Cựu CEO John Sculley tiết lộ điều quan trọng nhất học hỏi được từ Steve Jobs

13/01/2016 11:12 AM | Nhân vật

Những ý tưởng lớn của tương lai luôn có sẵn cho bất cứ ai sẵn sàng để kết nối những dấu chấm và phóng to chúng được như Steve Jobs.

"Anh sẽ bán nước ngọt cho bọn trẻ trong suốt quãng đời còn lại hay anh muốn có một cơ hội để thay đổi thế giới?”

Đó là câu hỏi nổi tiếng người đồng sáng lập Apple Steve Jobs sử dụng để thuyết phục John Sculley, cựu chủ tịch của Pepsi, để trở thành giám đốc điều hành của Apple vào năm 1983.

Trong khi mối quan hệ giữa Sculley và Jobs rơi vào bế tắc năm 1985 và không bao giờ nói chuyện với nhau nữa, Sculley vẫn để cao Steve Jobs và cũng như nhắc đến ông trong cuốn sách mới của mình có tên "Moonshot!".

Sculley cũng thừa nhận điều quan trọng nhất mà ông học được từ nhà sáng lập thiên tài của Appple chính là “phóng đại”- quá trình Jobs thực hành hàng ngày trong khuôn viên của Apple hoặc Đại học Stanford.

"Khi Steve sẽ nói, 'John chúng ta hãy đi dạo một lát nhé", tôi biết ông ấy đang suy nghĩ theo cách của mình về một ý tưởng mới hay ông đã cố gắng để giải nén sự phức tạp của những ý tưởng đang trong một số giai đoạn phát triển", Sculley viết.

Đầu tiên, Jobs sẽ "thu nhỏ" để có được cái nhìn tổng quan về sự khác nhau của các công ty là gì và những lĩnh vực khác nhau đã hoặc không làm được và sau đó sẽ "kết nối các dấu chấm" - cách thường dẫn ông đến những ý tưởng lớn như Mac.

Tiếp theo, ông sẽ "phóng to" để tìm ra cách đơn giản hóa các ý tưởng và làm cho chúng hấp dẫn hơn với công chúng, Sculley giải thích cho Business Insider.

Sculley nhớ lại một ý tưởng đặc biệt đến với Jobs sau khi ông đến thăm PARC Xerox (Trung tâm nghiên cứu Palo Alto), nơi ông được quan sát chiếc máy tính đồ họa trị giá 25.000 USD và nảy ra ý tưởng: Apple sẽ xây dựng một sản phẩm tốt hơn, dễ sử dụng hơn và sẽ được bán với giá chỉ 2.500 USD.

"Khi Steve Jobs trở lại Apple, ông hoàn toàn bị phấn khích, lâng lâng bởi vì Jobs đã nhìn thấy tương lai," Sculley viết trong cuốn sách của mình.

Khả năng trong việc thu nhỏ sự việc (trong trường hợp này là nhìn ra tiềm năng từ nguyên mẫu chiếc máy của PARC), và sau đó phóng to (ở đây là để tìm ra cách để làm cho nó thân thiện hơn với người dùng), là một phần trong những thứ khiến Jobs và Apple trở nên rất thành công, Sculley nói.

Ông gọi Jobs là một "thiên tài" và "Giám đốc điều hành thành công nhất trên thế giới" - và cho rằng những ý tưởng lớn (như iPod, iPhone, Mac) của tương lai luôn có sẵn cho bất cứ ai sẵn sàng để kết nối những dấu chấm và phóng to chúng được như Steve Jobs.

"Tương lai thuộc về những người nhìn thấy các khả năng trước khi chúng trở nên rõ ràng", ông viết.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM