Đây là tỉ phú làm ăn thất bát nhất năm 2015

23/12/2015 15:13 PM | Nhân vật

Kể từ đầu năm nay, tài sản của tỷ phú người Mexio đã giảm 20 tỷ USD – tương đương với kích thước của nền kinh tế Honduran xuống còn 52,8 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.

Trong số những người giàu có nhất thế giới, tỷ phú Carlos Slim có lẽ là người "đen đủi" nhất. Kể từ đầu năm nay, tài sản của tỷ phú người Mexio đã giảm 20 tỷ USD – tương đương với GDP của nền kinh tế Honduran, xuống còn 52,8 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.

Trong khi đó, giá cổ phiếu của hãng viễn thông America Movil SAB do tỷ phú Slim sở hữu cũng đã chứng kiến mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Công ty này đã trải qua áp lực nặng nề trước các chính sách và quy định mới của chính phủ Mexio. Cụ thể, quốc gia này buộc America Movil SAB phải chia sẻ thị phần và chấm dứt việc thống trị thị trường điện thoại di động và cố định trong suốt hơn 1 thập kỷ qua.

Bên cạnh đó, nền kinh tế ảm đạm của Brazil – thị trường lớn thứ 2 của công ty hay số lượng những đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều tại quê nhà; Cơ hội hạn chế để mở rộng ra thị trường châu Âu cũng là nguyên nhân khiến America Movil gặp khó khăn.

Tỷ phú Slim hiện là người giàu thứ 5 thế giới – giảm từ vị trí thứ 3 vào đầu năm nay và sở hữu 57% cổ phần America Movil. Giá cổ phiếu giảm 18% trong năm nay đã khiến America Movil mất vị trí là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mexico. Đồng thời nó cũng biến tỷ phú Slim trở thành người mất nhiều tiền nhất trong số 400 người giàu nhất thế giới trong năm nay.

Theo Kevin Smithen – một chuyên gia phân tích tại Macquarie Securites USA thì: “Các nhà đầu tư không còn thích thú với ý tưởng tập trung tạo ra lợi nhuận tại thị trường Mexico. Thay vào đó cần có những chiến lược mở rộng đáng tin cậy hơn vào khu vực châu Âu hay những biện pháp phục hồi tại thị trường Brazil”.

Phía American Movil từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Công ty viễn thông của tỷ phú Slim phụ thuộc chủ yếu vào 3 thị trường gồm Brazil, Áo và Mỹ để mở rộng sau khi thị trường Mexio – nơi kiểm soát khoảng 70% thị phần mảng điện thoại di động và 62% điện thoại cố định bị suy yếu.

Trong năm nay, AT&T cũng đã thực hiện thương vụ mua lại 2 doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh tại Mexico gồm Nextel Mexico của NII Holdings và Grupo Iusacell SA. Việc này đã gây ra áp lực về giá khiến trận chiến tranh dành người dùng tại thị trường quê nhà ngày càng trở nên khốc liệt.

Biên lợi nhuận của America Movil đã giảm 40,3% trong quý vừa qua từ mức 44,8% hồi đầu năm nay và được dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong năm tới.

Dù đã quyết định cho thuê không 11.000 cột sóng không dây để giảm gánh nặng nợ nhưng đây chỉ được xem là con số quá nhỏ so với kích thước của công ty .

“Sự thay đổi về luật viễn thông tại Mexico đã thu hút những người chơi mới và hiện tại AT&T đang đầu tư mạnh vào thị trường di động ở quốc gia này. Nhìn chung, cạnh tranh sẽ càng trở nên khốc liệt hơn trong những năm tới”, Daniel Federle – chuyên gia phân tích tại Credit Suisse nói.

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM