Người mua “ngồi trên đống lửa” khi giá BĐS liên tục leo thang trước nguy cơ lạm phát, nhiều chủ đầu tự dự án “trấn an” bằng cách này

01/04/2022 15:41 PM | Kinh doanh

Trong bối cảnh giá vật liệu xây dựng đang tăng “phi mã” khiến cho tổng chi phí xây dựng công trình thời điểm hiện tại đã tăng khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái, áp lực tăng giá của các dự án căn hộ càng thêm gay gắt.

Báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield Vietnam đã chỉ ra, mặt bằng giá thị trường BĐS Tp.HCM tiếp tục lập đỉnh trong quý 1/2022. Trong đó, phân khúc căn hộ giá trung bình toàn thị trường đạt 3.300 USD/m2 (tương đương 75,4 triệu đồng/m2), tăng 8% theo quý và tăng 27% theo năm. Giá bán thị trường căn hộ không ngừng đạt đỉnh trong 10 năm qua, chủ yếu là do giá đất tăng trong bối cảnh quỹ đất hạn chế, chi phí vật liệu xây dựng tăng và thị trường đón nhận nhiều sản phẩm thuộc phân khúc hạng sang và siêu sang thúc đẩy giá trung bình theo đó tăng lên.

Trong khi đó, mức giá bán nhà liền thổ tại Tp.HCM cao hơn 3 lần so với giá bán tại các tỉnh lận cận. Cụ thể giá bán trung bình tại Tp.HCM đạt 7.580 USD/m2 (tương đương 173 triệu đồng) tăng 30% theo quý và tăng 42% theo năm.

Cùng với nguồn cung khan hiếm thì rủi ro lạm phát cũng là nguyên nhân khiến giá nhà đất tiếp tục tăng phi mã.

Ngay trong những tháng đầu năm, áp lực kiểm soát lạm phát tại Việt Nam đã trở thành vấn đề quan trọng được đề ra trong quản lý kinh tế vĩ mô. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát cơ bản tăng 0,67%. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, ba nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát trong năm 2022 bao gồm tổng cầu tăng đột biến trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau đại dịch; sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nguyên vật liệu nhập khẩu; và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Năm 2022, Quốc hội Việt Nam đặt chỉ tiêu CPI tăng khoảng 4%. Vào thời điểm tháng 1, đây được là mục tiêu được đánh giá hoàn toàn "trong tầm tay" của Việt Nam. Tuy nhiên, sau những biến động bất ngờ của tình hình kinh tế - chính trị thế giới, mục tiêu này trở thành một sức ép không hề nhỏ.

Người mua “ngồi trên đống lửa” khi giá BĐS liên tục leo thang trước nguy cơ lạm phát, nhiều chủ đầu tự dự án “trấn an” bằng cách này - Ảnh 1.

Doanh nghiệp địa ốc đẩy mạnh "kích cầu" trước nguy cơ lạm phát bằng cách chính sách thanh toán linh hoạt

Trong bối cảnh đó, theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, BĐS luôn được đánh giá là một kênh trú ẩn giúp giảm thiểu rủi ro khi tỷ lệ lạm phát tăng cao. Mặc dù vậy, những đợt lạm phát lớn cũng có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm giảm giảm nhu cầu về thuê hay mua bất động sản.

Đó là lý do, nhiều chủ đầu tư BĐS hiện nay "kích" thanh khoản bằng loạt chính sách ưu đãi "mạnh tay" cho người mua nhà. Quan sát thấy, thậm chí những chính sách này chưa từng xuất hiện trong các đợt bán hàng trước đó. Đây cũng được xem là cách mà các chủ đầu tư "trấn an" người mua nhà trong bối cảnh lạm phát.

Đơn cử như, tại dự án Westgate (Bình Chánh), chủ đầu tư An Gia đang áp dụng chính sách bán hàng khá linh hoạt. Theo đó, người mua chỉ cần thanh toán tối đa 699 triệu đồng và ngưng đến khi nhận nhà vào quý 4/2023 mới thanh toán tiếp. Còn lại, chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc cho đến khi nhận nhà, đồng thời, cam kết lợi nhuận lên đến 18%.

Như vậy, với khoản thanh toán ban đầu chỉ 699 triệu đồng, khách hàng có thể sở hữu căn hộ có nhiều phòng ngủ hơn hoặc mua cùng lúc nhiều căn hộ cho mục đích đầu tư. Tính đến lúc nhận nhà, mức sinh lời có thể đạt được từ 70-200% khi biên độ tăng giá căn hộ trung bình 10-30% sau 1-2 năm.

Theo đại diện đơn vị này, chính sách được thiết kế phù hợp với các gia đình trẻ, sử dụng đòn bẩy tài chính để mua nhà. Về góc độ đầu tư, chính sách này cũng mang lại lợi thế rất lớn cho những nhà đầu tư có nguồn vốn thấp.

Tương tự, Nam Long Group cũng "mạnh tay" đưa chính sách bán hàng đối với giai đoạn tiếp theo của hai dự án là Mizuki Park (Bình Chánh) và Akari City (mặt tiền Võ Văn Kiệt, P.Bình Tân, Tp.HCM). Theo đó, với dòng căn hộ Flora thuộc dự án Akari City, người mua thanh toán 50%, tiến độ thanh toán lên đến 30 tháng. Như vậy, với căn hộ có giá dự kiến khoảng từ 2,7 tỷ đồng/căn, khách hàng chỉ cần thanh toán khoảng gần 1,4 tỷ. Cùng với đó, chủ đầu tư còn tung song song 2 chính sách ưu đãi đáng chú ý. Chính sách 1, miễn 2 năm phí quản lý từ thời điểm chủ đầu tư thông báo nhà bàn giao nhà; và chính sách 2, dành cho những người sử dụng đòn bẩy để mua căn hộ, đó là giảm lãi suất 0%/năm trong vòng 16 tháng và ân hạn nợ gốc trong 16 tháng hoặc cố định lãi suất vay 6%/năm trong 24 tháng và ân hạn nợ gốc.

Với dự án Mizuki Park, chủ đầu tư này cũng "kích cầu" bằng chính sách hấp dẫn. Cụ thể, người mua thanh toán 50% tới khi bàn giao nhà, đồng thờ, áp dụng gói vay 0%/năm trong vòng 12 tháng và ân hạn nợ gốc hoặc gói vay cố định lãi suất 6% trong vòng 24 tháng và ân hạn ngần ấy thời gian.

Người mua “ngồi trên đống lửa” khi giá BĐS liên tục leo thang trước nguy cơ lạm phát, nhiều chủ đầu tự dự án “trấn an” bằng cách này - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, việc mạnh tay hỗ trợ về thanh toán là cách chủ đầu tư chia sẻ khó khăn với người mua nhà, trong bối cảnh giá BĐS liên tục leo thang.

Một chủ đầu tư khác là Phú Đông Group, mới đây cũng công bố chính sách bán hàng hấp dẫn, trong bối cảnh giá BĐS leo thang, khả năng sở hữu chốn an cư của người ở thực càng xa vời. Theo đó, với dự án Sky Garden, chủ đầu tư này ra chính sách thanh toán 20%, ngân hàng cho vay 50% trong suốt 2 năm xây dựng với lãi suất 0%, ân hạn nợ gốc trong vòng 24 tháng đến khi nhận nhà. Đồng thời, tung chương trình "vững niềm tin – bền giá trị", chủ đầu tư cam kết mua lại nhà với lãi suất 12%. Như vậy, một căn hộ 70m2 có giá khoảng 2,8 tỷ đồng, người trẻ chỉ cần có vốn tích lũy khiêm tốn khoảng 560 triệu đồng là có thể mua được nhà. Hai năm còn lại, người mua sẽ có thời gian để cân đối dòng tiền khi nhận bàn giao nhà, giảm tối đa áp lực tài chính.

Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, các chính sách ưu đãi hấp dẫn của một số chủ đầu tư đang được áp dụng có thể xem là động thái chia sẻ khó khăn, chấp nhận lãi ít hơn và góp phần giúp thị trường sôi động hơn.

Đáng chú ý là các chương trình ưu đãi thường hướng đến các gia đình trẻ có nhu cầu ở thực, mong muốn sở hữu căn hộ đầu tiên để làm chốn an cư. Thực tế là không ít gia đình trẻ phải dùng đòn bẩy tài chính để mua nhà và việc có được mức giá hợp lý, phần trả trước phù hợp, thanh toán linh hoạt…trong giai đoạn này là những ưu đãi khó tìm thấy hơn trong giai đoạn "bình thường". Điều này khiến cho các chính sách hỗ trợ trở nên ý nghĩa hơn, thiết thực hơn.

Người mua “ngồi trên đống lửa” khi giá BĐS liên tục leo thang trước nguy cơ lạm phát, nhiều chủ đầu tự dự án “trấn an” bằng cách này - Ảnh 3.

Theo vị chuyên gia này, trong bối cảnh giá vật liệu xây dựng đang tăng "phi mã" khiến cho tổng chi phí xây dựng công trình thời điểm hiện tại đã tăng khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái, áp lực tăng giá của các dự án căn hộ càng thêm gay gắt. Hẳn là nhiều người có nhu cầu ở thực cũng đang như "ngồi trên đống lửa" khi mà giá BĐS có xu hướng tiếp đà tăng, khiến cho giấc mơ an cư thêm phần xa vời. Đây là những lo lắng có thể hiểu được, nhất là trong bối cảnh nguồn cung căn hộ tiếp tục khan hiếm trong khi quỹ đất tại các đô thị lớn dần "cạn kiệt". Vậy nên, tìm được dự án phù hợp và được chủ đầu tư áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ sẽ giúp các gia đình có nhu cầu ở thực giải toả được áp lực khi biết rằng ước mơ có được căn hộ tại thành phố vẫn còn trong tầm tay và dần trở thành hiện thực.

"Với các nhà đầu tư, được hưởng nhiều ưu đãi trong giai đoạn này sẽ giúp họ có được cơ hội thu về mức lợi nhuận tốt hơn trong tương lai. Thêm vào đó, họ cũng có thêm điều kiện để phân bổ nguồn vốn vào các kênh đầu tư khác nếu muốn. Có những nhà đầu tư tin rằng một chu kỳ tăng trưởng mới đang bắt đầu, cần phải "tranh thủ" lúc này. Đây là niềm tin có cơ sở khi mà nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh đang trên đà hồi phục, mang đến nhiều tín hiệu lạc quan với thị trường BĐS", chuyên gia Colliers Việt Nam nhấn mạnh.

Phương Nga

Cùng chuyên mục
XEM