Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3)

22/04/2019 11:15 AM | Xã hội

Trung Quốc đang khát đất nông nghiệp cũng như tài nguyên để nuôi sống người dân của họ.

Mặc dù ngành nông nghiệp Trung Quốc có những cải tiến đáng kể để nuôi 1,4 tỷ dân nhưng họ lại đang phải đối mặt với thử thách vô cùng lớn là mất đất nông nghiệp. Trong 2 phần trước chúng ta đã thấy ngành nông nghiệp Trung Quốc mạnh mẽ ra sao thì phần này, chúng tôi sẽ cho các bạn thấy khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải.

Địa điểm 7: Xingtai- Hà Bắc (tọa độ 37°35'54.1"N 114°55'20.8"E)

Hãy cùng đến với miền Bắc Trung Quốc, nơi phần lớn nông sản tiêu thụ trong nước được trồng tại đây.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 2.

Khi phóng to bất cứ điểm nào trên bản đổ Google Map, ví dụ khu vực thành phố Xingtai, 1 thành phố hạng 4 chỉ với 7 triệu người chúng ta sẽ bất ngờ về tốc độ đô thị hóa.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 3.

Hình ảnh trên khá đáng sợ khi những vùng xanh là đất làm nông nghiệp trong khi vùng xám là thị trấn, làng mạc hay đô thị. Mỗi điểm xám như vậy có trung bình khoảng 500 người sinh sống, những điểm xám lớn thì vào khoảng 10.000-100.000 người.

Do kinh tế phát triển nên các hộ nông dân ngày nay xây nhiều nhà mới trên những cánh đồng, qua đó hủy hoại dần diện tích đất nông nghiệp. Ước tính Trung Quốc mất khoảng 3.000 km2 diện tích đất nông nghiệp hàng năm, chúng bị biến thành những mảnh đất "chết" do bị xi măng hóa không thể trồng trọt.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc nhận ra được điều này nhưng họ chẳng thể làm gì nhiều. Quá trình đô thị hóa không dễ dừng lại cũng như quy hoạch để giữ lượng đất nông nghiệp đủ cho nuôi sống 1,4 tỷ dân.

Địa điểm 8: Qingyang- Gansu (tọa độ 35°41'00.7"N 107°40'38.3"E)

Việc thiếu đất nông nghiệp đã trở thành 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu mà chính quyền Bắc Kinh muốn giải quyết nhất từ trước đến nay. Từ thời kỳ cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cải tạo các vùng đất đồi ở nhiều nơi nhằm gia tăng đất nông nghiệp. Hãy cùng nhìn vùng cao nguyên hoang hổ ở Qingyang dưới đây.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 4.

Với diện tích 640.000 km2, vùng cao nguyên này trên thực tế không thích hợp để trồng trọt nhưng nếu phóng to, bạn sẽ nhìn thấy những khoảng đất nông nghiệp ở các vùng đồi và thung lũng xen kẽ với những đỉnh cao nguyên khô cằn.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 5.

Phóng to hơn nữa, bạn sẽ thấy những thửa ruộng bậc thang xanh rờn.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 6.

Dẫu vậy, việc cố gắng mở rộng ruộng bậc thang sẽ làm giảm chất lượng đất cũng như làm gia tăng rủi ro lở đất trong mùa lũ quét. Kể từ năm 1999, chính phủ Trung Quốc nhận ra rằng việc mở rộng quá nhiều ruộng bậc thang chỉ khiến chất lượng đất của họ giảm đi và lũ quét tăng lên. Bởi vậy, họ buộc phải thực hiện chương trình giảm đất nông nghiệp và trồng thêm rừng, đưa mọi thứ trở về trước kia.

Với những người dân có đất nông nghiệp trong khu vực, họ buộc phải đổi sang trồng rừng và chính phủ sẽ bồi thường cho họ khoản phí tương đương với thu nhập hàng năm từ đất nông nghiệp họ có.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 7.

Hình ảnh trên đây cho thấy Trung Quốc dù rất khát đất nhưng họ vẫn phải phủ xanh vùng đồi của mình nhằm hướng tới phát triển lâu dài.

Thay vì cố gắng mở rộng đất nông nghiệp theo cách truyền thống, chính phủ Trung Quốc hướng tới nâng cao công nghệ, năng suất để giải quyết tình hình thiếu lương thực. Ví dụ điển hình trong đó là trồng lúa trên vùng nước mặn.

Dẫu vậy, dù gia tăng được sản lượng trồng trọt nhưng Trung Quốc vẫn được liệt vào danh sách các quốc gia không tự cung đủ nông sản gạo, lúa mì và ngô cho thị trường nội địa. Họ phải nhập khẩu 10% lượng tiêu thụ nội địa những mặt hàng này từ các thị trường khác trên thế giới.

Có 1 điều trớ trêu là dù không tự cung được nhiều mặt hàng nông sản thiết yếu nhưng Trung Quốc lại đang dần dẫn đầu thế giới 1 số mặt hàng nông sản phụ như bia. Kể từ năm 2006, quốc gia này đã trở thành nước sản xuất bia nhiều nhất thế giới với 46,5438 triệu kilo lít, cao gấp đôi so với Mỹ. Kể từ đó đến nay, sản lượng bia của nước này tăng đều 4,9% hàng năm.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 8.

Điều thú vị là Trung Quốc lại nhập khẩu phần lớn hoa bia (houblon: thành phần bắt buộc trong làm bia) từ Đức và Mỹ.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thứ 2 thế giới cũng là nhà sản xuất rượu mạnh hàng đầu thế giới. Người dân Trung Quốc không chuộng Whiskey hay Vodka lắm mà thích rượu gạo hơn. Sản lượng rượu gạo hàng năm của nước này vào khoảng 13,6 triệu kilo lít, cao hơn nhiều lượng tiêu thụ rượu ở Phương Tây và đó là chưa kể đến những chai rượu gạo nhà làm không được tính vào thống kê.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 9.

Nếu bạn nghĩ rằng Nga, Anh, Đức hay Mỹ là những thị trường tiêu thụ rượu mạnh hàng đầu thế giới thì có lẽ bạn nên nghĩ lại. Trung Quốc tiêu thụ lượng đồ uống có cồn còn nhiều hơn cả Nga và Anh với văn hóa tiệc tùng, chiêu đãi và cả nể khi được mời rượu.

Tất nhiên, Trung Quốc nuôi trồng được rất nhiều nông sản hơn chỉ là gạo, lúa mì hay ngô. Họ là quốc gia nuôi và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất hành tinh.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 10.

Sản lượng lợn và thịt lợn (nghìn tấn) ở Trung Quốc

Trên bàn ăn của người Trung Quốc, số lượng món ăn và giá cả của chúng rẻ hơn rất nhiều so với những nền kinh tế phát triển khác trên thế giới. Một bàn ăn 8 người với 20 món ăn tại tỉnh Sơn Đông chỉ có giá khoảng 50 USD trong khi chúng sẽ có giá tối thiểu 300 USD tại California hay Nhật Bản.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 11.

(Còn tiếp)

AB

Cùng chuyên mục
XEM