Nhà thơ Nguyễn Phong Việt: Yêu đã đủ để hiểu cuối cùng cũng chỉ còn có gia đình là điều quý giá nhất!

25/12/2016 09:02 AM | Sống

Là nhà thơ nổi tiếng với những câu thơ lãng mạn nhưng khi có dịp cùng ngồi xuống chia sẻ về những quan điểm trong tình yêu hay những cuộc tranh cãi gần đây, nhà thơ Nguyễn Phong Việt lại khiến người khác bất ngờ với cái nhìn trực diện, thẳng thắn của mình.

Có một sự thật đáng buồn rằng ở Việt Nam – thơ không phải là một thể loại văn học hấp dẫn trong mắt người đọc. Thậm chí nhiều người còn đùa rằng những tập thơ trong các nhà sách được giấu kĩ chẳng kém một loại kho báu nào đấy. Nói người trẻ kể tên ra một tập thơ bất kì đã khó, bảo họ kể tên một nhà thơ đương đại thì lại càng bất khả thi. Ấy vậy mà trong suốt hơn 5 năm qua, nhà thơ Nguyễn Phong Việt vẫn là một cái tên làm mưa làm gió trên thị trường văn học Việt Nam. Những tập thơ của anh như "Đi qua thương nhớ", "Từ yêu đến thương", "Sinh ra để cô đơn", "Sống một cuộc đời bình thường" trở thành hiện tượng xuất bản với số lượng in khổng lồ. Thơ của anh xuất hiện ở rất nhiều nơi và trở thành những câu nói cửa miệng, những dòng status quen thuộc của người trẻ Việt.

Là một trong những khách mời đặc biệt của chuỗi sự kiện WeTalk, nhà thơ Nguyễn Phong Việt đã tạo được thiện cảm với khán giả có mặt hôm đó nhờ vào suy nghĩ sâu sắc, đa chiều cùng những câu chuyện, trải nghiệm đặc biệt của bản thân. Chúng tôi đã có ngay một buổi trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Phong Việt để được được nghe anh chia sẻ nhiều hơn về tình yêu, cuộc sống và những góc nhìn khác về cuộc sống.

"Hãy thay đổi những gì có thể thay đổi, chấp nhận những gì không thể thay đổi và từ bỏ những gì không thể chấp nhận."

Trong bui trò chuyn ti WeTalk va qua, anh đã nói rng thường thì trước tui 25 cách yêu ca chúng ta s rt bng bt, đôi khi thích mt người ch vì mt nét d thương hay tài l nào đó. Vi anh thì đây có phi là mt điu tt không?

Để trả lời thành thật thì anh nghĩ là không. Nhưng cái lớn nhất trong những năm tháng tuổi trẻ của chúng ta là sự cố chấp. Tuy nhiên hãy để những cố chấp đó chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và vừa phải thôi. Đừng dành trọn trái tim, tâm hồn, tình cảm của mình cho một thứ gì đó để rồi đến một ngày nhìn lại phải cảm thấy hối tiếc.

Nhiu người yêu đơn phương, yêu sai người hoc thm chí chp nhn mt tình yêu đy tn thương mà không dám kết thúc vì nghĩ rng ri mi chuyn s tt hơn, ri người kia s thay đi. Theo anh nghĩ thì làm sao đ nhn biết đâu là thi đim thích hp đ kết thúc mt mối tình?

Nếu điều đó còn vui thì bạn cứ nên làm. Nên nhớ rằng nếu một người đang vui, đang hạnh phúc mà bạn đến khuyên bảo người ta nên rời xa nguồn vui đó thì chắc chắn họ sẽ rất hụt hẫng. Ở thời điểm hiện tại đó chính là sợi dây níu họ lại với cuộc sống này.

Nhưng đừng quên chúng ta còn gia đình, bạn bè, sự nghiệp và cả một cuộc đời phía trước. Những người có hiểu biết sẽ biến nguồn sống, niềm vui của họ trở nên đa dạng và không chỉ gói gọn trong một thứ, một người. Việc dồn hết thời gian, công sức, tình cảm vào đúng một thứ không khác gì bạn đang đánh cược với cuộc đời, mà tỉ lệ thua gần như là chắc chắn.

Nguyễn Phong Việt của 10 năm trước và ở thời điểm hiện tại có gì khác nhau ở cách yêu?

10 năm trước có thể anh dễ dàng yêu một người chỉ vì một tài lẻ hay một nét dễ thương nào đó. Còn bây giờ tình yêu trong anh đi kèm với cả trách nhiệm và sự bao dung. Bây giờ anh không còn yêu bằng sự cố chấp hay ngang tàng nữa mà yêu bằng thái độ của một người hiểu về cuộc đời, của một người đã trải qua đủ những biến cố và biết được điều quý giá nhất còn lại là gì. Đến cuối cùng cũng chỉ có gia đình là bên cạnh mình. Bạn thân, tri kỉ - tất cả chỉ đều là những mối quan hệ khoảnh khắc.

Anh nghĩ gì về việc yêu đúng người nhưng sai thời điểm? Liệu mình có nên bất chấp tất cả để đến với người đấy không?

Để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này không hề đơn giản. Anh chỉ nghĩ, đúng người sai thời điểm hay ngược lại không phải là vấn đề, vấn đề là khi lựa chọn bạn có hiểu hết kết quả của lựa chọn ấy hay không. Và một khi chọn thì phải chấp nhận cái giá phải trả. Nên suy cho cùng, để có được hạnh phúc thì đừng nghĩ rằng chỉ cần hiện tại ổn là ổn, cái tương lai của 5-10 năm sau đó hoặc lâu dài hơn mới chính là cái mà bạn phải nghĩ tới.

Thời gian gần đây trên mạng có xuất hiện câu chuyện về một đôi bạn trẻ bất chấp tất cả, thậm chí là làm trái lời gia đình để đến với nhau? Anh nghĩ sao về vấn đề này? Với những trường hợp như vậy, anh nghĩ đâu là cách giải quyết phù hợp nhất?

Con người thường yêu bằng trái tim chứ không bằng lý trí, đó là điều hiển nhiên. Và trái tim thì để cảm xúc chi phối gần như tất cả. Anh nghĩ không phải lúc nào "bất chấp" cũng là sai. Nhưng nếu bạn muốn bất chấp thì bạn phải có nhiều thứ nữa chứ không chỉ "tình yêu" là đủ. Công việc, sự nghiệp, kế hoạch cho gia đình, trách nhiệm, sự bao dung… là những thứ cần phải gắn chặt với tình yêu ấy thì may ra sự "bất chấp" kia mới có kết quả khả thi. Cách giải quyết tốt nhất trong những trường hợp này có lẽ là nên để họ làm điều đó theo cách mà họ mong muốn, nhưng hãy chừa cho họ một con đường để quay về. Người trẻ thì thường bồng bột và cố chấp. Đôi khi để họ sai và tự nhận ra lỗi lầm là cách tốt nhất để họ trưởng thành. Nếu đã thật sự là gia đình thì hãy nghĩ xa hơn một chút…

Khoảng cách tuổi tác trong tình yêu có thực sự là vấn đề không? Anh nghĩ sao nếu một cô gái 27 tuổi yêu một người đàn ông 72 tuổi?

Anh cho rằng tuổi tác không phải là vấn đề trong tình yêu. Khoảng cách về nhận thức và góc nhìn của những người đang yêu nhưng thuộc về hai thế hệ khác nhau mới là điều quan trọng. Vì ở mỗi độ tuổi, con người ta sẽ có một hệ giá trị sống và yêu thương rất khác nhau. Nếu không giải quyết được sự xung đột hệ giá trị này thì dù cho bằng tuổi nhau hay chênh nhau vài tuổi thì kết quả của việc yêu nhau thường cũng sẽ rất khó thành.

"Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta chẳng thể nào có được sự trọn vẹn cả tình yêu lẫn sự nghiệp. Nhưng khi chúng ta đã có một trong hai, thì cái còn lại cũng đã biến mất từ lúc nào." Anh nghĩ sao về câu nói/ quan điểm này?

Có ai đó đã từng nói cuộc đời con người ta thay đổi đôi khi chỉ phụ thuộc vào 1 cái lắc đầu hay một cái gật đầu khi chúng ta còn trẻ. Điều quan trọng trong cuộc sống này là chúng ta biết mình là ai, chúng ta có thể làm được điều gì và nên giữ gìn những điều gì để cuộc sống chúng ta thật sự có ý nghĩa. Tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể có thể có cả sự nghiệp và gia đình, dù có thể không có tuyệt đối nhưng chúng ta có thể có cả hai nếu biết cách dung hoà bản thân trong những tham vọng và những điều mà chúng ta đang thật sự có trong tay.

Làm bạn với người yêu cũ - theo anh nên hay không?

Anh nghĩ đây là một câu hỏi mở và đáp án sẽ phụ thuộc vào tính cách và bối cảnh sống của mỗi người. Nếu có thể cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng khi làm bạn với người yêu cũ thì tội gì lại vụt mất một mối quan hệ như vậy. Còn nếu như gặp người đó chỉ mang đến cho bạn những phiền muộn, những nỗi buồn thì tốt nhất đừng nên. Hãy làm những điều có thể đem lại cảm giác bình yên cho tâm trí của bạn.

Có nhất thiết phải rõ ràng nói là "anh yêu em" hay "em yêu anh" không, hay chỉ cần ở bên nhau, quan tâm nhau là đủ?

Không phải cứ nói những lời dịu dàng, dễ thương là người người tình cảm. Và chưa chắc một người ít nói, lầm lì lại là một người vô cảm. Quan trọng nhất vẫn là nói phải đi đôi với làm. Lời hay ý đẹp thì ai cũng nói được, nhưng không phải ai cũng có thể làm như những gì mình nói.

Liệu trên đời này có thật sự có một người hoàn hảo kiểu như sinh ra chỉ để dành riêng cho mình?

Không, anh nghĩ rằng trên đời này không có ai hoàn hảo dành riêng cho ai mà là chúng ta có học cách chấp nhận bản ngã của đối phương hay không mà thôi. Rồi sẽ đến một ngày bạn nhận ra thứ lớn nhất mà một người có thể dành cho bạn không chỉ là những yêu thương mà còn là sự chấp nhận. Chấp nhận những điều đáng ghét, những tật xấu và cả những góc khuất của bạn.

Nhiều người cho rằng "yêu là phải chấp nhận hi sinh, khổ đau". Nhưng cũng có người lại bảo "tình yêu thật sự không phải đau thương". Vậy theo anh nghĩ vị trí của những nỗi khổ đau trong tình yêu là gì, nó có thật sự cần thiết?

Tổn thương như một thử thách trong tình yêu. Nếu vượt qua được tổn thương thì chúng ta sẽ thấu hiểu nhau, mối quan hệ sẽ trở nên gắn kết hơn và cả hai phía sẽ cùng nhau cố gắng giữ gìn, vun vén hạnh phúc chung. Bằng cách nào đó tổn thương sẽ giúp ta thấu suốt hơn tình yêu của đối phương - điều mà khi hạnh phúc ta thường quên mất.

Anh có lời nào muốn nhắn nhủ đến những trái tim đang tan nát vì tình yêu hay không?

Hãy thay đổi những gì có thể thay đổi, chấp nhận những gì không thể thay đổi, và từ bỏ những gì không thể chấp nhận. Nên nhớ rằng nếu một người không lựa chọn bạn thì có nghĩa rằng bạn thuộc về một lựa chọn khác.

Đng quá kht khe vi nhng tác gi tr!

Là mt người trc tiếp tham gia vào vic đnh hình văn hóa đc ca gii tr, anh nghĩ sao khi hin nay có khá nhiu người lên án dòng văn hc tn văn ca nhiu cây bút tr?

Suy cho cùng mỗi cuốn sách đều là một sản phẩm giải trí. Nó cũng chỉ giống như một bộ phim thôi, nếu như phim có phim nghệ thuật, phim thị trường thì sách cũng vậy. Anh không hiểu sao mọi người lại hay tỏ ra khó khăn với những tác giả trẻ. Đừng đòi hỏi người trẻ phải viết về những thứ thật lớn lao. Hãy cho họ cơ hội để có thể viết những gì mà họ cảm thấy thân thuộc nhất. Rồi theo thời gian, nếu như họ vẫn còn yêu thích công việc đó thì những trải nghiệm, những năm tháng tiếp theo của cuộc đời sẽ giúp cho trang viết của họ trở nên trưởng thành hơn, sâu sắc hơn.

Nhiều người khắt khe cho rằng người trẻ hiện nay chỉ luẩn quẩn với cô đơn, nỗi buồn. Sở dĩ những tác giả trẻ viết ra những thứ như vậy rất có thể là vì họ nhìn thấy quá nhiều nỗi niềm của thế giới xung quanh, hoặc ngay cả bản thân họ cũng thấy cô đơn. Họ chỉ đang viết ra những gì mà họ đang hít thở hằng ngày. Theo anh nghĩ điều quan trọng nhất mà mọi người nên dành cho những người viết trẻ như Anh Khang, Hamlet Trương, Iris Cao… đó là hãy cho họ niềm tin.

Văn hóa đc ca gii tr Vit hin nay không ch hình thành t người viết mà còn có mt phn tác đng ln đến t người đc. Có cu thì mi có cung. Anh nghĩ gì v mt b phn gii tr hin nay có cái nhìn tiêu cc, u bun v cuc đi, tình yêu?

Chúng ta phải thấy một điều rất rõ rằng cuộc sống của những người trẻ đang sống ở các đô thị lớn hiện đang diễn ra rất nhanh. Cuộc sống của các bạn tựa như một dòng chảy liên hồi, không có giây phút nào dừng lại và khối lượng thông tin thì khổng lồ. Đa phần người trẻ thì lại ít vốn sống, ít trải nghiệm và họ lại đang ở trong một tâm thế hoang mang, phân vân vì có quá nhiều lựa chọn. Chính những điều này đã vô tình tạo nên cảm giác cô đơn và để lại cái nhìn tiêu cực với nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó kĩ năng giao tiếp của các bạn trẻ Việt Nam cũng rất kém, các bạn có thể thoải mái thể hiện bản thân trên mạng xã hội nhưng đến lúc bước ra đám đông thì lại lúng túng và toàn thu mình vào một góc.

Câu hỏi được đặt ra là: Với bối cảnh này, cuộc sống này có thật sự cho người trẻ được phép cái nhìn lạc quan về mọi thứ hay không? Anh cho rằng tính cách của con người có một phần rất lớn phụ thuộc vào môi trường. Xã hội mà chúng ta đang sống có quá nhiều giá trị bị đảo lộn so với thế hệ trước. Nếu như đến một lúc nào đó những giá trị trong cuộc sống được định hình lại, nó tốt đẹp hơn thì anh tin rằng cái nhìn của giới trẻ sẽ thay đổi. Hãy cho họ thời gian để nhìn ngắm, để thu nhặt, để gom góp mọi thứ rồi sau đó mới chọn lọc và gìn giữ những gì tốt đẹp nhất.

Anh có nghĩ rng mng xã hi là mt bi kch ca gii tr?

Anh thường nói vui rằng thế giới này là thế giới phẳng và không có biên giới. "Biên giới" duy nhất đó là chúng ta có chịu mở lòng ra hay không mà thôi. Nhưng mọi người phải hiểu một điều rằng khi mà bạn mở lòng ra cũng giống như việc bạn mở cửa ngôi nhà của mình. Sẽ có những ngày có gió mát, sẽ có những ngày bụi mù mịt, sẽ có những ngày nắng chói chang, sẽ có những ngày mưa làm ướt hết nhà của bạn. Khi bạn mở lòng ra cũng vậy, bạn phải chấp nhận rằng sẽ có cả những điều tốt và điều xấu tác động vào bạn. Mỗi người trẻ sử dụng mạng xã hội đều cần trang bị cho mình một bản lĩnh để cho dù họ có ở môi trường xấu đi chăng nữa thì họ vẫn biết cách giữ mình.

Còn v dòng văn hc ngôn tình thì sao?

Ngôn tình cũng như một trong rất nhiều món ăn mà ta vẫn ăn thường ngày. Đừng biến nó thành món ăn từ ngày này qua ngày khác. Việc tiếp nhận quá nhiều những câu chuyện như vậy sẽ vô hình tạo cho bạn tâm lí so sánh và khiến chúng ta cảm thấy thua kém, cảm thấy bất hạnh, cảm thấy mình chỉ là một người đứng bên lề của cuộc đời này. Hãy thực tế một cách lạc quan. Nếu giơ tay với lấy một con diều ở trên cao mà chân còn lửng lơ thì cuộc đời của bạn cũng chỉ mãi lơ lửng như vậy thôi.

Ngoài những câu chuyện của bản thân thì anh có vay mượn cảm hứng từ những nguồn nào khác không?

Khi viết tập thơ "Đi qua thương nhớ" anh sử dụng chính những câu chuyện của mình và mất đúng 5 năm để hoàn thành. Dấu ấn cá nhân của Nguyễn Phong Việt ở tác phẩm này rất lớn và đến thời điểm này, dù vẫn đang viết, vẫn đang sáng tác nhưng anh có thể khẳng định rằng "Đi qua thương nhớ" chính là tác phẩm để đời của Nguyễn Phong Việt vì đó chính là kết tinh những năm tháng tuổi trẻ của mình. Anh đã trút vào đó tất cả những nỗi niềm, những tâm tư, những dằn vặt, những cảm xúc mà bản thân từng trải qua.

Còn những cuốn sách về sau có rất nhiều sáng tác được anh lấy cảm hứng từ những câu chuyện xung quanh mình, từ bạn bè, từ những gì anh đọc trên báo hàng ngày hay chỉ đơn giản là nghe một bài hát, xem một bộ phim và cảm thấy đồng cảm nên biến những cảm xúc đó thành từ ngữ qua lăng kính của mình. Và anh nghĩ điều đó là điều bình thường vì công việc của một người sáng tác không chỉ là kể câu chuyện của riêng mình mà còn phải biết thu nhặt những chất liệu từ cuộc sống. Miễn sao người viết không đánh mất dấu ấn của mình trên từng trang sách là được. Đó cũng là cách để anh cũng như những tác giả khác có thể đi đường dài trên con đường này.Cám ơn anh rất nhiều về buổi trò chuyện này!

Đã có khi nào anh "làm giả" cảm xúc của mình không. Kiểu như dù không buồn như vậy nhưng cố viết ra những dòng chữ tâm trạng để nhận được sự đồng cảm?

Có, anh đã từng! Đôi khi không có việc gì làm nên mình thử ngồi xuống và "gò nắn" cảm xúc xem sao. Tuy nhiên đến khi đọc lại thì anh mới nhận ra nó hoàn toàn vô hồn và không có cảm xúc. Đến người viết còn không ngấm nổi thì làm sao người đọc có thể cảm thụ. Đến bây giờ anh đã phát hành cuốn sách thứ 5 rồi, không còn là người viết nghiệp dư nữa nhưng cảm xúc và cảm hứng khi viết vẫn là điểm yếu lớn nhất của anh. Đó là lí do vì sao Nguyễn Phong Việt mỗi năm chỉ ra một cuốn sách.

Điều mà anh sợ nhất khi sáng tác là gì?

Đó là độc giả bỏ tiền ra mua sách của Nguyễn Phong Việt rồi sau đó lại có cảm giác hối hận.

Cảm ơn anh rất nhiều về buổi trò chuyện này!

Theo NHẬT CHUNG, THÙY DUNG, HỮU DƯƠNG, THU TRANG

Cùng chuyên mục
XEM