Nhà văn Nhật Haruki: Tâm an là chìa khóa, vận động là chất xúc tác để trẻ lâu, sống thọ

20/09/2019 16:46 PM | Sống

Chúng ta đang già đi nhanh chóng mỗi ngày, dù muốn hay không. Đây là những bí quyết giúp bạn giữ lại tuổi thanh xuân và trẻ trung dài lâu theo thời gian. Nên áp dụng sớm.

Làm gì để luôn vui tươi, trẻ lâu?

Chúng ta thường nghe đến một câu nói nổi tiếng "Cơ thể già nhưng trái tim không già" để ca ngợi về một lối sống tích cực mà những người khỏe mạnh sống thọ đang duy trì.

Đa số những người sống thọ khỏe mạnh đều có một đặc điểm chung là họ rất lạc quan, vui vẻ. Tâm trạng càng trẻ trung thì sắc vóc càng trẻ theo, khuôn mặt sẽ ánh lên sự tươi tắn, rạng rỡ.

Mới đây, một nghiên cứu của các nhà chuyên gia sức khỏe tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã phát hiện ra rằng, những người có tâm trạng tươi vui thì trẻ hơn và lão hóa não chậm hơn so với những người khác.

Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể có một tâm trạng an nhiên, tinh thần tốt? Đây là những lời khuyên từ các nhân vật nổi tiếng giúp bạn sớm nhận ra tầm quan trọng của tinh thần lạc quan và tâm trạng tốt đối với sức khỏe.

Nhà văn Nhật Haruki: Tâm an là chìa khóa, vận động là chất xúc tác để trẻ lâu, sống thọ - Ảnh 1.

Tâm trạng càng vui vẻ thì tuổi già càng chậm đến

Bác sĩ Vương Nhất Ngưu - thành viên của Ủy ban Tâm lý Lão khoa thuộc Học viện Lão khoa Trung Quốc cho rằng, một trí tuệ trẻ là vũ khí kỳ diệu để duy trì trạng thái tinh thần tốt nhất và có tâm lý khỏe mạnh.

Một người có tư duy trẻ tương đương với một quan điểm lành mạnh về lối sống, giá trị quan và nhân sinh quan đủ tốt để có thể đối mặt với thành công và thất bại một cách chuẩn mực, dựa trên địa vị và sự giàu có, quá khứ và tương lai, từ đó có thể sống lạc quan và tự tin.

Ngược lại, những người có tâm trí cũ kỹ, lạc hậu, thường dễ bị rơi vào trạng thái bi quan tiêu cực, cảm giác lo âu mất mát và trầm cảm, giống như chất độc của tâm hồn, gây ra thiệt hại cho cơ thể và tâm trí.

Nhà văn Nhật Bản nổi tiếng Murakami Haruki - hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mĩ danh "nhà văn được yêu thích", "nhà văn best-seller", "nhà văn của giới trẻ" nói: "Mọi người không phải từ từ già đi mà là một chớp mắt đã già đi. 

Già đi, không phải xuất phát từ một nếp nhăn, một sợi tóc bạc, mà từ thời khắc bạn có cảm giác buông xuôi, từ bỏ. Chỉ những người không từ bỏ chính mình mới có thể sống một cuộc sống trường kỳ với thời gian mà không sợ già nua hay ốm yếu".

Bác sĩ Vương Nhất Ngưu cũng chia sẻ rằng, sự trẻ trung không phải là một trạng thái, mà là một tâm thái. Những người già có một tâm trạng trẻ trung, không chỉ luôn luôn có được tâm lý tốt, những mối quan hệ giữa các cá nhân tốt, thể lực khỏe mạnh mà còn có chất lượng sống rất cao.

Vậy, làm sao để có thể có được một trạng thái tâm lý tốt? Hãy nhanh sưu tầm và áp dụng 7 bí quyết sau đây.

Nhà văn Nhật Haruki: Tâm an là chìa khóa, vận động là chất xúc tác để trẻ lâu, sống thọ - Ảnh 2.

Tâm trí an lạc là "chìa khóa", vận động thể lực là "chất xúc tác" để sống thọ khỏe mạnh

1. Kiên trì với phương châm hay đọc và ham học hỏi

Đọc sách có thể khiến mọi người cảm thấy thoải mái, cởi mở và không lo lắng, tâm trạng yên tĩnh và hiểu biết sâu rộng. Kiên trì với quan điểm sống tới đâu học hỏi tới đó thì mọi thứ xảy ra với cuộc sống hàng ngày bạn đều có thể hiểu và tự giải quyết được một cách dễ dàng.

2. Giữ sự hiếu kỳ, tò mò với những việc liên quan

Nếu bạn cảm thấy bất an lo lắng, là khi bạn chưa hiểu được những điều đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Khi niếm trải những hương vị mới, những hiểu biết mới với những gì xảy ra xung quanh, bạn sẽ cảm thấy mọi việc trở nên đơn giản hơn.

Có sở thích tìm kiếm, khám phá và tò mò với những điều đơn giản xảy ra xung quanh mình, đời sống của bạn sẽ trở nên phong phú hơn, từ đó tâm trạng của bạn cũng sẽ tốt hơn.

3. Duy trì cuộc sống trong một bầu không khí cân bằng

Có thể bạn nghĩ rằng điều này không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng việc trồng một vài cây xanh, chaayuj hoa nhỏ hay làm những việc thủ công sáng tạo đơn giản hàng ngày cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thông thường, khi bạn làm những việc nhỏ, chăm sóc cây và ngắm hoa, thể hiện sự khéo léo trong sáng tạo những món đồ dùng đơn giản sẽ khiến cho tâm trạng của bạn được cải thiện rất nhiều.

Ngay cả khi đã nghỉ hưu, bạn cũng nên tích cực tham gia vào các hoạt động khác nhau như ca hát, chụp ảnh, vẽ tranh, nhảy múa hoặc các hoạt động cộng đồng.

Nhà văn Nhật Haruki: Tâm an là chìa khóa, vận động là chất xúc tác để trẻ lâu, sống thọ - Ảnh 3.

4. Có thái độ sống nhân ái, thường xuyên giúp đỡ người khác

Hầu hết những người trẻ trung và khỏe mạnh sống lâu đều có lối sống lương thiện, tốt bụng, sống vì người khác với lòng từ bi và yêu thương.

Thường xuyên giúp đỡ người khác có thể giúp bạn cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc, từ đó giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt. Bạn có thể đã nghe đến câu nói nổi tiếng, tặng hoa hồng cho người, hương thơm đọng lại trên tay bạn.

Đó là lý do chúng ta nên tham gia thêm các hoạt động cộng đồng, từ thiện, giúp đỡ người khác. Khi làm những việc tốt, trao tặng tình yêu thương và lòng từ bi cho người khác, bạn sẽ trở nên "đẳng cấp" hơn, tươi trẻ hơn và giàu cảm xúc hơn.

5. Thường xuyên vận động, tập thể dục

Tham gia đúng cách và đều đặn vào các hoạt động thể dục thể thao, bạn chắc chắn sẽ có được sức khỏe và sự trẻ trung so với tuổi của mình.

Khi cơ thể vận động, các ngón tay vận động, trí não được rèn luyện, ví dụ làm một số trò chơi giải câu đố, chơi cờ để trì hoãn sự lão hóa não.

Nhà văn Nhật Haruki: Tâm an là chìa khóa, vận động là chất xúc tác để trẻ lâu, sống thọ - Ảnh 4.

6. Chú trọng chăm sóc ngoại hình hàng ngày

Nhiều người nghĩ rằng già rồi thì không cần phải chú ý đến diện mạo và ngoại hình của mình nữa, nhưng đây chính là lý do khiến bạn trở nên già đi cả tinh thần lẫn sắc vóc.

Chăm sóc cho ngoại hình không phải là "đặc quyền" của người trẻ tuổi. Khi bạn lớn tuổi hơn, bạn vẫn nên tiếp tục chăm sóc bản thân mình.

Dù ở nhà hay đi ra ngoài, bạn đều nên chú ý đến quần áo tươm tất, phù hợp, ăn mặc đẹp có thể giúp bạn cải thiện tinh thần, thỏa mãn với bản thân, bạn sẽ tràn đầy năng lượng và làm cho trái tim luôn hạnh phúc.

7. Duy trì thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Hãy nhớ giữ một lịch trình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thực hiện thường xuyên. Người trung niên và người cao tuổi cần duy trì giấc ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày, dành thời gian nghe những bài hát hay, có thể điều chỉnh chức năng của hệ thần kinh trung ương, khiến tâm trạng vui vẻ.

Trên đây là 7 giải pháp giúp bạn có tâm trạng vui tươi, sức khỏe tốt, tinh thần phấn chấn và lối sống tràn đầy năng lượng. Hãy áp dụng càng sớm càng tốt.

*Nguồn: Health/People

Theo Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM