Người đàn ông 43 tuổi bị suy thận và qua đời sau nửa tháng, bác sĩ phát hiện tử huyệt nằm ở 1 món ăn buổi sáng

14/01/2022 05:02 AM | Sống

Có những thói quen ăn uống tưởng chừng như vô hại, nhưng lại có thể gây ra những hệ quả không tưởng.

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Trên Tạp chí Bệnh tâm thần kinh, giáo sư Chen Yutao, Liu Hongna, và cộng sự đã chia sẻ về một ca cấp cứu về suy thận với thói quen bữa sáng tưởng chừng như vô hại.

Ông Zheng, sống ở Tô Châu, sau khi cảm thấy đau nhức nhối vùng hông chậu, căng tức và đi tiểu khó khăn, gia đình đã đưa đến Bệnh viện Trung ương Tô Châu ngay trong đêm.

Sau khi kiểm tra, axit uric của ông Zheng, lượng protein trong nước tiểu bất thường, huyết áp cao đáng kể và có dấu hiệu của suy thận. Các bác sĩ ngay lập tức sơ cứu, sau nhiều giờ làm việc cật lực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên nửa tháng sau, tình trạng bệnh nhân đi trầm trọng và cuối cùng qua đời. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ phát hiện ra: Ông Zheng hầu như ngày nào cũng ăn súp thịt cừu vào bữa sáng. Và đây chính là thủ phạm của căn bệnh suy thận. 

Theo chia sẻ của gia đình bệnh nhân, ông Zheng là chủ một cửa hàng thịt cừu. Trước đó 3 năm khi đi khám sức khỏe, ông cũng axit uric cao, nhưng vì không bị gút nên ông cũng chủ quan và không thay đổi chế độ ăn uống của mình.

Cửa hàng thường bận rộn và ông Zheng thường không thể ra ngoài ăn sáng. Vậy nên ông hầu như ngày nào cũng uống súp thịt cừu cho bữa sáng.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ thở dài: Có thể gọi bữa sáng kiểu này là "thủ phạm" khiến ông bị suy thận.

Thịt cừu được công nhận là thực phẩm có hàm lượng purin cao nhất, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể và tăng gánh nặng chuyển hóa của thận. Ngoài ra, purine rất dễ hòa tan trong nước, và hàm lượng purine trong súp thịt cừu cao hơn nhiều so với trong thịt cừu.

Người đàn ông 43 tuổi bị suy thận và qua đời sau nửa tháng, bác sĩ phát hiện tử huyệt nằm ở 1 món ăn buổi sáng  - Ảnh 1.

Nguồn: Internet

Ngoài thịt cừu, 2 loại thực phẩm được mệnh danh là "máy gia tốc" axit uric, nên ăn ít, đó là Nội tạng và hải sản. 

- Nội tạng:

Gan lợn, tim lợn, thận lợn và các loại nội tạng động vật khác là những thực phẩm chứa hàm lượng purin vô cùng dồi dào, người có axit uric cao tốt nhất không nên ăn.

Ăn nội tạng động vật thường xuyên sẽ làm tăng hàm lượng purin trong cơ thể, kéo theo đó là lượng axit uric tăng cao, khi axit uric quá cao sẽ dễ kết tủa tinh thể, gây tắc nghẽn thận ảnh hưởng đến chức năng thận và gây ra các bệnh về thận.

- Hải sản

Thực phẩm hải sản chứa nhiều purin nhất là các loại động vật có vỏ, đặc biệt rất giàu purin, ăn lâu dài sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, trường hợp nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Người đàn ông 43 tuổi bị suy thận và qua đời sau nửa tháng, bác sĩ phát hiện tử huyệt nằm ở 1 món ăn buổi sáng  - Ảnh 2.

Nguồn: Internet

3 biểu hiện bất thường nếu axit uric quá cao

Nếu axit uric quá cao, cơ thể sẽ có 3 biểu hiện bất thường

- Đi tiểu bất thường

Khi hàm lượng axit uric trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn sẽ dễ kết tủa dưới dạng tinh thể làm tắc nghẽn các cầu thận và gây ra các triệu chứng như thiểu niệu, tiểu buốt, vô niệu. Khi gặp phải tình trạng trên, tốt nhất bạn nên kiểm tra chức năng thận kịp thời để tránh bệnh thận nặng hơn do để quá lâu.

- Đau khớp

Hiện tượng này là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện khi axit uric quá cao. Khi có quá nhiều axit uric trong cơ thể sẽ gây ra hiện tượng kết tủa urat, một phần urat sẽ tích tụ tại các khớp, lâu ngày dễ bị đau khớp, trường hợp nặng còn có thể gây dính khớp.

Biểu hiện rõ nhất là bệnh gút, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên trong cơ thể có thể là dấu hiệu nhắc nhở rằng axit uric đã vượt quá tiêu chuẩn, dễ có khả năng bị suy thận nếu không kiểm soát tốt

- Thường xuyên khát

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát dữ dội khi ngủ, ngay cả khi tình trạng của bạn không cải thiện nhiều sau khi bổ sung nước, nồng độ axit uric trong cơ thể bạn có thể "bùng nổ".

Thận có chức năng chuyển hóa axit uric, trong quá trình chuyển hóa này rất cần nước, nếu axit uric trong cơ thể quá nhiều sẽ khiến cơ thể thiếu nước trầm trọng, thường xuyên khát nước.

2 cách giảm axit uric

- Tập thể dục nhiều hơn

Trong quá trình tập thể dục, mọi người có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng tốc độ lưu thông máu, tăng tốc độ chuyển hóa của axit uric. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn một bài tập thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như chạy bộ, Thái Cực Quyền, yoga,... không chỉ giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng.

Tuy nhiên, không nên vận động quá sức trong quá trình tập luyện, mà chỉ nên đổ mồ hôi nhẹ để đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất.

- Uống nhiều nước

Uống nước đun sôi để nguội có thể bổ sung nước trong cơ thể và thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric.

Nếu bạn có thể cho một số loại cây nhỏ có tác dụng bồi bổ thận trong nước thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Ví dụ như cây dành dành, rau diếp xoăn, diếp cá,.. Bạn cũng có thể kết hợp các nguyên liệu trên với lá tre, vỏ cam, hoa cúc, hạt cassia, hay dừa cạn. Sau đó hãm với nước sôi, mỗi ngày một cốc, acid uric "lặng lẽ" giảm xuống.

Ly Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM