Giải mã Lưu Diên Đông - Người đàn bà quyền lực nhất Trung Quốc

15/11/2012 14:01 PM | Nhân vật

Với hình ảnh bộ đầm màu xanh và hay đeo vòng ngọc trai, người phụ nữ 66 tuổi phụ trách về y tế, giáo dục, văn hóa và thể thao chính là nữ ủy viên duy nhất của Bộ chính trị Trung Quốc.


Hầu hết trong số 25 thành viên của Bộ chính trị Trung Quốc đều có chung 1 đặc điểm: họ có mái tóc được nhuộm đen, luôn mặc những bộ vest tối màu và có nhiều bằng cấp. Tuy nhiên, trong số đó có 1 người nổi bật và khác biệt hoàn toàn. 

Tạo nên “thương hiệu” với hình ảnh bộ đầm màu xanh và luôn đeo vòng ngọc trai, người phụ nữ 66 tuổi phụ trách về y tế, giáo dục, văn hóa và thể thao chính là nữ ủy viên duy nhất của Bộ chính trị Trung Quốc. 

Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực 10 năm mới có 1 lần sẽ diễn ra vào tháng tới và bà Lưu chính là 1 trong những ứng cử viên "nặng ký" tranh giành chiếc ghế ủy viên ban thường trực Bộ chính trị Trung Quốc. 

Tố chất thuận lợi

Với phong thái tương tự như bộ mặt đầy cảm thông khi xuất hiện trước công chúng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi chia buồn với các nạn nhân phải chịu đựng thiên tai, bà Lưu cũng cẩn thận tạo cho mình hình ảnh gần gũi với người dân.

Hồi đầu năm, bà Lưu mặc quần thể thao và chạy bộ quanh sân vận động tổ chim ở Bắc Kinh trong buổi lễ khai mạc của 1 cuộc thi chạy. “Hãy bỏ ra 1 giờ mỗi ngày để tập thể dục và bạn sẽ khỏe mạnh suốt đời”, lời nói của bà Lưu trước công chúng được tường thuật trên truyền hình quốc gia. 

Trong 1 lần khác, bà đã dùng ngôn ngữ ký hiệu để nói 2 từ “cảm ơn” và “rất tốt” khi đến thăm ngôi trường dành cho trẻ câm điếc ở tỉnh Tứ Xuyên. 

Tuy nhiên, sức mạnh lớn nhất của bà Lưu lại nằm ở các mối kết nối chính trị và khả năng hoàn thành xuất sắc các chủ trương của đảng. Theo giới phân tích, bà chính là hình ảnh thu nhỏ của phong cách không muốn gây sự chú ý và xây dựng sự đồng thuận - phong cách định hình nên bộ chính trị Trung Quốc ngày nay. 

Theo Pu Xingzu, giáo sư chuyên ngành chính trị tại đại học Fudan ở Thượng Hải, Lưu Diên Đông hiếm khi thể hiện quan điểm chính trị. Bà dường như không bao giờ giữ vị trí chủ tọa trong các cuộc tranh luận. 
 
Giữ kín tung tích và thực hiện những hoạt động ẩn chứa ít rủi ro là những kỹ năng mà bà Lưu đã thành thục. Bởi vậy, xác định rõ trường phái chính sách mà bà Lưu tuân theo được coi là điều gần như không thể. Theo giáo sư Bạc Tín Ngôn, 1 học giả nghiên cứu về chính trị Trung Quốc tại đại học quốc gia Singapore, chính trị Trung Quốc mang nặng tính chất phong trào, không cá nhân nào muốn nổi trội.  
Cũng giống như các quan chức cấp cao khác, bà Lưu là người có thân thế. Cha của bà là 1 quan chức cấp cao ở Thượng Hải và sau đó giữ chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp. Bà cũng là người thân cận với gia đình cựu chủ tịch Mao Trạch Đông. 

Trưởng thành với vị thế là con gái của 1 người thân cận với lãnh đạo, thời thơ ấu, bà Lưu được đem gửi tại ngôi trường mẫu giáo được quản lý bởi mẹ của 1 chính trị gia có nhiều triển vọng khác – Tăng Khánh Hồng. 

Bà Lưu cũng theo học ngành hóa học tại đại học Tsinghua, trường đại học hàng đầu Trung Quốc, nơi có các cựu học sinh là những 1 loạt lãnh đạo cấp cao như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hay người được cho là sẽ lên nắm quyền cao nhất trong thời gian sắp tới – Tập Cận Bình. 
Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc tại các nhà máy ở bên ngoài Bắc Kinh và bắt đầu bước vào chính trường năm 1980. 

2 năm sau, bà Lưu có bước tiến chính trị quan trọng nhất khi được bầu vào ban lãnh đạo của đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng từng là thành viên của ủy ban này.

Tương tự như Hồ Cẩm Đào, bà Lưu đã tìm kiếm được rất nhiều đồng minh trong thời gian này và tạo ra được nền tảng sức mạnh chính trị vững chắc. Giới phân tích nhận định đây là điều khá đối lập với nhóm “thế tử” – từ dùng để chỉ những chính trị gia là hậu duệ của nhiều quan chức cấp cao. Theo Cheng Li, chuyên gia về Trung Quốc tại viện Brookings, Washington, Lưu An Đông là 1 trong số rất ít các lãnh đạo có mối quan hệ với cả 2 phái. 

Những khiếm khuyết

Khả năng hòa nhập với cả 2 thế giới chính là 1 trong những thế mạnh khiến bà Lưu có khả năng giành được 1 ghế trong ủy ban thường trực bộ chính trị. Tuy nhiên, giới phân tích cũng cho rằng cơ hội của bà chưa rõ ràng. 

Bà Lưu chưa từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp tỉnh – yếu tố quan trọng nhất trong lý lịch của hầu như tất cả các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. Tuổi tác cũng là 1 yếu tố trở ngại bởi người trẻ tuổi luôn nhận được nhiều ưu ái hơn. Đồng thời, số lượng thành viên của ủy ban cũng bị giảm xuống 7 người và như vậy cánh cửa giành cho bà cũng hẹp hơn. 

Bà Lưu cũng mắc phải 1 số “lỗi” nhỏ trong sự nghiệp chính trị. Bà đã từng thu hút sự chú ý của dư luận khi cho rằng xe bus phục vụ trường học là quá đắt đỏ và Trung Quốc không thể triển khai mô hình này. Đồng thời, con gái của bà được sinh ra ở Hồng Kông chứ không phải Trung Quốc đại lục. Quyết định này khiến cộng đồng mạng cho rằng bà không yêu nước. 

Tuy nhiên, giới phân tích cũng chỉ ra rằng những năm tháng đảm nhiệm vai trò là người đứng đầu Mặt trận thống nhất – cơ quan tương tác với Hồng Kông, Ma Cao và nhiều vùng lãnh thổ khác bên ngoài Trung Quốc đại lục có thể bù đắp lại sự thiếu hụt về kinh nghiệm quản lý địa phương. 

Thu Hương
Theo TTVN/FT

tanhoa

Cùng chuyên mục
XEM