Người Hy Lạp cổ đã thực hiện một lời nói dối thay đổi vận mệnh của cả dân tộc

01/04/2017 11:31 AM | Sống

Lời nói dối đã khiến Troy - một tòa thành kiên cố vững chắc bất khả chiến bại - bị sụp đổ chỉ trong 1 đêm.

Bạn đã xem bộ phim "Troy"? Đó là bộ phim sử thi kể về một trận chiến được lưu lại trong thần thoại Hy Lạp, một cuộc chiến mà có lẽ ai cũng nghe tên ít nhất một lần: Chiến tranh thành Troy (Trojan war).

Biết rằng thần thoại thì không có thật, nhưng đã có nhiều bằng chứng chi ra rằng thành Troy thực sự tồn tại, và đã sụp đổ vào năm 1184 TCN sau trận chiến thành Troy. Thậm chí, nếu bỏ đi các yếu tố siêu nhiên, thì 2 trường thi của Homer: Iliad và Odyssey quả thực đã mô tả trọn vẹn trận chiến này.

Trận chiến thành Troy có tồn tại hay không còn hạ hồi phần giải. Nhưng giả sử như trận chiến này có thật thì người Hy Lạp đã kết thúc 10 năm chiến tranh tàn khốc bằng một lời nói dối mang tính chất thay đổi lịch sử. Từ một toà thành bất khả chiến bại, Troy đã sụp đổ chỉ sau một đêm. Đó chính là con ngựa gỗ thành Troy.

Trận chiến lịch sử cực kỳ quan trọng trong thần thoại Hy Lạp

Trong Thần thoại Hy Lạp, căn nguyên của cuộc chiến bắt nguồn từ tranh cãi quanh trái táo "Cho người đẹp nhất" của ba nữ thần Athena, Aphrodite và Hera.

Cuộc tranh cãi trở nên không hồi kết khi đến thần Zeus cũng không thể phân xử. Rốt cục, thần đã nhờ hoàng tử thứ 2 của thành Troy là Paris - chàng trai đẹp nhất châu Á. Paris chọn Aphrodite, vì lời hứa được ban tặng người phụ nữ đẹp nhất thế gian. Trớ trêu thay, người đó là... gái đã có chồng - chính là nàng Helen, vợ của vua Sparta là Menelaus.

Paris và Helen (Ảnh minh họa)

Rốt cục sau chuyến viếng thăm thành Sparta, Paris đã đáp lại thịnh tình của vua Menelaus bằng cách mang trọn trái tim lẫn thể xác của Helen về với thành Troy. Để rồi khi Menelaus cầu cứu anh trai là Agamemnon, hành động đó dẫn đến trận chiến tàn khốc bậc nhất trong thần thoại Hy Lạp.

Giờ nếu gạt đi các yếu tố thần thánh, thì những gì đã xảy ra vẫn là Paris cướp Helen, khiến vua Menelaus nổi giận và phát động chiến tranh. Trận chiến kéo dài tới 10 năm vì thành Troy được xây dựng bằng đá, kiên cố bậc nhất thời kỳ bấy giờ, lại được sự giúp đỡ của nhiều nước láng giềng.

Xương máu của hai bên đã mất quá nhiều, mối thù của quân Hy Lạp chưa nguôi, mà lại không làm thế nào phá được cổng thành. Cuối cùng, họ phải dụng đến một diệu kế của người anh hùng Odissey, một kế sách sau này đã đi vào huyền thoại.

Con ngựa gỗ thành Troy

Trong trường thi của Homer, Odissey đã hiến kế gỡ thuyền chiến và đóng thành một con ngựa gỗ khổng lồ, đặt trên bờ biển. Con ngựa đó có thể hiểu là một động thái đầu hàng của quân Hy Lạp, và để cầu khẩn chuyến hành quân trở về an lành với thần Poseidon (hình tượng của thần Poseidon là con ngựa).

Cũng có một số tài liệu nói rằng Odissey đã chủ động tặng con ngựa cho vua thành Troy, coi như món quà bù đắp cho tượng thần Athena đã bị phá vỡ. Nhưng dù vì lý do gì thì quân dân thành Troy cũng đã tin và mang con ngựa vào trong thành.

Khắc họa hình tượng con ngựa gỗ thành Troy

Họ biết đâu rằng đó là một con ngựa rỗng ruột, bên trong có chứa các chiến binh tinh nhuệ bậc nhất của quân đội Hy Lạp. Đây có thể coi là một canh bạc của Odissey, vì nếu quân thành Troy đa nghi hơn, đốt luôn con ngựa đó thì chúng ta đã không có chuyện để bàn ở đây vào lúc này.

Vậy là lợi dụng lúc quân đội Troy còn đang say men chiến thắng, quân Hy Lạp tràn ra chém giết, mở cổng thành cho đại quân tiến vào, kéo theo sự sụp đổ của một trong những thành trì kiên cố nhất lịch sử cổ đại.

Và ngày nay, người ta vẫn nhắc đến "Con ngựa gỗ thành Troy" với tư cách là lời nói dối kinh điển nhất lịch sử.

Nguồn: The Trojan War, Thần Thoại Hy Lạp

Theo J

Cùng chuyên mục
XEM