Những nữ doanh nhân được chờ đợi nhất năm 2013

02/01/2013 11:17 AM | Nhân vật


Có một điều chắc chắn là vai trò của nữ giới ngày càng được khẳng định trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, những người phụ nữ đã khiến cho một nửa thế giới còn lại không thể xem thường. Mặc dù vậy, theo một báo cáo năm 2012 của American Express Open, trong khi số lượng các công ty có sự quản lí của nữ giới đang ngày một gia tăng thì  những công ty này cũng chỉ chiếm 6% lực lượng lao động và 4 % thu nhập của cả nước Mỹ.
 
Thực tế là, về cơ bản thì phụ nữ ngày càng quyền lực hơn bao giờ hết. Ở đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những  nhà cải cách từ các lĩnh vực quan trọng như khoa học, công nghệ, y tế, cũng như dịch vụ kinh doanh và xã hôi. Chắc chắn rằng những đóng góp và sức ảnh hưởng của họ tới xã hội sẽ ngày một sâu sắc.

1. Sophia Amoruso



Nếu Sophia Amoruso cứ đi theo con đường riêng của cô thì thế giới này sẽ ngày càng “dơ dáy” mất. Năm  ngoái, nhà sáng lập và cũng là CEO 28 tuổi của Nasty Gal, một công ty online thời trang vintage và thời trang mới dành cho nữ giới  đã đột nhiên vụt sáng từ một vị trí không ai biết đến. Nasty Gal (tạm dịch: cô nàng dơ dáy) đã đạt được hàng loạt những con số đáng ngưỡng mộ: doanh thu quốc tế đạt 128 triệu đô vào năm 2012, cao gấp 4 lần so với năm ngoái, có 535.000  người hâm mộ trên Facebook, 68.000 followers ở Twitter, và hơn 2 triệu khách ghé thăm hàng tháng trên trang web vào năm 2012.

Năm 2006, Amoruso vẫn còn ngồi trong ga-ra của mình, theo dõi đơn đặt hàng tới tấp cho những mẫu quần áo vintage được cô bày bán trên eBay. 7 năm sau, cô đã có có thể chuyển địa điểm làm việc tới văn phòng ở trung tâm thành phố Los Angeles, nơi có những khung cửa sổ hình vòm, có trần cao, và nườm nượp những nam thanh nữ tú qua lại. Nổi bật trong số đó là vị thủ lĩnh có mái tóc ngắn và son môi sáng màu, mặc chiếc váy miniskirt màu đen phong cách rock ‘n’ roll, đi giày đế mềm xanh và vận chiếc áo khoác tua rua 7 sắc cầu vồng.

Bí quyết thành công của thương hiệu chính là nỗ lực của Amoruso nhằm thỏa mãn một cộng đồng “điên dại mà trung thành một cách quái đản”. Cô nói: “Tôi sẽ không bao giờ ngừng sáng tạo ra những thứ hay ho cho các cô gái, và đó sẽ là điều quan trọng hơn cả đối với những gì chúng tôi sẽ làm”.

Amoruso khẳng định, những gì cô đã đạt được mới chỉ là bước khởi đầu. “Từ một nhà bán lẻ, chúng tôi đang hướng tới một thương hiệu chính thức. Một trong những lí do khiến tôi có được vị trí như bây giờ là vì tôi không bao giờ đề ra mục tiêu hay đặt ra giới hạn cho mình. Tôi thích vạch ra những cái mà tự tay tôi sẽ làm, và tôi thích cái ý tưởng tạo ra một thương hiệu online có thể tồn tại dài lâu”.

2. Linda Rottenberg



Khi tốt nghiệp đại học Luật Yale vào năm 1993, Linda Rottenberg xác định: cô không muốn tiếp tục con đường mà cô vẫn đang đi. Vì vậy sau khi đến Argentina, cô đã nhận làm việc cho Ashoka, một tổ chức hỗ trợ doanh nhân xã hội. Vào thời điểm đó, doanh nghiệp công nghệ đang bùng nổ ở Mỹ. Thế còn ở Argentina? Rottenberg nhận thấy rằng, thậm chí “doanh nhân” còn là một từ khan hiếm ở đó. Cô cho biết: “Tất cả những người tôi gặp gỡ đều có một ước muốn là có được một công việc trong Nhà nước”.

Không đầu tư mạo hiểm. Không một tấm gương nào để noi theo. Không hỗ trợ. Tất cả điều đó làm lóe lên ý tưởng về Endevor, tổ chức được đặt tại New York mà Rottenberg sáng lập vào năm 1997 cùng với Peter Kellner. Endeavor đã tìm kiếm cái mà Rottenberg gọi là “doanh nhân có tầm ảnh hưởng trên thế giới” và hỗ trợ họ bằng sự cố vấn chuyên sâu. Mỗi thành viên tham gia đều có một ban cố vấn riêng, tạo nên bước tiếp cận tới mạng lưới những nhà đầu tư địa phương. Rottenberg, với cương vị là CEO của Endeavor, đã định nghiã “doanh nhân có tầm ảnh hưởng” là những người có khả năng tạo việc làm, tạo thu nhu nhập, và trở thành tấm gương cho những thế hệ sau noi theo”.

Kể từ khi được thành lập, Endeavor đã làm việc với 726 doanh nhân, có 17 văn phòng trên toàn thế giới  và đang tiến lên với con số 25 vào năm 2015. Trong chương trình năm 2011, những người tham gia đã đạt được tổng thu nhập là 5 tỉ đô la Mỹ và tạo ra 200000 việc làm. Năm 2012, có 2 doanh nhân Endeavor, mỗi người đã tài trợ 1 triệu đô cho văn phòng địa phương. Rottenberg nói: “Chính họ bây giờ lại trở thành những nhà cố vấn thông thái và nhà đầu tư bỏ vốn”.

Sự cho nhận chính là mục đích cốt lõi của Rottenberg. “ Nhân tố số 1 cho sự xúc tác hệ sinh thái doanh nghiệp chính là những doanh nhân thành công đã đầu tư và cố vấn cho thế hệ sau.”

3. Olga Koper



Công nghệ nano là công nghệ chế tạo những thiết bị cực nhỏ nhưng có tiềm lực khổng lồ. Steve Jurvetson, làm việc trong công ty đầu tư mạo hiểm nhà máy điện Draper Fisher Jurverson đã gọi công nghệ nano là “làn sóng công nghệ vĩ đại tiếp theo, là chặng tiếp theo của định luật Moore, và là cốt lõi của đổi mới khoa học đã cách mạng hóa hầu hết những ngành công nghiệp và có tác động gián tiếp tới cơ cấu xã hội.”

Đứng đầu trào lưu công nghệ này là Olga Koper, lãnh đạo nghiên cứu tại viện phi lợi nhuận Battelle Memorial của Ohio từ tháng 5, 2011 và là người có hơn 30 bằng sáng chế của Mỹ và quốc tế về chất tổng hợp và ứng dụng của vật liệu nano.

Koper tự coi nghiên cứu của mình là “sân chơi rộng lớn để ứng dụng khoa học nhằm thay đổi và cải thiện cuộc sống”. “Đó không phải là mẫu công việc trong tháp ngà của bạn. Rất nhiều những phòng thí nghiệm của học viện và quốc gia đã có những nghiên cứu cơ bản vĩ đại, nhưng lại không biết cách biến những nghiên cứu đó thành sản phẩm. Trong kinh doanh, bạn phải đón nhận những rủi ro, chấp nhận thất bại và học hỏi từ những thất bại đó, và phải nắm được nhu cầu thực sự của thị trường, không phải là những thứ “có được thì tốt” mà phải là những thứ “bắt buộc phải có”.

Với cương vị là giám đốc công nghệ và là phó chủ tịch của tập đoàn NanoScale, một  công ty chi nhánh của trường đại học Kansas, nơi bà đã có bằng thạc sĩ về hóa học, Koper đã tạo nên sự phát triển của những sản phẩm thương mại, trong số đó có bột nano có thể hấp thụ và làm dịu bớt độc tính của hóa chất, ngoài ra có cả một hệ thống chẩn đoán ung thư trong ống nghiệm, hiện được thử nghiệm sơ bộ với người và thú vật, trong đó phân tử nano đo lường hoạt động của các enzyme gây ung thư trong máu và nước tiểu sử dụng cơ chế phát quang. 

4. Yael Cohen



Điều đặc biêt là, Yael Cohen có khuôn miệng sẵn sàng phun ra những ngôn từ thô tục, và cô không ngại ngần vì điều đó. Sau khi mẹ cô được chẩn đoán với căn bệnh ung thư vú năm 2009, Cohen đã tự thiết kễ một chiếc áo phông có dòng chữ “F*** cancer”, rồi sau đó lập nên một hội trên Facebook với cái tên này. Hội đã có hơn 1000 thành viên cùng nhau chia sẻ hỗ trợ. 4 năm sau, với gần 66000 Facebook follower, F*** cancer đã trở thành một tổ chức phi lợi nhuận phát triển một cách nhanh chóng.

Mục tiêu chính của tổ chức được đặt tại Vancouver này là tuyên truyền về việc phát hiện căn bệnh ung thư vú.  Những đại sứ của thương hiệu đã nhờ truyền thông xã hội để khuyến khích thanh thiếu niên và những người độ tuổi từ 20 đến 29 nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ về những vấn đề liên quan đến ung thư vú. Cohen nói, “ung thư có thể chữa trị nếu được phát hiện ở giai đoạn 1”.

Thái độ táo bạo của tổ chức cùng với năng lượng dồi dào của Cohen đã thu hút những ngôi sao lớn như Sophia Bush trong hoạt động tuyên truyền. Chiến dịch “Touch yourself” vào tháng 10 cùng với tạp chí Women's Healthand Men's Health đã khích lệ phụ nữ tự kiểm tra cơ thể mình để có thể phát hiện ung thư sớm nhất có thể.

Hoạt động gây quỹ vào tháng 12 năm 2012 của F*** Cancer đã mang lại cho tổ chức khoảng 500.000 đô la Mỹ. Cohen đã gây dựng được niềm tin nơi các nhà tài trợ bằng việc đăng một infographic lên trang web của tổ chức giúp kiểm soát chi phí và những khoản quyên góp sắp tới. Cô cho rằng hình thức minh bạch này rất quan trọng để tổ chức có thể tồn tại, vì qua đó mọi người có cơ hội tiếp cận thông tin về hoạt đông và nắm được cách thức sử dụng quỹ quyên góp của tổ chức.

5. Maria Flynn


Bạn cứ phải chịu đựng sự hành hạ của chứng đau nửa đầu và mòn mỏi chờ đợi viên thuốc điều trị phát huy tác dụng. Bạn phải bịt mũi để cố nuốt trôi viên dầu cá vào dạ dày. Maria Flynn hoàn toàn thấu hiểu những nỗi khổ sở này. Và bà đang biến những trải nghiệm đau thương này trở nên dễ chịu hơn.

Flynn là chủ tịch kiêm CEO của Orbis Biosciences, một doanh nghiệp có trụ sở tại Kansas, phát triển hệ thống phân phối phóng thích được kiểm soát (controlled-release)  của ngành công nghiệp dược phẩm và sản phẩm tiêu dùng. 

Flynn cho biết: “Để biến một phòng nghiên cứu của viện thành một quy trình sản xuất toàn diện là một thử thách, nên chúng tôi muốn là được là tác nhân hỗ trợ trong lĩnh vực phóng thích được kiểm soát”. 

Flynn đã có trong tay bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và bằng cấp trong kĩ thuật dân sự và môi trường, trước đây từng làm việc trong hãng công nghệ y tế quốc tế Cerner. Với mong muốn được theo đuổi một doanh nghiệp liên doanh, vào năm 2008, bà đã tham gia cùng với 2 nhà đồng sáng lập lên Orbis là Bo Fishback và Cory Berkland. Nền tảng đa dạng đã giúp bà có khả năng “thâm nhập vào các ngành công nghiệp và học hỏi một cách nhanh nhạy và kết hợp mọi thứ lại với nhau”.

Bà bày tỏ: “Một mô hình làm việc sáng tạo bao giờ cũng cần thiết, và tôi cho rằng việc tạo lập doanh nghiệp là một ý tưởng vĩ đại. Hãy làm việc với những người giỏi nhất, và đòi hỏi ở họ nhiều nhất có thể”. 

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM