Nguyên nhân thất bại của mọi startup mà hiếm người thừa nhận: Do bạn chưa đủ giỏi, chỉ vậy thôi!

04/06/2018 14:55 PM | Kinh doanh

Nguyên nhân thất bại thì có hàng nghìn nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nguyên nhân gốc rễ nhất, là chính bạn.

Nguyên nhân gốc rễ của mọi thất bại

Trong kinh doanh, tốc độ phát triển của doanh nhân quyết định tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nhân quyết định "giới hạn trần" cho cả dự án kinh doanh của mình. Nên cách chắc ăn nhất để thành công trong kinh doanh, đó là bạn cần phải giỏi lên, chỉ vậy thôi.

"Nguyên nhân thất bại thì có hàng nghìn nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nguyên nhân gốc rễ nhất, là chính bạn. Là do bạn đã không đủ giỏi, chỉ vậy thôi", doanh nhân trẻ Tạ Minh Tuấn viết trong cuốn tự truyện chia sẻ về khởi nghiệp của mình. Bản thân anh bắt đầu khởi nghiệp từ năm 19 tuổi, từng được Forbes Việt Nam bình chọn vào danh sách 30 Under 30.

Tạ Minh Tuấn cho biết anh cũng từng gặp câu chuyện này. Doanh nghiệp đầu tiên sau khi tăng trưởng và có nhiều khách hàng hơn, nó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của anh. Và Tạ Minh Tuấn không còn có thể phụng sự nó tốt nhất ở vai trò đồng điều hành. Anh đã bị "giáng chức" và được nhận một chức vụ nghe có vẻ quan trọng, song thật ra chỉ để cho có, đó là Organization Development Director (Trưởng Bộ phận Phát triển Tổ chức). 

Tất nhiên là anh rất buồn song nhanh chóng hiểu ra vấn đề. Tạ Minh Tuấn hiểu rằng trong kinh doanh đôi khi ta cần phải "Step out" để có thể "Step in". Rằng nếu ta chưa đủ khả năng thì ta nên lùi lại, để người khác làm.

"Trong khi đó ta trui rèn chính mình, để chờ ngày sẵn sàng giành lại vị trí đó. Tôi học được rằng mình cần phải lựa chọn và hành động không vì cái tôi, không vì sĩ diện, mà là để mang lại cái tối ưu cho công ty", doanh nhân trẻ 30 tuổi này nhớ lại. Và đây là tôn chỉ cho mọi suy nghĩ, quyết định và hành động của Tạ Minh Tuấn sau này.

Vì vậy anh nhận 100% trách nhiệm vào bản thân. Và bắt đầu tập trung phát triển chính mình, tập trung phụng sự tốt nhất ở vai trò hiện tại, làm sao để mang lại thật nhiều giá trị cho công ty. Tạ Minh Tuấn phát triển rất nhanh và cũng nhanh chóng tạo ra nhiều kết quả cho công ty. Vì vậy mà một thời gian sau anh lại quay trở lại ban giám đốc của công ty, mang ảnh hưởng của mình trở lại với toàn doanh nghiệp.

Nguyên nhân thất bại của mọi startup mà hiếm người thừa nhận: Do bạn chưa đủ giỏi, chỉ vậy thôi! - Ảnh 1.

Những cách phát triển bản thân

Vậy để phát triển bản thân cần những hành động cụ thể nào? Theo tạp chí Inc, có nhiều cách có thể giúp bạn phát triển và vượt qua giới hạn của bản thân.

1. Chấp nhận thử thách

Không dễ dàng khi các thử thách xuất hiện và làm cuộc sống bạn trở nên khó khăn. Tuy nhiên  tư duy tích cực khi nhìn vào thử thách sẽ hữu ích cho bạn, đừng để những cảm xúc lo lắng nuốt chửng bạn.

Bạn không cần phải thoát khỏi những cảm xúc khó chịu của bản thân ngay, hay trở nên quá gắn bó với chúng. Những lần đau đớn trong kinh doanh đến và đi như một phần của dòng chảy tự nhiên trong cuộc sống. Hãy tin tưởng rằng mỗi thách thức trong kinh doanh là có để giúp bạn phát triển và làm hết sức mình để sống hiệu quả khi bị thách thức.

2. Nhìn thấy cơ hội

Khi bạn xem cuộc sống kinh doanh của mình chỉ như những gì bạn không có, bạn không thể đánh giá cao những gì bạn đã đạt được cho đến nay.

Hãy học cách nhìn thấy và đánh giá cao tất cả những gì bạn đã đạt được và biết ơn chúng. Không có gì tệ hơn là ở cạnh một người luôn phàn nàn về công việc kinh doanh của họ. Hãy rèn luyện bản thân để xem mọi thứ như một cơ hội.

Hãy học cách thay đổi tư duy chuyển từ tiêu cực sang biết ơn. Thái độ này được rất đáng quý. Nó sẽ làm cho bạn hứng thú hơn khi làm việc với. Và từ đó, nhiều cơ hội sẽ mở ra.

3. Đừng nghiêm trọng hóa

Cười nhiều hơn, đặc biệt là với chính bạn. Cuộc sống kinh doanh vốn bận rộn với lịch trình dày đặc. Và khi đó bạn dễ bị cuốn theo guồng xoáy nhiệm vụ theo định hướng hoặc lộ trình cố định. Nếu bạn ngừng cười và hành động một cách máy móc, bạn đang sống cuộc sống dưới một đám mây đen.

Công việc không phải lúc nào cũng là thực hiện nhiệm vụ. Hãy dành thời gian để thay đổi lộ trình của mình, tận hưởng kỳ những kỳ nghỉ nạp lại năng lượng.

4. Giúp đỡ người khác

Nếu bạn sống cuộc sống kinh doanh của mình như thể bạn là trung tâm của vũ trụ, bạn sẽ phải đấu tranh kiệt sức. Nếu toàn bộ quan điểm kinh doanh của bạn chỉ nghĩ về bản thân, bạn sẽ không đạt được thành công lâu dài.

Giúp đỡ và hỗ trợ những người khác để họ hạnh phúc và thành công hơn là một con đường dẫn đến sự thành công và sự thành công của bạn.

5. Có một mục đích

Đặt mục tiêu và phấn đấu cho một thứ gì đó lớn hơn trong cuộc sống kinh doanh của bạn có thể giúp bạn sống một cuộc đời phong phú hơn.

Mọi người đều ở đây để làm việc và hành động. Hạnh phúc là điều đến sau những hành động, làm việc. Không có hành động, không có chỗ cho bất cứ điều gì ngoài trầm cảm và tiêu cực. Bằng cách bận rộn, hướng tới mục tiêu kinh doanh, sáng tạo và đổi mới, bạn sẽ thức dậy với một mục đích từ đó bạn có động lực trong việc tìm kiếm để đạt được mục tiêu lớn hơn.

6. Chọn thái độ của bạn

Thay đổi luôn bắt đầu từ bên trong. Trong kinh doanh, bạn có thể là đồng minh tốt nhất của hoặc kẻ thù tồi tệ nhất của bản thân. Công việc sẽ không bao giờ là không có thách thức. Ngay cả khi bạn cảm thấy rằng không có điều gì diễn ra theo cách bạn muốn, bạn có thể chọn để tìm kiếm những phương án dự phòng.

Hãy học cách thay đổi ngôn ngữ bạn tự nói với mình. Bạn có thể khó khăn nhất với bản thân khi mọi thứ trong kinh doanh không diễn ra như ý. Một dòng tiêu cực, tự đánh bại từ bên trong sẽ ăn mòn sự tập trung vào những mục tiêu và ước mơ. Hãy thân thiện với bản thân và tiếp tục dấn bước về phía trước.

7. Làm việc chăm chỉ

Biến căng thẳng thành hành động tích cực và động lực. Tất cả các căng thẳng có thể sẽ đi qua. Đừng để nó làm tê liệt chuyển động của bạn. Khi bạn tập trung vào việc di chuyển qua căng thẳng công việc, nó sẽ tiêu tan nhanh hơn.

8. Từ bỏ tâm trí nạn nhân

Bạn không thể phát triển trong kinh doanh của bạn nếu bạn thấy mình là nạn nhân. Mỗi người chịu trách nhiệm về suy nghĩ, thái độ và đạo đức nghề nghiệp của mình.

Hãy tập chịu hoàn toàn trách nhiệm cho quan điểm của bạn và bản thân trong bối cảnh tốt hay xấu. Nếu bạn nhất quán tin rằng những điều xấu xảy ra với bạn cũng có nghĩa chối từ việc chủ động nắm lấy thành công bởi chính mình.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM