Người châu Á tại Mỹ, từ dân lao động rẻ mạt tới sự thèm muốn của các tập đoàn

05/12/2016 18:07 PM | Sống

Đã từ lâu người châu Á được gán cho những cái danh "thần thánh" tại Mỹ, dân châu Á tại Mỹ dần được các công ty, tập đoàn ưa chuộng hơn, đâu là lý do dẫn tới sự thành công này?

Là lượng người chiếm số đông tại Mỹ, người Mỹ gốc Á đang làm mưa làm gió tại đây bởi khả năng kiếm tiền cũng như những "siêu năng lực" mà người Mỹ cho rằng chỉ có dân châu Á mới sở hữu. Người Mỹ đã từng tự hào với những đặc quyền của người da trắng, thế nhưng thời thế đang thay đổi.

Lao động chân tay tại Mỹ đầu thế kỉ 20 - Người châu Á

Chỉ 1 thế kỉ trước, người châu Á nhập cư Mỹ vẫn được biết tới là tầng lớp lao động chân tay với thù lao rẻ mạt. Thế nhưng, tới thời điểm hiện tại, người châu Á sinh sống tại Mỹ đang có mức sống ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn cả người bản địa. Đâu là lý do dẫn tới sự thành công này?

Vào một thống kê năm 2014, nhà nghiên cứu Bill O'Reilly cho thấy người châu Á có mức thu nhập cao hơn tới 20% so với mức thu nhập của người da trắng bản địa. Ông cho rằng người châu Á có được thành tựu như vậy nhờ vào sự hỗ trợ từ gia đình cũng như cách mà họ đưa giáo dục lên thành thứ quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân.

Các nhà quản lý tại Mỹ nhận thấy sự tăng trưởng trong mức sống của người châu Á. Nếu như chỉ 70 năm trước, dân châu Á có mức thu nhập thấp nhất tại Mỹ, họ làm những công việc lao động chân tay như đào mỏ, giặt là, xây dựng... thì hiện tại mặc cho sự khó khăn, khoảng cách ngoại ngữ cũng như những hạn chế của người châu Á tại Mỹ, rất nhiều người châu Á nổi danh và thành công trên con đường tài chính.

Giáo dục có liên quan gì tới thành công của người châu Á tại Mỹ?

Đây vẫn là một bí ẩn đối với rất nhiều người Mỹ cho tới thời điểm hiện tại. Họ cho rằng chỉ với giáo dục thôi thì chưa đủ để người châu Á thành công tới vậy. Nhà kinh tế học Nathaniel Hilger thuộc Đại học Brown cho rằng: "Người Mỹ có xu hướng cho rằng người châu Á sống tại đây bất lợi hơn rất nhiều so với người bản địa, thế nhưng họ đã vượt lên thông qua đầu tư vào giáo dục để hình thành một thế hệ người Mỹ gốc Á giỏi giang hơn. Thế nhưng, đó chỉ là một nhận định không chính xác".

Ông cho rằng giáo dục có rất ít liên quan tới sự thành công của người châu Á tại Mỹ, dựa trên những nghiên cứu của ông về người Mỹ gốc Phi và người châu Á từ giữa thế kỉ 20, đặc biệt là những năm 70 của thế kỉ trước khi mà khoảng cách giàu nghèo giữa người Mỹ gốc Á giảm dần so với dân da trắng bản địa.

70 năm trước, đây là hình ảnh mà người Mỹ nghĩ tới mỗi khi nhắc đến dân châu Á.
70 năm trước, đây là hình ảnh mà người Mỹ nghĩ tới mỗi khi nhắc đến dân châu Á.

Hilger khẳng định rằng có thể người châu Á thành công là do người Mỹ ít phân biệt dân châu Á hơn, điều mà họ vẫn thường thực hiện với người Mỹ gốc Phi.

Người Mỹ gốc Á đã là một phần của Mỹ trong khoảng thời gian quá dài, những người châu Á nhập cư đầu tiên xuất hiện từ những năm 1800 khi mà công nhân Trung Quốc di chuyển tới California để xây dựng đường tàu. Sự xuất hiện của nhóm người này ban đầu khiến dân da trắng hoảng sợ, đó cũng là lý do mà cuộc thảm sát người Trung Quốc tại Los Angeles xảy ra năm 1871 khiến 20 người thiệt mạng, sự kiện này đã làm chấn động cả nước Mỹ.


Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người châu Á sống tại Mỹ bị miệt thị hơn do Nhật liên minh cùng phát xít Đức lúc bấy giờ.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người châu Á sống tại Mỹ bị miệt thị hơn do Nhật liên minh cùng phát xít Đức lúc bấy giờ.

Để cản trở người Trung Quốc nói riếng cũng như châu Á nhập cư ồ ạt vào Mỹ, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận bộ luật nhằm ngăn chặn người nhập cư gốc Trung, kể cả những lao động lành nghề. Được phê duyệt vào năm 1882 và tới năm 1924, hầu như toàn bộ người châu Á nhập cư đã bị ngăn chặn. Và để tồn tại giữa đất khách quê người, những người châu Á còn lại ở Mỹ buộc phải mở những doanh nghiệp riêng vì không ai chịu thuê họ làm việc.

Vào năm 1965, Mỹ thay đổi luật một lần nữa để thu hút những người lao động tay nghề cao tới với Mỹ, nhóm người chiếm số đông trong số người Mỹ gốc Á tính tới thời điểm hiện tại. Thế nhưng, cho tới lúc đó, những người châu Á sống tại Mỹ đã rút ngắn khoảng cách với dân da trắng nhờ khả năng kinh doanh của họ tại Mỹ.

Vào năm 1940, người Mỹ gốc Á có thu nhập thấp hơn cả người Mỹ gốc Phi. Tới năm 1970, người Mỹ gốc Á thu nhập ngang với người da trắng bản địa và từ năm 1980 tới nay, người Mỹ gốc Á có thu nhập cao hơn nhiều so với nhóm "Mỹ trắng" tại đây.

Tính cách của người châu Á luôn tập trung cho giáo dục, người Mỹ cho rằng dân châu Á thành công vì họ có nền tảng giáo dục tốt, thế nhưng theo Hilger, giáo dục không thể giúp người châu Á giàu nhanh tới thế, chỉ trong 30 năm, thu nhập của người Mỹ gốc Á đã tăng trưởng kinh ngạc, đây là điều mà giáo dục không thể giải quyết được.

Tấm màn dần được hé lộ khi Hilger thống kê về thu nhập trên giáo dục của người Mỹ gốc Á, người Mỹ gốc Phi và người Mỹ bản địa, một lần nữa nó cho thấy, giáo dục không ảnh hưởng tới thu nhập của nhóm được nghiên cứu.


Vào năm 1940, người châu Á được coi như người da đen, thu nhập của họ cũng vậy. Thế nhưng cho tới năm 1980, mọi thứ thay đổi chóng mặt, mặc cho nền giáo dục tương đồng.

Vào năm 1940, người châu Á được coi như người da đen, thu nhập của họ cũng vậy. Thế nhưng cho tới năm 1980, mọi thứ thay đổi chóng mặt, mặc cho nền giáo dục tương đồng.

Kết quả nghiên cứu của Hilger cho thấy, kể cả những người châu Á bỏ học cũng có thu nhập cao như người Mỹ bản địa và cao hơn nhiều so với người Mỹ gốc Phi. Điều này càng minh chứng cho việc giáo dục không liên quan tới sự thành công của người Mỹ gốc Á tại xứ sở này.

50% người Mỹ gốc Á trên tuổi 25 đều sở hữu bằng Đại học, so sánh với 28% người Mỹ bản địa thì học vấn của người châu Á tại Mỹ có vẻ cao hơn nhiều. Hilger cho rằng có thể đây là lý do khiến người Mỹ cho rằng người châu Á thành công là do giáo dục.

Vậy lý do gì khiến người châu Á thành công tại Mỹ?

Nghiên cứu của Hilger cho thấy, ở thời điểm đầu thế kỉ 20, những cơ hội về việc làm cho người châu Á tại Mỹ rất ít, do họ được đối xử như người da đen. Thế nhưng trải qua khoảng thời gian thích nghi, các cơ hội cho người châu Á dần nhiều lên, họ được tiếp cận mọi thứ bình đẳng như người Mỹ da trắng, đây mới chính là yếu tố tạo nên sự phát triển vượt trội của người Mỹ gốc Á.

Người châu Á có khả năng thích nghi nhanh, chăm chỉ hơn cộng thêm sự ham học hỏi, những tố chất đó giúp họ thành công hơn trong công việc. Và khi được tiếp cận lượng tài nguyên, cơ hội bình đẳng như người Mỹ bản địa, nó làm cho họ như hổ mọc thêm cánh, xây dựng nên danh tiếng của người châu Á tại Mỹ.

Mặc dù vậy, nếu so về giáo dục ở lớp cao hơn, từ tiến sĩ, giáo sư hoặc những bằng cấp với hàm vị cao, thu nhập của người Mỹ da trắng vẫn vượt trội hơn người châu Á. Một giáo sư châu Á không thể có mức thu nhập ngang bằng với một giáo sư Mỹ.

Đẩy cao tầm quan trọng của giáo dục là việc tốt, thế nhưng nó không phải lý do khiến người châu Á thành công, cơ hội cùng những tố chất của người châu Á mới giúp họ thích nghi nhanh, kiếm tiền giỏi và vượt trội hơn ở Mỹ.

Van Vu

Cùng chuyên mục
XEM