Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4)

23/04/2019 08:21 AM | Xã hội

Với dân số chiếm gần 1/5 toàn cầu, Trung Quốc đang đau đầu nuôi sống người dân khi chỉ có chưa đến 1/10 diện tích đất nông nghiệp toàn thế giới, đó là chưa kể tốc độ đô thị hóa nhanh đang làm giảm diện tích đất trồng.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ thực phẩm vô cùng kinh khủng. Nếu bạn nhìn vào những du khách Trung Quốc đến các nước khác ăn uống, bạn sẽ hiểu tại sao hơn 1,4 tỷ dân tại đây lại tiêu thụ nhiều lương thực đến thế.

Trong các phần trước, chúng ta đã dạo quanh vài địa điểm nông nghiệp của Trung Quốc và thấy được tiềm lực của họ. Phần này, chúng ta sẽ cùng phân tích những số liệu và các sự thật thú vị về việc Trung Quốc nuôi hơn 1,4 tỷ dân của họ thế nào.

Trung Quốc có hơn 1,4 tỷ dân để nuôi

Trung Quốc nuôi 1,4 tỷ dân như thế nào?

Ngành nông nghiệp của Trung Quốc nhìn chung khá manh mun. Hơn 90% số nông trại của nước này có diện tích dưới 1 hecta (ha) và diện tích bình quân các nông trại tại đây thuộc hàng nhỏ nhất thế giới.

Trớ trêu thay, Trung Quốc lại đang tận dụng sự manh mún này để đi theo con đường mà các nước Phương Tây đang cố gắng đạt tới trong 150 năm qua, đó là thu nhỏ nông trại, tập trung vào công nghệ và chất lượng.

Thùng cơm của thế giới

Với dân số chiếm gần 1/5 toàn cầu, Trung Quốc đang đau đầu nuôi sống người dân khi chỉ có chưa đến 1/10 diện tích đất nông nghiệp toàn thế giới, đó là chưa kể tốc độ đô thị hóa nhanh đang làm giảm diện tích đất trồng.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 4.

Lượng protein bình quân đầu người/ngày của người dân các nước

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 5.

19,4% đất nông nghiệp nhiễm độc

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 6.

Lượng nông trại nhỏ hơn 1ha của Trung Quốc cao hơn rất nhiều nước phát triển khác

Cách đây 30 năm, khoảng ¼ dân số Trung Quốc sinh sống ở thành thị thì nay con số đó đã đạt gần 60%. Sự giàu có, cuộc sống công nghệ cao và chú trọng chất lượng dinh dưỡng đã làm thay đổi khẩu vị của người dân cũng như gây khó khăn cho chính phủ để nuôi sống 1,4 tỷ dân.

Ngày nay, người Trung Quốc tiêu thụ lượng thịt nhiều gấp 3 lần so với năm 1990, tiêu thụ sữa và các sản phẩm liên quan nhiều gấp 4 lần so với năm 1995. Lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến tại Trung Quốc cũng tăng 2/3 trong khoảng 2008-2016.

Doanh số bán thịt bò tại nước này cũng đã tăng 19.000% trong 10 năm qua. Nhập khẩu các mặt hàng như đậu nành dành cho chăn nuôi cũng tăng mạnh đến mức chính phủ Trung Quốc đã lặng lẽ loại bỏ mặt hàng này khỏi danh sách ưu tiên tự cung tự cấp vào năm 2014.

Việc thiếu đất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng văn hóa Phương Tây đã khiến nhiều công ty Trung Quốc được chính phủ tạo điều kiện mua lại các nông trại hay doanh nghiệp thực phẩm nước ngoài. Dẫu vậy, chính quyền Bắc Kinh vẫn muốn duy trì an ninh lương thực và tự cung tự cấp, điều này đòi hỏi các công ty trong nước phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu ăn uống đang thay đổi của người dân bằng những nguồn lực hạn hẹp trong nước.

Trong số 135,2 triệu ha đất nông nghiệp, khoảng 15 triệu ha đất đã bị đô thị hóa, ô nhiễm hoặc để dành cho trồng rừng cùng các mục đích khác.

Trung Quốc tiêu thụ gia cầm

Trung Quốc tiêu thụ hải sản

Bất chấp những cố gắng, Trung Quốc chẳng thể tích trữ được lượng đất nông nghiệp của họ. Số liệu của Tổ chức nông lương quốc tế (FAO) cho thấy trong khoảng 1997-2008, nước này đã mất 6,2% lượng đất nông nghiệp và chính quyền nhiều địa phương vẫn say mê với thị trường bất động sản, xây dựng đầy lợi nhuận hơn là giữ gìn nông nghiệp.

Chưa dừng lại ở đó, khoảng 19,4% lượng đất nông nghiệp Trung Quốc đã nhiễm độc nặng, chẳng thể canh tác được nữa.

Lượng đất canh tác hiện nay của Trung Quốc chắc chắn không đủ để nuôi 1,4 tỷ dân. Thậm chí lượng thực phẩm từ nước ngoài cũng chẳng đủ bởi các quốc gia khác còn phải lo cho dân của họ.

Tại những khu vực Châu Á khác, rồi Châu phi hay Nam Mỹ, khoảng 2 tỷ người sẽ tăng thêm trong vài chục năm tới và họ cũng cần đảm bảo an ninh lương thực cho mình. Theo FAO, nhân loại cần gia tăng sản lượng lương thực 70% so với năm 2009 nếu không muốn đói ăn.

Hệ quả là nếu Trung Quốc không thể tự cung được lương thực cho người dân nước mình trong vòng 50 năm tới thì họ phải đảm bảo thế giới sẽ có đủ thực phẩm cho 9 tỷ người, bằng không 1 cuộc khủng hoảng an ninh lương thực sẽ diễn ra trên toàn cầu.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 9.

Những khu vực Trung Quốc đầu tư vào lương thực (xám), đất đai (xanh) và cả 2 (xọc)

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 10.

Lượng thịt bò Trung Quốc nhập khẩu (nghìn tấn)

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 11.

Lượng phân bón tiêu thụ (kg/ha)

Thay đổi canh tác

Một trong những giải pháp mà Trung Quốc hướng tới là công nghệ. Chính phủ nước này đã tiêu tốn hàng tỷ USD cho kỹ thuật tưới tiêu, nhân giống, tự động hóa hay số liệu để nâng cao năng suất nông nghiệp.

Dẫu vậy, chính quyền Bắc Kinh vẫn phải dự trữ lương thực để đề phòng các biến cố. Họ giới hạn mức gí sàn cho ngũ cốc cũng như tích trữ chúng trong các kho chiến lược. Năm 2016, Trung Quốc ước tính tích trữ được 600 triệu tấn ngũ cốc, chỉ đủ cho nhu cầu trong hơn 1 năm.

Về phía người nông dân, họ cũng phải tăng cường sử dụng phân bón hay các hóa chất khác để tăng năng suất trước nhu cầu ngày càng cao trong nước. Trớ trêu thay, chính điều này lại khiến người tiêu dùng chú trọng đến chất lượng nhiều hơn.

Ngoài đất canh tác và chất lượng nông sản, Trung Quốc còn phải đau đầu giải quyết nhân lực ngành nông nghiệp. Mặc dù đã tăng cường đầu tư công nghệ nhưng phần lớn trong số 260 triệu hộ nông dân của Trung Quốc vẫn dùng sức người truyền thống để canh tác.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 12.

Tỷ lệ đất nông nghiệp bình quân lao động ngành

Tại Mỹ, diện tích đất nông nghiệp bình quân mỗi lao động trong ngành vào khoảng 73 ha/người thì tại Trung Quốc, con số này chưa đạt 0,5 ha/người. Các nghiên cứu cho thấy ngay cả với tỷ lệ 13 ha/người, Trung Quốc đã cần gần 10 triệu hộ nông dân canh tác chứ chưa nói đến diện tích thấp hơn.

Có lẽ trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục vật lộn với rủi ro đói ăn khi ngay cả công nghệ cũng chưa giúp gì nhiều được cho nước này trong ngắn hạn. Trong khi đó, thế giới cũng sẽ phải chia sẻ gánh nặng này với Trung Quốc khi rất nhiều nước có nông sản xuất khẩu chủ lực sang nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

AB

Cùng chuyên mục
XEM