Người phụ nữ 15 năm gắn bó với ngành đào tạo CNTT

18/08/2017 20:30 PM | Công nghệ

Khởi nghiệp chỉ với một trung tâm tin học nhỏ, đến nay, bà Phạm Thái Hà đã trở thành giám đốc điều hành Trường đào tạo CNTT chuẩn quốc tế - đơn vị 3 năm liên tiếp được nhận giải thưởng Sao Khuê do VINASA tổ chức.

15 năm một hành trình đầy khó khăn nhưng không nản chí

Bén duyên với sự nghiệp đào tạo trong lĩnh vực CNTT từ năm 2003 đến nay, bà Phạm Thái Hà – giám đốc điều hành Trường đào tạo Công nghệ thông tin Quốc tế Bachkhoa-Aptech đã có 15 năm gắn bó với nghề. Đó là một hành trình đủ dài để chứng kiến bao thăng trầm, đổi thay kể từ những ngày đầu tiên khởi nghiệp.

Tốt nghiệp Học viện Tài Chính với tấm bằng cử nhân kinh tế, bà Phạm Thái Hà đã sớm nhận thấy nhu cầu nâng cao kỹ năng tin học văn phòng của một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên và người mới đi làm. Khởi nghiệp chỉ với một trung tâm tin học nhỏ, đến nay, bà Hà đã là giám đốc điều hành Trường đào tạo CNTT chuẩn quốc tế. Liên tiếp qua các năm, Bachkhoa Aptech vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê – giải thưởng nhằm tôn vinh các tập thể và cá nhân thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin Việt Nam.

15 năm trưởng thành và phát triển, điều khiến cho bà Phạm Thái Hà tự hào nhất có lẽ chính là đội ngũ giảng viên nhiệt tình, tâm huyết đã đào tạo nên bao thế hệ sinh viên thành tài, cống hiến nguồn nhân sự công nghệ chất lượng cho đất nước.

Bà Hà chia sẻ: “Với phương châm học để làm được việc, những giảng viên tại Bachkhoa Aptech không đơn thuần là những người có kỹ năng sư phạm tốt mà còn phải là những người đã có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng giảng dạy và đầu ra cho học viên.”

 
Người phụ nữ 15 năm gắn bó với ngành đào tạo CNTT - Ảnh 2.

Là phụ nữ nhưng lại gắn bó với CNTT - nghề mà khi nhắc tới, người ta nghĩ ngay tới nam giới.

Khi được hỏi tại sao nữ cử nhân ngày ấy lại chọn khởi nghiệp với ngành CNTT, bà Phạm Thái Hà cho biết: “Trên thế giới có nhiều người phụ nữ là lập trình viên nổi tiếng, họ làm việc cho Google, cho Facebook. Còn tôi, tôi chỉ đơn thuần chỉ là một phụ nữ có duyên phận với ngành đào tạo trong lĩnh vực CNTT. Trên thế giới cũng từng có rất nhiều CEO của các ty công nghệ là nữ giới như Yahoo, HP hay IBM. Chúng ta không nên tự đặt cho bản thân những giới hạn được quy định bởi giới tính.” 

Kỳ vọng vào một tương lai đầy hứa hẹn của CNTT

Thế giới đang chuyển mình để hòa vào dòng chảy của cuộc CMCN ver 4.0 và Việt Nam cũng không thể đi ngược lại hay làm ngơ trước xu thế đó.

Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 sẽ dựa trên ba lĩnh vực chính:

- Lĩnh vực Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối Internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI).

- Lĩnh vực Công nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

- Lĩnh vực Vật lý: Robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…), công nghệ nano.

Đây là một tín hiệu đáng mừng cho những bạn trẻ muốn dấn thân vào thế giới công nghệ. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai theo học CNTT là có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn của ngành nói riêng và của xã hội nói chung. Trên thực tế, vẫn có một khoảng cách lớn giữa một sinh viên mới ra trường và nhân viên được Doanh nghiệp công nhận. Đã đến lúc phương pháp học truyền thống bị thay thế, nhường chỗ cho cách học mới, gắn với thực tế và có thể giúp người học chủ động hơn trong công việc và kiến thức của mình.

Bà Phạm Thái Hà không ngần ngại chia sẻ: “Năm học 2017, chúng tôi tự hào là trường học đầu tiên áp dụng mô hình đào tạo CNTT ngược “Làm trước – Học sau” giúp các bạn sinh viên thay đổi và chạm đích thành công nhanh hơn. Bachkhoa – Aptech hứa hẹn sẽ cung cấp cho thị trường Việt Nam nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường trong và ngoài nước”.

A.D

Từ khóa:  công nghệ
Cùng chuyên mục
XEM