Người thông minh hơn Albert Einstein?

26/05/2014 16:08 PM | Nhân vật

Một số người khẳng định rằng người thông minh nhất thế kỷ 20 đã từng làm việc cùng với Albert Einstein tại Viện Nghiên cứu Cao cấp của ĐH Princeton.

Nội dung nổi bật:

- John von Neumann (1903-1957) sinh ra tại Hungary (gốc Do Thái), sang Mỹ năm 27 tuổi. Ông là đồng nghiệp của Einstein, nghiên cứu về Toán học, Vật Lý, Máy tính và Thống kê.

Von Neumann sở hữu trí thông minh siêu phàm. Ông được cho là cha đẻ của khoa học máy tính hiện đại, là người tiên phong của lý thuyết trò chơi, là bộ óc đằng sau khía cạnh khoa học của Chiến tranh Lạnh. 

- Trong Thế chiến II, ông tham gia phát triển bom nguyên tử trong dự án Manhattan cùng Einstein và các nhà khoa học hàng đầu khác. Ông mất vì bệnh ung thư do nhiễm phóng xạ, bị quân đội canh phòng cẩn mật và gây mê để tránh lộ các bí mật quân sự.

- Một nhà vật lý từng đạt giải Nobel nhận xét: Von Neumann có trí tuệ nhanh nhạy và sắc bén nhất (hơn cả Einstein), tuy nhiên sự hiểu biết và đam mê phát minh ra những vấn đề căn bản của ông không thể bằng Einstein.



John von Neumann (1903 - 1957) sinh ra ở Budapest (Hungary). Ông nhập cư vào Hoa Kỳ năm 1930, là một nhà khoa học nghiên cứu về Toán học (nền tảng của toán học, phân tích chức năng, lý thuyết ergodic, hình học, cấu trúc liên kết và phân tích số học), Vật Lý (cơ học lượng tử, thủy động lực học, động lực học chất lưu), Kinh tế (lý thuyết trò chơi), Máy tính (kiến trúc von Neumann, máy tự sao chép von Neumann, lập trình tuyến tính, tính toán ngẫu nhiên), và Thống kê.

Thần đồng gốc Do Thái

Là con út trong gia đình có ba anh em, John von Neumann sinh ra với tên gọi Neumann János Lajos ở Budapest, Hungary. Lớn lên trong một gia đình gốc Do Thái, János, thường gọi là "Jancsi", là một cậu bé thần đồng. 

Lên 6 tuổi, ông có thể chia nhẩm hai số có 8 chữ số trong đầu, và nói chuyện với cha bằng tiếng Hy Lạp cổ. Lên 8, ông đã biết rất nhiều về một ngành toán gọi là giải tích.

Năm 1911, 9 tuổi, ông vào trường học Fasori Gimnázium (Lutheran Gymnasium). 12 tuổi ông có trình độ được cho là ở mức trên đại học, có thể ghi nhớ chỉ bằng cách lướt nhìn qua trang sách. 19 tuổi, ông xuất bản 2 bài báo toán học lớn. 

[Xem thêm: Sự thật nằm sau bộ não thiên tài của Albert Einstein]

Tại Đại học Budapest, von Neumann được các giáo sư bồi dưỡng về môn toán, đặc biệt là GS. Fekete, người đồng tác giả của bài báo khoa học đầu tiên của von Neumann. Ở tuổi 22, ông có bằng tiến sĩ (Ph.D.) Toán học (với các ngành phụ trong vật lý thực nghiệm và hóa học) từ Đại học Budapest.

Cũng trong thời gian này, ông học kỹ thuật hóa chất tại ETH Zurich ở Thụy Sĩ. Trong những năm 1926-1930 ông là một giảng viên tư ở Berlin, Đức.

Đến năm 1930, von Neumann được mời sang Đại học Princeton (New Jersey, Mỹ) và là một trong bốn vị giáo sư đầu tiên của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton (một trong số đó là Albert Einstein), nơi ông là giáo sư toán học từ ngày thành lập viện năm 1933 cho đến khi ông mất vào năm 1957.

Là một người có tính cách ồn ào và hòa đồng, ống có thói quen mở lớn các bản nhạc hành khúc tiếng Đức trên máy hát văn phòng, điều này đôi khi khiến các đồng nghiệp khó chịu. 

John von Neumann được cho là cha đẻ của ngành khoa học máy tính hiện đại.

"Bộ óc khoa học" đằng sau Chiến tranh lạnh

Trong Thế chiến II, von Neumann cùng Einstein và các nhà khoa học hàng đầu khác đã tham gia phát triển bom nguyên tử trong dự án Manhattan.

Von Neumann sở hữu trí thông minh siêu phàm. Nhà khoa học Eugene Wigner, từng đoạt giải Nobel Vật lý, đã nói rằng "chỉ ông ấy mới có được sự thức tỉnh đầy đủ". Nhà kinh tế học Paul Samuelson thì nhận xét "ông ấy có trí tuệ nhanh nhạy nhất mà tôi từng gặp". Còn Daniel Yergin, người đứng đầu Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh, ghi lại trong "The Quest" rằng, ông ấy là "người thông minh nhất thế giới". 

Một trong những thành tựu lớn của Neumann là lãnh đạo việc phát triển khối lượng khổng lồ các tính toán đưa vào việc chế tạo bom nguyên tử. Các máy tính đầu tiên đã được lập trình, các thành phần khác nhau được kết nối theo những cách khác nhau để giải quyết một vấn đề nhất định. 

Với kiến thức về 'máy tính phổ quát' mang tính lý thuyết của Alan Turing, John von Neumann đã định nghĩa về một kiến trúc sử dụng cùng một bộ nhớ cho việc lưu trữ chương trình lẫn dữ liệu. Hầu như tất cả các máy tính ngày nay đều sử dụng kiến trúc này (hoặc một biến thể nào đó của nó). 

Lý thuyết trò chơi là một nhánh của Toán học ứng dụng. Ngành này nghiên cứu các tình huống chiến thuật trong đó các đối thủ lựa chọn các hành động khác nhau để cố gắng làm tối đa kết quả nhận được. 

Ban đầu được phát triển như là một công cụ để nghiên cứu hành vi kinh tế học. 

Lý thuyết trò chơi đã có sự phát triển lớn từ khi John von Neumann là người đầu tiên hình thức hóa nó trong thời kỳ trước và trong Chiến tranh Lạnh, chủ yếu do áp dụng của nó trong chiến lược quân sự, nổi tiếng nhất là khái niệm Đảm bảo Phá hủy Lẫn nhau (mutual assured destruction). 

Ngày nay Lý thuyết trò chơi được sử dụng trong nhiều ngành khoa học như Sinh học, Chính trị học, Đạo đức học, Triết học, Trí tuệ nhân tạo và Điều khiển học.

Ông cũng là người tiên phong của lý thuyết trò chơi, hay các phân tích toán học chính thức của một số loại trò chơi, trong đó có rất nhiều các ứng dụng kinh tế và các ngành khoa học xã hội khác. 

Thực vậy, lý thuyết trò chơi tổng-bằng-không của Neumann sau đó đã phát triển thành Thế cân bằng chiến lược với khái niệm Đảm bảo Hủy diệt Lẫn nhau (Mutually Assured Destruction) trước và trong Chiến tranh Lạnh. 

Có thể nói ông là bộ óc đằng sau các khía cạnh "khoa học" của Chiến tranh Lạnh đã tạo ra điều kiện trong bốn mươi năm của thế giới phương Tây.

Von Neumann cũng đóng góp rất nhiều cho ngành Toán học và Vật lý thuần túy. Một phần lớn các công việc của von Neumann trong lĩnh vực này đã phát triển các công cụ toán học chính thức mô tả cơ học lượng tử. Nhiều góc cạnh lạ của cơ học lượng tử được mô phỏng bằng cấu trúc toán học đã được sử dụng để mô tả hành vi của vũ trụ trên quy mô nhỏ nhất. 


John von Neumann vs. Albert Einstein: Ai thông minh hơn?

Tuy nhiên làm sao có thể so sánh John von Neumann với nhà khoa học thiên tài như Einstein, người đã phát triển Học thuyết tương đối và một số ý tưởng sớm nhất về cơ học lượng tử? Câu trả lời, đó là những tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn kinh tế, ủng hộ von Neumann trong một số lĩnh vực và Einstein trong những lĩnh vực khác. Có một điều chắc chắn rằng Einstein nổi tiếng hơn.

Trong ảnh: John von Neumann đứng khuất phía sau (mũi tên vàng), Einstein đứng ở hàng trước, thứ 4 từ phải sang.


Phát ngôn của nhà khoa học Eugene Wigner, từng đoạt giải Nobel Vật lý, có lẽ là chuẩn nhất:

"Tôi đã được biết đến rất nhiều người thông minh tuyệt vời trong đời mình. Tôi biết Planck, von Laue và Heisenberg. Paul Dirac là một người anh trong ngành luật; Leo Szilard và Edward Teller là hai trong số những người bạn thân nhất của tôi; và Albert Einstein là một người bạn tốt. Nhưng không ai trong số họ có trí tuệ nhanh nhạy và sắc bén như Jansci [John] von Neumann. Tôi thường đưa ra nhận xét này khi có sự hiện diện giữa những người đó và không ai tranh luận điều này với tôi.

Nhưng sự hiểu biết của Einstein lại sâu sắc hơn von Neumann. Trí tuệ của ông vừa sâu xa hơn, vừa căn bản hơn so với von Neumann. Và đó là một kết luận rất đáng chú ý. Einstein có niềm vui đặc biệt trong việc sáng chế. Hai trong số những phát minh lớn nhất của ông là Thuyết tương đối Tổng quát và Đặc biệt; còn tất cả các sáng kiến của Neumann, ông chưa bao giờ tạo ra bất cứ điều gì căn bản".

Bi kịch cuối đời

John von Neumann mất năm 1957, đầy thảm kịch nhưng cũng trớ trêu. Ông mắc ung thư xương và ung thư tuyến tụy, có thể là do nhiễm phóng xạ trong những thử nghiệm hạt nhân tiến hành tại Bikini Atoll vào năm 1946. Những thử nghiệm mà các biện pháp an toàn cho quan sát viên đã được ông kiên trì bảo vệ nhiều năm trước đó. 

Giường nằm của von Neumann khi hấp hối được đặt dưới sự canh phòng cẩn mật của quân đội. Von Neumann bị gây mê để không vô tình tiết lộ các bí mật quân sự mà ông phải giữ kín cho đến lúc xuống mồ.


Kiến Anh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM