Người thành phố tại Việt Nam thải ra 2 tỷ tấn rác thải rắn và lời giải tiên phong của VinMart

11/09/2019 09:25 AM | Kinh doanh

Không sử dụng đồ nhựa dùng một lần là thông điệp được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019. Mới đây VinMart đưa ra chiến dịch "3 Xanh", dẫn đầu xu hướng doanh nghiệp và hành động bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Người thành phố ở Việt Nam thải ra 2 tỷ tấn chất thải rắn

Theo báo cáo năm 2018 của Ngân hàng thế giới có tên "What a Waste 2.0", các thành phố tại Việt Nam thải ra 2,01 tỷ tấn chất thải rắn, tương đương mỗi người thải ra 0,74kg/ngày. Với tốc độ dân số và đô thị hóa tăng nhanh, con số rác thải hàng năm sẽ tăng 70%, từ mức của năm 2016 lên 3,4 tỷ tấn vào năm 2050.

Không sử dụng đồ nhựa dùng một lần là thông điệp được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019. Theo đó Việt Nam quyết tâm chống rác thải nhựa và đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ để phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

"Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, các doanh nghiệp có mối quan hệ cạnh tranh cùng nhau tiên phong hợp tác vì mục tiêu chung, có lợi cho môi trường Việt Nam", thông cáo báo chỉ của PRO Vietnam cho biết. PRO Việt Nam là liên minh gồm 9 công ty: Coca-Cola Việt Nam, FrieslandCampina, La Vie, Nestlé Việt Nam, NutiFood, Suntory Pepsico Việt Nam, Tetra Pak Việt Nam, TH Group và URC Việt Nam.

PRO Việt Nam với đóng góp tài chính, chuyên mô và kỹ thuật từ các công ty thành viên sáng lập sẽ dựa trên bốn trụ cột hoạt động chính, bao gồm nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác, làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có, hỗ trợ các chương trình tái chế của nhà máy xử lý và sản xuất nguyên liệu tái chế và cũng hợp tác với các cơ qua chính phủ trong khía cạnh tái chế theo bộ nguyên tắc 3R.

Người thành phố tại Việt Nam thải ra 2 tỷ tấn rác thải rắn và lời giải tiên phong của VinMart   - Ảnh 1.

PRO Việt Nam là liên minh gồm 9 công ty: Coca-Cola Việt Nam, FrieslandCampina, La Vie, Nestlé Việt Nam, NutiFood, Suntory Pepsico Việt Nam, Tetra Pak Việt Nam, TH Group và URC Việt Nam.

Trước khi PRO Việt Nam ra đời, các doanh nghiệp cũng có sáng kiến, chương trình hành động để nâng cao nhận thức, thu gom, phân loại và tái chế rác. Tetra Pak, nhà cung cấp giải pháp chế biến và đóng gói thức phẩm hoàng đầu thế giới với lịch sử 25 năm hoạt động tại Việt Nam đẫ thí điểm các chương trình thu gom và tái chế hộp giấy đã qua sử dụng từ cách đây 10 năm.

 "Nhưng thời điểm đó, sự quan tâm của người tiêu dùng về vấn đề này là rất thấp", đại diện Tetra Pak cho biết. Công ty chỉ có thể duy trì hoạt động của gần 20 trạm thu gom vỏ hộp giấy trong vài năm ngắn ngủi trước khi dừng hẳn. Hiện đơn vị này đã đang thí điểm 48 điểm thu gom là các trường mầm non và tại cộng đồng.

Khi môi trường "khát" một chiến lược tổng thể và sự "chịu chơi" của VinMart

Nếu nhìn vào quy mô 48 điểm thu gom của Tetra Pak và lượng rác thải được nêu ra trong báo cáo của Ngân hàng thế giới có thể xem là muối bỏ biển và muốn hiệu quả lớn cần quy mô tác động sâu rộng hơn.

Hiện không có con số thống kê toàn diện về khối lượng rác thải nhựa mà các siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam sử dụng mỗi năm. Nhưng với quy mô khổng lồ, ngành bán lẻ đang giữ vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường. Mới đây VinMart & VinMart+ - một doanh nghiệp bán lẻ lớn của Việt Nam công bố cách làm được xem là khá dài hơi trong việc bảo vệ môi trường.

Cụ thể, VinMart và VinMart+ cho biết, toàn hệ thống sẽ đồng loạt giảm thiểu hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử dụng 1 lần bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường trong hoạt động vận hành như: túi siêu thị, găng tay dùng trong sản xuất là túi tự hủy sinh học ; các quầy phục vụ ăn uống- giải khát sử dụng ống hút giấy, cốc giấy, thay khay xốp đang sử dụng cho sản phẩm tươi sống bằng khay bã mía... Đồng thời khuyến khích khách hàng và Nhà cung cấp cùng đồng hành bảo vệ môi trường bằng nhiều chính sách hấp dẫn… Ngoài ra các điểm bán VinMart và VinMart+ cũng trở thành những địa điểm thu hồi pin đã qua sử dụng.

Người thành phố tại Việt Nam thải ra 2 tỷ tấn rác thải rắn và lời giải tiên phong của VinMart   - Ảnh 2.

Mặc dù VinMart & VinMart+ không công bố con số cụ thể về chi phí cho chiến dịch "Bảo vệ môi trường" của mình nhưng nhìn vào hệ thống siêu thị cửa hàng khổng lồ và chương trình dài hơi với hàng loạt giải pháp tổng thể "3 Xanh" bao gồm VinMart xanh, Khách hàng xanh và Nhà cung cấp xanh mới thấy rõ được sự "chịu chi" ông lớn này.

Để khuyến khích hành động "Xanh" từ phía khách hàng, chuỗi VinMart & VinMart+ tặng 1.000 đồng cho mỗi giao dịch mà khách từ chối sử dụng túi nilon dùng một lần. Con số 1.000 đồng nghe qua chẳng đáng là bao nhưng nếu thử làm một phép tính nhẩm, chắc chắn nhiều người sẽ phải giật mình. Với quy mô hệ thống lên tới hơn 2.200 siêu thị cửa hàng trên toàn quốc và hơn 20 triệu lượt giao dịch mỗi tháng (theo thông tin từ Bà Thái Thị Thanh Hải, Tổng Giám đốc VinCommerce- đơn vị quản lý của chuỗi VinMart và VinMart+), giả sử chỉ với lượng khách hàng khiêm tốn khoảng 10% sử dụng giao dịch Xanh thì mỗi tháng đơn vị này đã tiêu tốn mất hơn 2 tỷ đồng cho việc khuyến khích bảo vệ môi trường.

Đó là chưa kể đến con số chi phí không hề nhỏ để vận hành siêu thị Xanh và hỗ trợ cho những Nhà cung cấp Xanh. VinMart & VinMart+ khẳng định đồng loạt giảm thiểu hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử dụng 1 lần bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường trong hoạt động vận hành. Hiện nếu xem xét giá bán lẻ của ống hút nhựa được các công ty cung cấp với giá 3.500 đồng đối với bịch 90 ống. Tính ra mỗi chiếc ống hút có giá khoảng 39 đồng. Với các ống hút giấy, giá bán cao gấp 4 lần (khoảng 155 đồng/ống hút). Tương tự, khay nhựa hiện trên thị trường đang có giá thành khoảng 1.000 đồng/khay. Trong khi đó giá khay bã mía vào khoảng 2.500 đồng/khay, hoặc khay từ xơ tre hay mo cau còn có giá cao hơn ở mức 5.200 đồng. Như vậy tính sơ qua có thể thấy việc thay đổi này khiến chi phí vận hành của VinMart có thể phải đội lên gấp khoảng 3 lần chỉ để triển khai chiến lược VinMart Xanh.

Về phía nhà cung cấp, VinMart và VinMart+ cho biết sẽ hỗ trợ tối đa cho những đối tác Xanh cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường bằng nhiều chính sách đặc biệt như bán hàng không lợi nhuận, quyền lợi ưu tiên trưng bày, quyền lợi về quảng cáo, nhận diện thương hiệu tại siêu thị, cửa hàng.

Với các doanh nghiệp đây là hỗ trợ không hề nhỏ bởi số liệu năm 2016 do ông Trương Phú Chiến- Tổng giám đốc Bibica từng cho biết tiền thuê quầy kệ ở siêu thị dao động từ 40 - 80 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra muốn đưa hàng vào hệ thống siêu thị, các doanh nghiệp còn phải chi trả hàng loạt các phí trưng bày, phí mở mã, quầy kệ, marketing, thưởng doanh số…

Không chỉ VinMart, một số siêu thị khác cũng có những hành động bảo vệ môi trường như Co.op thực hiện bỏ ống hút nhựa khỏi quầy kệ hay gói các loại rau, củ, quả bằng lá chuối tươi. Tuy nhiên nếu xét về lợi thế về 2.200 điểm bán cũng như các tác động đa chiều, chiến dịch này của VinMart được đánh giá hiệu quả trên diện rộng và có tác động lan tỏa trên nhiều phương diện tới việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam. "Nếu VinMart thực hiện được đúng như đề ra thì đây thực sự là giải pháp mang tính tổng thể, tránh được những hành động chỉ mang tính phong trào trong một thời gian ngắn rồi lại dừng. Chúng tôi rất mong, các doanh nghiệp trên địa bàn đều thực hiện bài bản như giải pháp "3 Xanh" của VinMart", ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội (Sở TN&MT) nhận định.

Mới đây, tại Trùng Khánh (Trung Quốc), công ty Vincommerce (VinMart & VinMart+) cũng đã xuất sắc trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được liên đoàn Các hiệp hội bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương trao giải thưởng "Nhà Bán Lẻ Xanh" (FAPRA Awards) năm 2019.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM