọng như quyết định những việc sẽ làm. Điều đó đúng với các sản phẩm và cũng đúng với các công ty.

Jobs thường đặt ra những ưu tiên, hướng sự tập trung cao độ vào đó và khổng để xảy ra bất kỳ sự xao nhãng nào. Nếu một điều gì đó thu hút sự quan tâm của Jobs, như giao diện người dùng cho iPad, thiết kế iPod và iPhone hay đưa âm nhạc vào kho nhạc iTune Store, ông đều rất tập trung cao độ, không ngừng nghỉ.

Nhưng nếu không muốn dính dáng đến một việc gì đó - một vấn đề nhức đầu liên quan đến pháp luật, một vấn đề kinh doanh, phong cách ăn mặc hay sự lôi kéo của gia đình – ông sẽ phớt lờ nó. Chính sự tập trung đó đã giúp ông có thể nói không với những điều không mong muốn. Đôi khi còn bẻ cong thực tại và vi phạm pháp luật.

Chiếc xe Mercedes màu xám bạc ông vẫn đi làm mỗi ngày không hề có biển số. Jobs cũng nhiều lần bị phạt vì chạy quá tốc độ và luôn đậu xe vào lô dành cho người tàn tật.

Cá tính lập dị cùng phong cách tập trung của Jobs đã đưa Apple trở lại nấc thàng thành công khi loại bỏ nhiều sản phẩm trong phòng thí nghiệm, chỉ giữ lại một vài sản phẩm cốt lõi.

Những sản phẩm mang tính cách mạng, thay đổi nền công nghệ toàn cầu như iPod, iPhone, hay iPad đều được nuôi dưỡng bởi bản chất tập trung của Jobs, và cũng là văn hóa của Apple. Ông đã tạo ra những thiết bị đơn giản hơn bằng cách giảm bớt các nút nhấn, phần mềm đơn giản hơn bằng cách loại bỏ các tính năng phức tạp và giao diện đơn giản hơn bằng cách bỏ bớt sự lựa chọn.

Thiền đã giúp Jobs tập trung hơn

Vào năm 19 tuổi, Jobs khi này đang làm việc tại công ty điện tử của Nolan Bushnell là Atari. Ông nỗ lực dành giụm từng xu từ công việc là nhân viên kỹ thuật với mức lương 5 đôla/giờ để có thể thực hiện hành trình dài đến Ấn Độ tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh.

Cuộc phiêu lưu của Jobs không phải là chuyến đi du lịch đơn thuần. Niềm đam mê thế giới tâm linh phương Đông, đạo Hindu, Thiền Phật giáo hay sự tìm kiếm con đường đến với giác ngộ của Jobs không giản đơn chỉ dừng lại ở những bồng bột thoáng qua của một thanh niên mười chín tuổi.

Trong suốt cuộc đời mình, ông đã tìm kiếm và theo đuổi rất nhiều giới luật cơ bản trong văn hóa phương Đông như sự nhấn mạnh vào Bát Nhã, trí tuệ và sự hiểu biết có được bằng trực giác khi tập trung suy nghĩ.

Thông thường, việc hành Thiền sẽ khiến con người trở nên tịnh tâm trong tâm hồn. Nhưng khi Jobs hành Thiền ông lại lĩnh ngộ những điều khác với mọi người. Việc hành Thiền giúp Jobs mài dũa khả năng đánh giá bằng trực giác, chỉ cho ông thấy cách thức loại bỏ bất kỳ thứ gì gây cản trở, ngắt quãng hay không cần thiết, và nuôi dưỡng nơi ông khiếu thẩm mỹ về chủ nghĩa tối giản.

Đinh Lộc

Cùng chuyên mục
XEM