Sự thật ít biết về cuộc đời nhà văn đoạt giải Nobel Ernest Hemingway

07/07/2015 20:27 PM | Nhân vật

Cuộc đời của nhà văn nguyên lý “tảng băng trôi”, người cho ra đời những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ cũng có những góc khuất mà ít người biết đến.

Cựu phóng viên của tờ New York Times là Lillian Ross có một bài báo viết về Hemingway xuất bản vào năm 1950. Theo đó, trong một phần của câu chuyện mà tác giả nói cùng Hemingway ở một quán bar, có nói về những gấu tại vườn thú Bronx.

Ross đã tìm ra được nguyên nhân vì sao nhà văn có thể thân thiết với các loài động vật, cô viết: “ Ở Montana, Hemingway đã sống với một con gấu, cả hai cùng ngủ, cùng uống rượu say với nhau, và họ là những người bạn thân”.

Su that it biet ve cuoc doi nha van doat giai Nobel Ernest Hemingway
 

Trong cuốn “A Moveable Feast” (Hội hè miên man) của Hemingway (cuốn sách là hồi ức của ông về những năm tháng tận hưởng cái không khí và phong thái của Paris, kinh đô nước Pháp trong những năm 1920) - có câu chuyện"nhạy cảm" liên quan tới tác giả của “Great Gatsby”, F. Scott Fitzgerald.

Su that it biet ve cuoc doi nha van doat giai Nobel Ernest Hemingway

Hemingway từng nói rằng ông không nghĩ ra được cách nào tiêu tiền nhanh hơn là tiền dành mua sâm-panh.

Theo thông tin từ một bài báo của tờ New York Times xuất bản năm 1950, Hemingway cảm thấy thất vọng với nhóm bạn mà mình cùng dùng bữa khi họ nói rằng có thể rời khỏi bàn ăn ngay cả khi sâm-panh chưa uống hết.

“Nửa chai sâm-panh là kẻ thù của một người đàn ông, Hemingway nói. Tất cả chúng ta hãy ngồi xuống bàn một lần nữa”, bài báo của New York Times viết.

Sau đó, câu nói bất hủ của Hemingway dần trở nên phổ biến: “Nếu tôi có tiền, tôi nghĩ cách tiêu tiền tốn kém nhất chính là dành cho sâm-panh”.

Su that it biet ve cuoc doi nha van doat giai Nobel Ernest Hemingway

Tổ chức tình báo KGB đã bí mật tuyển Hemingway làm gián điệp của họ, và ông đã đồng ý.

Theo một bài báo xuất bản năm 2009 trên tờ The Guardian, Hemingway đã tham gia tổ chức tình báo KGB với mật danh là “Argo”. Bài báo viết về cuốn sách "Spies: The Rise and Fall of the KGB in America" ("Các điệp viên: Những thăng trầm của KGB ở Mỹ") do nhà xuất bản của Trường Đại học Tổng hợp Yale vừa xuất bản, trong đó, Hemingway đã được liệt kê như là một gián điệp của KGB tại Mỹ.

Theo các tài liệu nói trong cuốn sách, Hemingway đã được KGB tuyển mộ vào năm 1941. Tài liệu lưu trữ của KGB còn giữ lại những ghi chép về việc Hemingway "đã không chỉ một lần bộc lộ ước muốn và sự sẵn sàng giúp đỡ chúng ta" khi gặp các điệp viên KGB ở La Habana (Cuba) và London (Anh)...

Tuy nhiên, nhà văn đã không được giao bất cứ một nhiệm vụ thực tế nào và ông cũng chưa kịp cung cấp cho KGB bất cứ một thông tin chính trị nào. Chính vì thế nên quan hệ giữa KGB với Hemingway đã bị chấm dứt vào cuối những năm 40 của thế kỷ trước.

Su that it biet ve cuoc doi nha van doat giai Nobel Ernest Hemingway

Những năm cuối đời, Hemingway phải chịu sự giám sát của FBI.

Những tập tài liệu mật từng được tiết lộ cho thấy có nhiều điều bí ẩn trong mối quan hệ giữa nhà văn với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Năm 1960, Hemingway phải vào điều trị chứng rối loạn thần kinh tại Viện điều dưỡng “Los Hermanos Mayo” theo lời khuyên của một bác sĩ tâm thần người Mỹ. Trước đó, bạn bè cũng khuyên ông nên tìm gặp một bác sĩ thần kinh, do thường xuyên thấy Hemingway than vãn là bọn “feds” (đặc vụ FBI) đang theo dõi ông.

Những tài liệu được tiết lộ vào năm 1984 đã xác nhận thực tế Hemingway đã bị các nhân viên đặc vụ của FBI theo dõi và giám sát trong một thời gian dài theo lệnh của Edgar Hoover, người nhiều năm trước đó từng liệt Hemingway vào loại “Kẻ thù số 1”.

Su that it biet ve cuoc doi nha van doat giai Nobel Ernest Hemingway

Hemingway cảm thấy những ai không đấu tranh "sẽ rất nguy hiểm".

Trong bài báo trên tờ New York Times xuất bản năm 1950, nhà báo Ross đã viết về những điều Hemingway chia sẻ về chuyện đấu tranh lẫn nhau.

“Hemingway đưa cái nhìn trách móc về phía tôi và nói: “Này, con gái, có thể bạn đã học được rằng đấu tranh là điều tồi tệ. Nhưng tất cả chúng ta sẽ cần một cuộc đấu tranh tốt. Nếu không đấu tranh, bạn sẽ không thể phát triển và điều đó rất nguy hiểm”. (Lược dịch)

Su that it biet ve cuoc doi nha van doat giai Nobel Ernest Hemingway

Theo Hemingway, mí mắt của ông rất mỏng, khiến ông luôn bị thức giấc lúc rạng đông.

Nhà văn giải thích, ông luôn thức dậy lúc rạng sáng bởi vì mí mắt của mình quá mỏng và đôi mắt đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng.

Hemingway nói trên một bài báo: "Tôi đã nhìn thấy tất cả cảnh bình minh từng diễn ra trong cuộc đời tôi, và nó đã kéo dài suốt 50 năm”. Hemingway cho biết khi ông thức dậy vào buổi sáng, tâm trí của ông bắt đầu bắt đầu với những câu văn và ông có thể viết chúng ra.

Su that it biet ve cuoc doi nha van doat giai Nobel Ernest Hemingway

Đoạn kết của cuốn tiểu thuyết “A Farewell to Arms” (Giã từ vũ khí) đã được viết lại 39 lần.

Hemingway đã trả lời phỏng vấn rằng: " Tôi đã viết lại kết của A Farewell to Arms, trang cuối cùng của nó, 39 lần trước khi tôi hài lòng”.

Theo Minh Khánh

Cùng chuyên mục
XEM