Jeff Bezos cạnh tranh với Elon Musk và Richard Branson trong lĩnh vực không gian

14/05/2015 16:14 PM | Nhân vật

Elon Musk và Richard Branson không phải là những tỷ phú duy nhất thống lĩnh tương lai của các chuyến bay vũ trụ tư nhân.

Công ty Blue Origin của nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos, luôn nhận sự theo dõi đến từ mọi nguồn – mới đây đã phóng một tàu không gian quỹ đạo ngắn từ Tây Texas, Mỹ trong một chuyến bay thử nghiệm.

Video được công bố bởi công ty cho thấy chiếc tàu vũ trụ, gọi là New Shepard, bay lên tới độ cao gần 94 km trước khi khoang phi hành đoàn của nó tách ra khỏi một tên lửa đẩy. Được đặt theo tên vị phi hành gia bay vào không gian đầu tiên của Mỹ, Alan Shepard, con tàu được định vị sẽ cất cánh và đáp thẳng đứng, sử dụng bộ đẩy có thể tái sử dụng cho giai đoạn đầu – phương pháp tương tự mà SpaceX dùng với tên lửa Falcon 9 của công ty.

Bezos thành lập Blue Origin vào năm 2000, 2 năm trước SpaceX và 4 năm trước Virgin Galactic. Giờ đây, tất cả những công ty này đều đang nổi tiếng với việc dùng các tàu không gian có thể tái sử dụng, vốn sẽ giảm đáng kể chi phí du hành không gian. Nếu bất kì ai trong số họ có thể nghĩ cách đáp một chiếc tên lửa thành công trở lại mặt đất, mỗi chuyến – ngay cả với người hay hành lý, như SpaceX đã bay lên trạm không gian quốc tế - sẽ chỉ tốn chi phí nhiên liệu thay vì chi phí của cả tàu không gian.

Khoang phi hành đoàn đáp xuống sau khi tách khỏi bộ tên lửa đẩy của tàu không gian.

Khoang phi hành đoàn đáp xuống sau khi tách khỏi bộ tên lửa đẩy của tàu không gian.

Lần này, tàu của Blue Origin tách khoang phi hành đoàn khỏi tên lửa đẩy thành công và rơi xuống với 3 chiếc dù. “Bất kì phi hành gia nào trên đó sẽ có một chuyến đi suôn sẻ vào không gian và một sự quay lại mượt mà”, Bezos viết trong một thông báo. Sau sự tách rời của tên lửa và khoang, tầng trên được dùng để đẩy New Shepard bay cao hơn vào quỹ đạo của Trái Đất, trong khi bộ đẩy giai đoạn đầu rơi trở lại Trái Đất.

Nhưng như Space X, công ty không thể phục hồi bộ đẩy – đây không phải là một cú đáp thành công của một tên lửa có thể tái sử dụng. SpaceX đã 2 lần thử và đều thất bại để đáp tên lửa đẩy Falcon 9 của họ trở lại mặt đất, và Blue Origin cũng không khác gì mấy.

“Thật không may, chúng tôi không thể khôi phục tên lửa đẩy bởi vì mất áp suất trong hệ thống thủy lực lúc rơi xuống’, Bezos viết. (Cú đáp thất bại đầu tiên của SpaceX cũng do một thất bại trong hệ thống thủy lực). Bezos nói rằng một hệ thống thủy lực cải tiến đã đang trong quá trình nghiên cứu, và 2 chiếc tên lửa nữa cũng đã trong quá trình sản xuất, tuy nhiên ông không nói khi nào là đợt phóng tiếp theo của Blue Origin. Đáng chú ý, không có bất kì thông tin nào được công ty công bố cho thấy tên lửa của họ sắp đi đến kết thúc giai đoạn thử nghiệm.

Con tàu thử nghiệm đầu tiên của Blue Origin là Charon, chỉ thực hiện chuyến bay thử duy nhất vào tháng 3/2005, đến một độ cao chỉ khoảng 100m. Con tàu sau đó, Goddard, bay lên được 88m vào thàng 11/2006. Bezos và công ty đã từ đó lặng thinh cho tới giờ. Không như SpaceX, vốn thích việc tung những đoạn video ngắn về mỗi vụ va chạm, Blue Origin ít khi lên báo, lựa chọn một cách kín đáo hơn (sự tồn tại của công ty không được công bố cho tới năm 2003).

Giờ đây Blue Origin đã lại trỗi dậy, có thể chúng ta sẽ được chứng kiến từ họ nhiều hơn nữa. Giữa những công ty cạnh tranh này, chúng ta sẽ tiếp tục hy vọng có nhiều đoạn video hơn nữa – mặc dù Bezos có vẻ khá kín tiếng về giá thành sản xuất.

>> CEO Jeff Bezos: Tôi đã tạo ra ‘tỷ phú đô la’ thất bại tại Amazon

Mai Phương

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM