Dấu ấn Mario Draghi

13/03/2016 09:41 AM | Nhân vật

Với những động thái mới nhất gồm hạ lãi suất và mở rộng cho vay, ECB đang kéo dài những chính sách vốn được đưa ra để giải quyết khủng hoảng nay lại bị kéo dài thêm cả chục năm nữa.

Sau cuộc họp hôm 10/3 vừa qua, NHTW châu Âu (ECB) đã thông báo tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi qua đêm xuống mức -0,4% nhằm kích thích kinh tế. Điểm đáng chú ý của thông báo lần này là một thông điệp được vị Chủ tịch Mario Draghi truyền đi một cách rõ ràng: dù chính sách kích thích kinh tế của ông có hiệu quả hay không, đây là con đường duy nhất mà ông lựa chọn.

Có nhiều khả năng chính sách giữ lãi suất ở mức siêu thấp sẽ được kéo dài ít nhất cho đến khi vị chủ tịch người Italia nghỉ hưu. Biện pháp mới của ECB đã góp phần kéo dài những chính sách vốn để giải quyết khủng hoảng nay lại bị kéo dài thêm cả chục năm nữa.

Người ta vẫn đang tranh luận về việc chính sách tiền tệ có còn thực sự hiệu quả hay lại làm nảy sinh cuộc khủng hoảng tiếp theo. Trong khi đó, ECB vẫn quyết giữ nguyên cách can thiệp của một ngân hàng trung ương để thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát. Lý do mà Draghi bám vào là chính sách tài khóa mà EU đang áp dụng không cản trở sự phục hồi của nền kinh tế.

Ông Carsten Brzeski, nhà kinh tế trưởng của ING Diba – Frankfurt (Đức) cho rằng, thật khó để tưởng tượng những gì có thể xảy ra nếu khu vực đồng tiền chung châu Âu không có ECB quản lý nhưng rõ ràng là họ cứ làm đi làm lại một việc. Người sau thường sử dụng các chính sách ngược lại so với người tiền nhiệm. Ông Trichet làm tăng lãi suất thì ông Draghi giảm lãi suất.

Sau cuộc họp của ECB, 3 loại lãi suất chủ chốt đều giảm. Lãi suất tiền gửi sẽ là âm 0,4%. Châu Âu sẽ có thêm 20 tỷ EUR (khoảng 22 tỷ USD) được bơm vào nền kinh tế bằng cách mua trái phiếu các tập đoàn. Điểm mới là sẽ có một chương trình cho vay kéo dài 4 năm cho đến năm 2021, cho phép ECB trả tiền các ngân hàng nếu các ngân hàng này lấy tiền từ ECB để cho vay.

Chính sách của ông Draghi nhận được nhiều lời cảnh báo từ những người bảo thủ với chính sách tiền tệ. Ngân hàng Bundesbank của Đức nhận được nhiều cuộc gọi từ 20 nước thành viên EU, yêu cầu sử dụng các chính sách tái cơ cấu, tăng đầu tư chính phủ hơn là sử dụng chính sách tiền tệ.

Mỗi lần được hỏi về chính sách tài khóa, ông Draghi lại ậm ừ. Điều này càng làm gia tăng khoảng cách giữa các nước thắt chặt chi tiêu như Tây Ban Nha , Pháp và Italia và các nước chịu chi hơn như Đức chẳng hạn.

Kinh tế cũng có phát triển hay hồi phục hay không phụ thuộc vào chính sách tiền tệ. Do vậy, ECB phải đảm bảo điều kiện tài chính và tiền tệ cho đến khi tình hình chính trị ở châu Âu thực sự thay đổi.

Theo Mộc Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM