Những CEO sạt nghiệp vì bê bối sex

09/11/2011 14:53 PM |

"Quấy rối tình dục" đôi khi được giới tâm lý học gọi là "căn bệnh của giới CEO", khi địa vị, tiền bạc, đời sống đã ảnh hưởng và tạo điều kiện cho những hành vi bản năng quá bộc phát.

Business Insider tổng hợp một số vụ bê bối tình dục trong giới CEO thế giới.

J.P.Bolduc, cựu CEO của công ty hóa chất W.R.Grace đã phải đột ngột từ chức hồi tháng 3/1995 sau khi bị nữ nhân viên tố cáo quấy rối tình dục nhiều năm liền. Bolduc phủ nhận các cáo buộc nhưng phát biểu trong một thông cáo báo chí rằng ông từ chức vì "những khác biệt trong phong cách và tư duy".

Charles J. Campbell, CEO của Florsheim (thương hiệu giày nổi tiếng ở Mỹ) lặng lẽ từ chức năm 1999 sau khi bị tố cáo ngoại tình và có hành vi xâm hại tình dục với cựu trợ lý. Theo bà này, vị CEO đã có gia đình này còn thường xuyên có những cuộc gặp gỡ lãng mạn ngay tại văn phòng, thường đưa các cô tình nhân đi công tác cùng và hú hí với tình nhân ngay trên limosine của công ty. Chi tiết của vụ kiện cáo này cho đến giờ vẫn chưa được tiết lộ.

James McDermott Jr., CEO của Ngân hàng đầu tư Keefe, Bruyette & Woods Inc từ chức năm 1999 sau khi để rò rỉ thông tin đầu tư của tâp đoàn cho tình nhân. James J. McDermott Jr. không chỉ có quan hệ ngoài luồng với một ngôi sao khiêu dâm,  mà còn cho tình nhân biết những thông tin đầu tư bí mật của công ty để cô này có thể kiếm chác gần 90.000USD. James từ chức năm1999 và sau đó bị bắt giữ và kết tội giao thương nội gián vào12/1999.

Robert A. McCormick, CEO của công ty công nghệ Savvis Communication năm 2005. Theo American Express, công ty đã theo đuổi vụ kiện Savvis Communications, Robert McCormick đã tiêu tới 241.000 USD tại một quán bar toàn các cô gái ngực trần ở Mahattan từ năm 2003, nhưng sau đó từ chối thanh toán khoản tiền khổng lồ mà đã tiêu bằng thẻ của công ty.

Harry Stonecipher, cựu CEO của Boeing đã từng ra đi khỏi Boeing và được mời quay lại làm việc năm 2003 để phát triển danh tiếng công ty sau một loạt bê bối liên quan đến những thương vụ mua sắm của quân đội khiến ông phải từ chức. Tới tháng 3/2005, Harry lại tiếp tục phải từ chức sau khi bị phát hiện có quan hệ tình ái với nữ nhân viên.

Mark Hurd, cựu CEO của HP đã phải từ chức sau khi bị một đối tác cáo buộc quấy rối tình dục và HP bị điều tra. Kết quả cuộc điều tra cho thấy, không có vụ quấy rồi tình dục nào nhưng Mark có quan hệ đặc biệt với một nhà thầu, và nhà thầu này đã nhận những khoản thanh toán bất minh.

Steven R. Chamberlain, cựu CEO của Integral Systems Inc. bị kết án năm 2005 sau khi dính líu đến 2 vụ liên quan đến bê bối tình dục, trong đó có một vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và một cáo buộc phạm tội liên quan đến tình dục nghiêm trọng cấp độ 3. Steven rời Integral Systems Inc để bảo toàn danh tiếng cho công năm 2006.

Henry Nicholas, vị tỉ phú - từng là CEO của Hãng sản xuất chip truyền thông Broadcom đã bị điều tra vì những gian lận trong hoạt động chứng khoán năm 2008 khi nhiều chi tiết về đời sống riêng của ông bị phát giác. Các nhà điều tra đã phát hiện ra Henry có nhiều tài sản ở California nơi ông bắt đầu hoạt động buôn cocaine và các chất ma túy khác. Ông này thậm chí còn bí mật xây hầm bên dưới để ăn chơi sa đọa, mà thậm chí vợ ông cũng không hề hay biết. Henry có dính líu đến kiện cáo về việc cung cấp thuốc lắc và tổ chức các bữa tiệc trác táng tại gia.

Peter Privateer, CEO Reflex Systems phải từ chức sau khi bị phát giác có quan hệ với thiếu nữ 12 tuổi.

Lord Browne, cựu CEO của BP từ chức năm 2007 sau khi các chi tiết liên quan đến đời sống tình dục đồng tính của ông này bị giới truyền thông phanh phui.

Mark McInnes, cựu CEO David Jones cũng ngậm ngùi từ chức năm 2010 sau khi một nữ đồng nghiệp kiện ông ra tòa vì hành vi sàm sỡ. Ngay lập tức Mark từ chức sau khi thú nhận hành vi của mình không xứng đáng làm một CEO.

David Davidar, cựu CEO của Tập đoành xuất bản Penguin (Anh) phải rời công ty sau khi cựu giám đốc của công ty, Lisa Rundle, tố cáo ông về hành vi quấy rối tình dục trong suốt 3 năm và có hành vi cưỡng bức bà tại hội chợ sách ở Frankfurt.

Brian Keane, cựu CEO Keane, Inc. đã phải từ chức khỏi công ty công nghệ mà ông sáng lập, có trụ sở tại Charlestown (Masachussetts) khi một nữ quản lý tố cáo ông ra tòa vì hành vi quấy rối phụ nữ. Công ty phải trả 1,14 triệu USD để theo đuổi vụ kiện tụng liên quan đến quấy rối tình dục của Brian.

Ferdinand Mahfood, CEO của Food for the Poor điều hành một quỹ từ thiện lớn dành cho những người kém may mắn nhưng ông này lại dùng hàng trăm ngàn USD để chi cho những phụ nữ có quan hệ với mình.

John Dodds từng là CEO của tập đoàn xây dựng Kier Group (Anh). Báo chí đã phát hiện ra ông dùng tiền của công ty để sửa nhà cho người tình là nữ CFO của Kier, nhưng Dodds không từ chức. Khi phải về hưu ở tuổi 64, ông cũng nói không có gì hối hận về hành vi của mình.

Kamaljeet Rajpal, CEO của Cricket Club of India, bị cáo buộc vì tội gửi email khiêu dâm cho một phụ nữ. Rajpal đã tự sát bằng cách bắn vào đầu mình tại tư gia.

Dov Charney, CEO của hãng thời trang American Apparrel vừa từ chức đầu năm 2011sau khi thú nhận có nhiều quan hệ 'loằng ngoằng' với nữ đồng nghiệp. Thậm chí 2 người trong số đó đã kiện Charney ra tòa vì đã "tự sướng" ngay trước mặt họ tại văn phòng. Vụ bê bối mới nhất xảy ra khi ông bị bắt giữ vì tội nhốt giữ một nữ thiếu niên làm nô lệ tình dục.

Theo Bảo Linh
VEF / BI

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM