Người khôn ngoan không bao giờ đưa ra phán đoán dễ dàng: 3 nguyên tắc ứng xử quyết định vị thế cao - thấp của bạn

10/10/2019 11:21 AM | Sống

Người khác giống như một tấm gương soi chính bản thân mình vậy. Bạn thấy người khác như thế nào, bạn cũng sẽ giống như thế ấy.

Các nhà triết học cổ đại cho rằng, bạn nhìn thấy thứ gì chứng tỏ trong lòng bạn có thứ ấy.

Tô Thức trong một lần ngồi thiền với Phật Ấn. Ông hỏi Phật Ấn: "Thưa đại sư, ngài thấy tôi ngồi đây giống cái gì?"

Phật Ấn trả lời: "Giống một pho tượng phật".

Tô Thức thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn cười đầy chế nhạo: "Tôi lại thấy ngài giống một đống phân bò!"

Phật Ấn không nói gì chỉ mỉm cười. Sau khi về nhà, Tô Thức kể lại câu chuyện cho em gái mình nghe. Cô em gái nghe xong liền nói: "Bởi nếu mình là Phật thì nhìn người khác cũng giống Phật. Còn nếu mình là phân, nhìn thấy người khác cũng sẽ giống phân".

Người khác chính là một tấm gương soi chiếu chính bản thân mình. Bạn nhìn thấy người khác giống thứ gì, bạn chính là thứ ấy.

Nhìn người khác cảm thấy chướng tai gai mắt. Lúc nào cũng muốn bới lông tìm vết là bởi cảnh giới của bạn chưa đủ cao.

Đừng lúc nào cũng chỉ nghĩ tới việc thay đổi người khác. Thay vào đó, hãy điều chỉnh lại tâm thái và tu dưỡng trái tim của mình trước.

Người khôn ngoan không bao giờ đưa ra phán đoán dễ dàng: 3 nguyên tắc ứng xử quyết định vị thế cao - thấp của bạn - Ảnh 1.

Người khôn ngoan biết cách đặt mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ  

Con người tự xưng là linh hồn của vạn vật. Chẳng qua đó chỉ là cách con người tự đề cao chính mình mà thôi. Có thể trong mắt của các loài động vật khác, con người là kẻ xấu xa nhất trong vạn vật thì sao? 

Thế gian vạn sự vạn vật đều có lập trường của chính mình. Đứng trên lập trường của mình, những việc tưởng chừng như kinh thiên động địa nhưng ở nơi khác, đứng trên lập trường của người khác có thể lại rất chướng tai gai mắt.

Có câu chuyện bà mẹ nọ rất thích đưa cậu con trai 5 tuổi của mình đi trung tâm thương mại chơi nhưng cậu bé lại chẳng muốn đi chút nào. Bà mẹ cảm thấy rất kỳ lạ. Trung tâm thương mại nhiều đồ, nhiều người lại rất náo nhiệt, tại sao con trai mình lại không thích nhỉ?

Nhiều lúc bà mẹ này cho rằng, cậu bé đang cố tình gây chuyện. Mãi cho tới một lần, dây giày của cậu bé bị tuột. Bà mẹ cúi người buộc lại dây giày cho con trai. Đột nhiên phát hiện một cảnh tượng hết sức đáng sợ: Trước mắt lơ lửng toàn là chân với tay, quá ồn ào, xô bồ tới rợn ngợp. 

Thấy vậy, người mẹ vội vàng ôm lấy cậu con trai rồi bước vội ra khỏi trung tâm thương mại. Kể từ đó trở đi, nếu phải đưa con trai cùng đi trung tâm thương mại, bà mẹ luôn bế cậu bé trên tay.

Lập trường khác nhau, mọi thứ nhìn thấy sẽ khác nhau. Những người trưởng thành thực sự luôn biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ. Biết cách đặt mình vào lập trường của người khác để nhìn nhận vấn đề.

Người khôn ngoan không bao giờ đưa ra phán đoán dễ dàng: 3 nguyên tắc ứng xử quyết định vị thế cao - thấp của bạn - Ảnh 2.


Người khôn ngoan không đưa ra phán đoán một cách dễ dàng 

Một lần Bắc phạt, Khổng Tử và đám đệ tử phải chịu đói chịu rét. 7 ngày không được hạt cơm nào vào bụng. Nhan Hồi kiếm được một ít gạo từ bên ngoài mang về nấu cơm. Khi cơm sắp chín, Không Tử ngẫu nhiên phát hiện Nhan Hồi hé vung nồi, bốc một nắm cơm bỏ vào mồm. Khổng Tử lặng lẽ rời đi, coi như không nhìn thấy, cũng không chất vấn Nhan Hồi.

Đợi sau khi cơm chín, Nhan Hồi mang cơm cho Khổng Tử. Khổng Tử nói: "Ta vừa mơ thấy Tổ Tiên. Ta nghĩ, chúng ta nên mang nồi cơm chưa có ai động vào này cúng Tổ Tiên trước đã".

Nhan Hồi lập tức từ chối: "Không được ạ! Nồi cơm này, đệ tử vừa ăn một miếng rồi ạ. Không thể cúng Tổ Tiên được".

Khổng Tử nhìn Nhan Hồi hỏi: "Tại sao lại làm như vậy?"

Nhan Hồi đáp: "Bởi khi nãy lúc nấu cơm, bồ hóng trên bếp không may rơi vào trong nồi. Đệ tử thấy nếu bỏ đi thì tiếc quá, nên mới hớt ra để ăn".

Sau đó, Khổng Tử triệu tập đám đệ tử và răn rằng: "Bình thường, người ta tín nhiệm nhất chính là Nhan Hồi. Nhưng hôm nay ta thấy Nhan Hồi ăn vụng cơm. Ta vẫn nghi ngờ Nhan Hồi. Các con nên nhớ rằng, đừng tùy tiện khoan dung độ lượng người khác bằng suy nghĩ của mình một cách tùy tiện. Muốn hiểu được ai đó, quả thực không hề dễ chút nào".

Có những lúc, mặc dù là tận mắt chứng kiến nhưng chưa chắc đã đúng. Mọi việc đều phải phân tích, nhận thức trên góc độ phù hợp. Đừng quá chủ quan "cho rằng" hoặc "nghĩ rằng". Như vậy sẽ rất dễ gây hiểu nhầm.

Người khôn ngoan không bao giờ đưa ra phán đoán dễ dàng: 3 nguyên tắc ứng xử quyết định vị thế cao - thấp của bạn - Ảnh 3.

Người khôn ngoan biết tôn trọng sự khác biệt của người khác 

Cặp vợ chồng nọ, người chồng rất thích ăn sầu riêng. Nhưng người vợ lại thấy sầu riêng thật khó ngửi. Người vợ nghĩ rằng ăn sầu riêng quả là điều không tưởng.

Nhưng sau khi cưới nhau, lần nào đi chợ mua hoa quả, người vợ cũng đều mua sầu riêng về. Sau đó người chồng sẽ mang ra bãi cỏ bên ngoài ăn. Rồi nhai kẹo cao su để tránh mang mùi về nhà. Lấy nhau đã mấy chục năm. Nhưng cả hai vợ chồng đều bình an vô sự.

Mỗi người đều có cách sống và sở thích riêng của mình. Hãy bao dung, cảm thông đối với những người hoặc việc mà mình chưa thể hiểu. Thấy người khác chướng tai gai mắt chưa chắc là do họ sai. Có thể là do bản thân mình chưa thể hiểu mà thôi.

Những người chưa trưởng thành thường tự cho mình là nhất. Coi những giá trị mà bản thân khẳng định là duy nhất. Không nhất trí với ý kiến của người khác đều là sai và thấp hèn.

Trưởng thành rồi thường sẽ cho phép hoặc tôn trọng những gì khác biệt của người khác. Không đánh giá người khác một cách tùy tiện.

Khi bạn thấy ai đó chướng tai gai mắt, đừng vội vàng phán đoán hay nhận định. Hãy thử đặt mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ. Hãy tìm hiểu họ nhiều hơn và tôn trọng những điểm khác biệt của họ.

Trưởng thành tức là không ngừng rũ bỏ sự cố chấp của mình. Đối mặt với những thứ chướng tai gai mắt. Đừng chỉ trỏ nọ kia. Hãy thử bao dung và tiếp nhận.

Hoa Chanh (T/h)

Cùng chuyên mục
XEM