Nhân vật của năm 2014: Những anh hùng chống Ebola

12/12/2014 13:05 PM | Nhân vật

Với hành động quả cảm, sự hy sinh và cống hiến không mệt mỏi, những anh hùng chống đại dịch Ebola xứng đáng là Nhân vật của năm 2014.

Không cần đến vũ khí sắc bén, chỉ cần những trái tim anh hùng là sự thật diễn ra trong cuộc chiến chống Ebola.

Trong vài thập kỷ qua, Ebola là nỗi ám ảnh lớn với người dân tại những ngôi làng nhỏ ở vùng nông thôn của châu Phi. Nó như một con quái vật khổng lồ trong các câu chuyện thần thoại. Nó tới cướp đi sinh mạng của rất nhiều người rồi sau đó lại ẩn mình.

Tuy nhiên, năm 2014 đại dịch này trở nên bùng phát ngoài sức tưởng tượng của con người. Bên cạnh đó, khả năng di chuyển của con người càng khiến nó lan rộng. Từ Liberia, Guinea đến Sierra Leone, nó lan ra Nigeria, Mali, đến Tây Ba Nha, Đức và cả Mỹ bất chấp mọi nỗ lực kiểm soát.

Một ngày tháng 8 tại Liberia, 8 người phụ nữ mang thai đã mất đi đứa con của mình bi bệnh viện không thể giúp họ thoát khỏi những biến chứng. Bất cứ ai sẵn sàng chữa trị nạn nhân Ebola đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Vậy điều gì mang đến cho chúng ta những trái tim anh hùng

Thật may mắn, đại dịch Ebola chưa thể lan rộng hơn nữa bởi chúng ta có những con người đang xả thân chống lại đại dịch này. Những người trong vùng dịch gồm lực lượng đặc biệt của Tổ chức bác sỹ xuyên biên giới, Tổ chức cứu trợ của Samaritan và từ rất nhiều nơi khác trên thế giới đã chiến đấu sát cánh cùng các bác sỹ và y tá địa phương để chống lại dịch bệnh này.

Khi hỏi điều gì đưa họ đến quyết định nguy hiểm đó. Một vài người nói rằng động lực là từ Chúa, là tinh thần dân tộc và là bởi bản năng. Iris Martor – một y tá người Libera nói: “Nếu một ai đó từ Mỹ hay Uganda tới để giúp chúng tôi. Vậy tại sao tôi không thể làm thế?

Foday Gallah, một tài xế lái xe cứu thương từng nhiễm Ebola nhưng khỏi bệnh thì nói: “Tôi muốn hiến tặng máu của mình cho nhiều người nhất có thể để cứu sống họ. Tôi đang chiến đấu với Ebola bằng tất cả khả năng của mình”.

Salome Karwah, nữ y tá của Tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) đã mất cả bố lẫn mẹ vì Ebola. Cô là người may mắn duy nhất trong gia đình còn sống sót. Cô nói: “Đây là món quà mà Chúa ban tặng cho tôi, một cơ hội thứ hai để cứu giúp những người khác”.

Karwah nói thêm: “Những người bệnh cảm thấy đau đớn như bổ rìu vào đầu khi người ta nói về tình trạng sức khỏe và tương lai của họ”.

Những đứa trẻ nhỏ chứng kiến cảnh tượng gia đình họ bị chết. Đau lòng hơn là không ai dám ôm lấy họ lần cuối bởi hành động này có thể dễ dàng dẫn đến cái chết. “Bạn phải chứng kiến cảnh tượng những người đang đối mặt với cái chết mà không người thân bên cạnh. Chỉ có những người trong bộ đồ bảo hộ đứng bên cạnh đó mà thôi”, Chủ tịch MSF là Joanne Liu nói.

Thử thách tiếp theo là gì?

Chúng ta sẽ làm gì với những gì đã học được? Ebola như một liều thuốc thử nghiệm về khả năng của thế giới chống lại những đại dịch như vậy. Tuy nhiên, việc này dường được làm chưa đủ tốt. Nạn tham nhũng ở châu Phi hay sự tự mãn của phương Tây và cả sự ganh ghét giữa các quốc gia khiến Ebola có khả năng đe dọa đến toàn nhân loại. Nó khiến người dân từ Monrovia đến Manhattan đều mất niềm tin trầm trọng. Làm thế nào để bảo vệ một quốc gia ngoài việc kiểm soát nhiệt độ cơ thể người ở sân bay? Ai là người nắm quyền lực để yêu cầu cư dân thành phố ở nhà? Điều gì sẽ giúp phát triển, nghiên cứu biện pháp chữa trị cho dịch bệnh này?

Cái chết của bệnh nhân Ebola đầu tiên là Thomas Eric Duncan được phát hiện trên đất Mỹ giáng một đòn mạnh vào khả năng của các bệnh viện Mỹ xử lý loại bệnh này. Nó đã trở thành nỗi sợ hãi của toàn nhân loại. Tại Tây Ba Nha, người ta phải giết con chó của một cha xứ chết vì Ebola khi truyền đạo ở châu Phi nhằm ngăn chặn khả năng lây bệnh này. Các vị khách ở tại khách sạn Macedonia đã bị cô lập trong phòng nhiều ngày sau khi một người Anh bị ốm và chết. Tuy nhiên, cuối cùng người ngày không phải chết vì Ebola.

Vấn đề ở đây là chúng ta cần nhiều hơn những người có lý trí. Khi y tá Kaci Hickox trở về sau những cố gắng hết mình chống Ebola cùng với MSF tại Siera Leone mà không có bất cứ triệu chứng nào và xét nghiệm máu dương tính. Cô vẫn bị buộc phải cách ly tại một căn lều ở Newark, N.J. Bà nói: “Thật điên rồ khi chúng ta dành quá nhiều thời gian để bảo đảm an toàn cho những người trở về an toàn từ vùng dịch. Trong khi đó, điều chúng ta cần làm để bảo vệ con người là ngăn chặn đại dịch này lan rộng hơn nữa tại Tây Phi”.

Ebola là một trận chiến đồng thời là một hồi chuông cảnh báo. Hệ thống sức khỏe toàn cầu không đủ mạnh để ngăn ngừa những dịch bệnh lây lan như thế này. Một phần của thế giới vẫn đang được ngủ ngon là nhờ nhóm những người anh hùng đang sẵn sàng chiến đấu ngay tại vùng dịch. Với hành động quả cảm, sự hy sinh và cống hiến không mệt mỏi, những anh hùng chống đại dịch Ebola xứng đáng là Nhân vật của năm 2014.

>> 6 doanh nhân từng được Time tôn vinh đáng nhớ nhất mọi thời đại

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM