Người Việt chỉ có thể thành danh khi ở ngoài Việt Nam?

20/01/2013 21:44 PM | Nhân vật

Một cuộc tranh luận về vấn đề người Việt thành công trên đất khách.

Một vấn đề được giới trẻ đặt ra là “Người Việt thật sự tài giỏi khi ở 1 môi trường không phải ở VN ?”

Người Việt thành danh nơi đất khách

Thắc mắc này dấy lên một cuộc tranh luận về vấn đề người Việt và những thành công rực rỡ nhưng lại không phải trên đất Việt.

Kể đến một vài trường hợp nổi tiếng có thể thấy luận điểm ban đầu của người nêu vấn đề là đúng.

Cha đẻ phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng là người Việt Nam, đó là ông Đỗ Đức Cường. Ông là tác giả của trên 50 phát minh sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ.

Sau khi trở về Việt Nam năm 2003, ông là cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á. Ông quê ở Quảng Ngãi, là một người hiếu học, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam, ông là người có chỉ số thông minh cao nhất.

Được cấp học bổng sang Nhật học tại Đại học Osaka, tại đây ông vừa đi học vừa làm thêm cho công ty Toshiba. Sau đó nhờ một phát minh bất ngờ đã đưa ông đến với nước Mỹ. Ông được mời đến Citibank (Mỹ) làm việc cùng đề nghị: “Dùng kĩ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng”. Mục tiêu của ông lúc này là “bình dân hóa dịch vụ ngân hàng” để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng.

Sau đó ông phát minh ra máy ATM, đây chính là bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong lĩnh vực kinh tế có thể kể đến Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Đức Đức, Philipp Roesler, 36 tuổi. Ông sinh ra ở Khánh Hòa, Việt Nam, vào tháng 2/1973. Ông sống trong một trại trẻ mồ côi và được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi. Roesler được đưa tới Đức khi mới 9 tháng tuổi. Roesler theo học ngành y tế tại đại học Y ở thành phố Hannover năm 19 tuổi. Đến năm 1992, ông gia nhập đảng FDP.

Là ngôi sao mới nổi trong đảng, vị bác sĩ phẫu thuật tim và lồng ngực này được bầu làm lãnh đạo đảng ở bang Lower Saxony năm 2005. Một năm sau, ông trở thành bộ trưởng kinh tế, lao động, giao thông của bang và giữ vị trí phó cho thủ hiến bang Lower Saxony.

Bộ trưởng Đức gốc Việt

Ngay cả trong lĩnh vực giải trí thì cũng có thể điểm qua gương mặt Maggie Q (tên thật Maggie Denise Quigley, nghệ danh Lý Mỹ Kỳ; sinh ngày 22/5/1979) là diễn viên và người mẫu Mỹ.

Cô mang trong mình 2 dòng máu Mỹ, Việt Nam, sau khi tốt nghiệp trung học ở Hawaii, cô chọn Hong Kong làm nơi phát triển sự nghiệp người mẫu của mình. Và rất nhanh, với vóc dáng khá “chuẩn” và vẻ đẹp quý phái, Maggie Q trở thành gương mặt người mẫu triển vọng.

Năm 1998, cô được mỹ phẩm Nivea của Đức chọn làm người mẫu quảng cáo độc quyền khu vực châu Á; năm 2000, cô lọt vào mắt xanh của hãng thời trang Pháp Lancel, Thành công với công việc người mẫu, từng là gương mặt nữ châu Á trẻ tuổi nhất lên bìa tạp chí Times (bản châu Á) với tiêu đề “Phát hiện lớn của làng thời trang”, được độc giải tạp chí uy tín Him bình chọn là “Người phụ nữ mà tất cả đàn ông mơ ước”.

Phạm Linh Đan trong "Đông Dương" được đề cử giải César dành cho Diễn viên triển vọng.

Tranh cãi không có hồi kết

Trước những suy nghĩ và dẫn chứng được đưa vào thảo luận, một số ý kiến đồng tình với suy nghĩ trên: "Đừng có nói suông nữa, nhìn ra ngoài xem.Những người Việt được vinh danh trên toàn cầu, có ai được hưởng nền giáo dục VN "đậm đà" không?"

Nick whatismod cho biết: "Mấy bạn biết mấy cái Anime của Nhật ko? Đừng tưởng Nhật là giỏi làm anime nhá,toàn người VN cả đấy,coi đến cuối phim thấy chạy tên lên toàn là người Việt thôi à, nhìn lại nước nhà thì thấy hoạt hình chẳng ra đâu vào đâu!Tại nước mình k đãi ngộ nhân tài,cứ vùi dập nhau sao mà khá được!"

Một bạn nguoicodon17: "Em cũng là người Việt Nam, cũng sống trên Việt Nam và không hoàn toàn có ý chê trách gì cả, thật sự em thấy tự hào nữa cơ, nhưng mà nhân tài ở Việt Nam thì nhiều lắm, mà không có đất dụng võ, em nghĩ 1 phần vì Việt Nam... COCC là nhiều, nên những nhân tài thật sự mãi chỉ ở trong bóng tối thôi.

"Theo em nhớ thì hình như ở nước ngoài họ chọn diễn viên ngẫu nhiên, chị Rose McGowan, em nhớ không lầm thì hình như bị "bắt" để bước vào nghiệp diễn trong lúc đang bước ngoài trời tuyết với vẻ mặt cau có, còn Việt Nam mình thì cứ phải COCC trước đã. Còn những sinh viên ở Bách Khoa, chế ra máy bay không người lái, dù người ta có biết cũng đâu có tài trợ cho mấy anh đó đâu, mấy anh ấy vẫn phải bỏ tiền túi ra mà làm thôi. Thế nên em thấy Việt Nam mình khi nào bỏ qua cái suy nghĩ con vua thì được làm vua thì mới tiến bộ được, mà em nghĩ tiến xa nữa ạ."

Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một ví dụ

Nhưng cũng không ý luồng ý kiến phản đối quan điểm trên vì họ cho rằng tấ cả chỉ là ngụy biện đổ thừa hoàn cảnh: "Tự hỏi bản thân bạn đi, đừng lấy một vài cá nhân để làm hình mẫu cho cả 1 quốc gia. Đồng ý nước ta còn nhiều hạn chế, thiếu xót, tình trạng vùi dập nhân tài là có nhưng nó xuất phát từ đâu ? Từ chính bạn chứ đâu . Hơn nữa, với những gì bạn viết thì mình nghĩ bạn có ra nước ngoài hay ở đâu cũng thế, đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh.

"Thay vì suốt ngày than thở thì nên tập trung mà học hoặc làm, có cơ hội thì ra nước ngoài mà phát triển, cái ai cũng biết mà suốt ngày than, nghe nhức cả đầu." một bạn trong diễn đàn thảo luận cho biết ý kiến của mình.

Vấn đề chảy máu chất xám luôn là đề tài muồn thuở đem ra thảo luận và gây nhiều tranh cãi về vấn đề hoàn cảnh và sự cố gắng tự thân của mỗi người dù ở môi trường nào đi chăng nữa.

Có thể những ý kiến được nêu ra chỉ mang tính chủ quan, nhưng quả thật đó là một câu hỏi để giới trẻ chúng ta phải suy nghĩ khá nhiều và có những cách thức để cải thiện nó trong tương lai.

"Sáng bật TV gặp đúng Master Cheft Mỹ và xem luôn đúng hôm chung kết thì thấy con người gốc Việt Chistina gì đó giành giải, cả Ngô Bảo Châu, và 1 số người gốc Việt nữa đều có nhiều thành công lớn trên TG. Tự nhiên em thấy 1 điều có phải nước ta không có điều kiện tìm thấy chứ Việt Nam rất nhiều tài năng Và bản chất con người chúng ta không thua kém gì Nhật, Trung Quốc..."

Theo NCĐT

duchai

Cùng chuyên mục
XEM