Người chân thật thường ít thể hiện, kẻ giả tạo lại nổi bật giữa đám đông: Nhìn ngay những đặc điểm này để tránh "đâm quàng bụi rậm", thiệt của, thiệt thân

25/07/2019 09:15 AM | Sống

Người thật lòng tử tế sẽ đối xử chân thành với mọi người xung quanh, trong khi kẻ giả tạo lại chỉ đối xử tử tế với người có thể đem đến lợi ích nào đó cho họ.

Con người, mỗi người đều lựa chọn cho mình một quan điểm, một cách sống và một cuộc đời riêng biệt. Lựa chọn trở thành người như thế nào là quyết định của mỗi người. Nhưng dù thế nào cũng hãy chọn cho mình cách sống chân thật. Sống chân thật không chỉ với gia đình mà còn với cả xã hội, chỉ khi ấy bản thân bạn mới cảm thấy không hổ thẹn với lương tâm.

Người chân thật

Chúng ta không đoán được trong thâm tâm người khác nghĩ gì nhưng chúng ta có thể nhìn thấy những hành động mà họ thực hiện ra bên ngoài. Người sống chân thật chính là người có cho mình sự nhất quán giữa lời nói và hành động của bản thân.

Người giả dối

Người giả dối thường đeo cho mình một chiếc mặt nạ xinh đẹp nhằm che đậy những ý định xấu xa của bản thân với người khác hoặc đơn thuần chỉ là cố giấu kín một vài điều không hay của chính mình.

Muốn biết người bên cạnh là người chân thành hay giả dối, chỉ cần lưu tâm đến những câu nói giao tiếp, những hành động của họ là đủ.

Người chân thật thường ít thể hiện, kẻ giả tạo lại nổi bật giữa đám đông: Nhìn ngay những đặc điểm này để tránh đâm quàng bụi rậm, thiệt của, thiệt thân  - Ảnh 1.

1. Người chân thật tôn trọng người khác, kẻ giả tạo chỉ tôn trọng người có tiền, có quyền

Người chân thật luôn hữu ích không toan tính, không quan tâm đến lợi ích riêng. Đặc biệt họ không có quan tâm đến địa vị của người khác khi giúp đỡ họ. Trong khi kẻ giả tạo lại luôn phải tìm ra lý do để giúp đỡ, tốt bụng với người khác.

Nếu biết đến Harry Potter trong tiểu thuyết cùng tên của JK Rowling, bạn sẽ nhận ra rằng cậu ấy chưa bao giờ để tâm đến địa vị xã hội của bạn bè mình. Trong khi Malfoy lại luôn đánh giá tất thảy mọi người dựa trên quyền lực, tiền tài của họ.

Người chân thành tìm ra cách để tôn trọng mọi người, khi mà người giả dối lại chỉ cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh chỉ nhằm mục đích lợi dụng hơn là sự chân thành.

2. Người chân thành thực hiện lời hứa, kẻ giả tạo chỉ hứa để đấy

Người chân thành sẵn sàng thực hiện lời hứa của mình, họ hứa ít nhưng thực hiện đủ. Còn kẻ giả tạo chỉ hứa cho qua chuyện, hứa nhiều nhưng làm lại chẳng được bao nhiêu.

Việc thất hứa sẽ khiến người khác buồn phiền, đó là việc người chân thành luôn tìm cách tránh. Họ sẽ cố gắng dùng sức lực của mình để thực hiện lời hứa mà họ hứa hẹn. Khi mà kẻ giả dối lại thường có xu hướng “nói được mà không làm được”, bởi lẽ lời hứa khi ấy được thốt ra chỉ để làm vừa lòng bạn chứ họ không hề có ý định thực hiện nó.

3. Người chân thật ngưỡng mộ, khen ngợi người khác

Người chân thật họ ngưỡng mộ, khen ngợi người khác bằng tình cảm chân thành của mình. Đối với họ, sự thu hút với người khác là không cần thiết, chỉ cần bản thân, gia đình luôn sống hạnh phúc, bình an là đủ.

Trong khi kẻ giả tạo lại luôn tìm mọi cách để nâng bản thân mình lên thậm chí dùng cả thủ đoạn để vươn lên vị trí cao hơn nhằm dìm người khác xuống. Một người luôn tìm cách nổi bật giữa đám đông, chắc hẳn họ sẽ có một phần nào đó là kẻ lừa dối ẩn mình mà chúng ta chưa phát hiện ra.

Người chân thật thường ít thể hiện, kẻ giả tạo lại nổi bật giữa đám đông: Nhìn ngay những đặc điểm này để tránh đâm quàng bụi rậm, thiệt của, thiệt thân  - Ảnh 2.

4. Người chân thật không khoe mẽ, kẻ giả tạo khoe mẽ khắp nơi

Sự chân thành, sự khiêm tốn của người thật thà luôn dễ dàng có được lòng tin yêu của người khác. Họ có thể sống hòa đồng, đôi khi chọn cho mình cách sống ẩn mình, kín đáo để đỡ phiền hà. Kẻ giả tạo luôn muốn mình ở vị trí cao hơn, họ sẵn sàng khoe mẽ về mọi thứ thành tích mà họ có.

Cũng giống như câu chuyện “Người đẹp và Quái vật”. Sự tương phản của Quái vật xấu xí nhưng thông minh, không khoe khoang và gã Gatson lại thích phóng đại thành tích không có thực của mình.

5. Người chân thật sẵn sàng bày tỏ quan điểm

Người chân thật luôn dám thẳng thắn đưa ra những ý kiến của mình, người có ý chí mạnh mẽ và họ tự tin với quyết định của bản thân dù đó là ý kiến trái ngược với đám đông cho thấy sự can đảm và chân thành của họ.

Kẻ giả tạo lại chỉ lén lút nói quan điểm của mình với người khác sau lưng chứ không dám trực tiếp đưa ra quan điểm của bản thân. Họ không dám bày tỏ nhưng lại sẵn sàng nói xấu quan điểm của người khác với mọi người xung quanh.

6. Người chân thật luôn tìm cách để tránh làm tổn thương người khác

Người chân thành họ quan tâm đến hoàn cảnh, tâm trạng của người khác. Họ hiểu đối phương đã hết sức và họ tìm cách lựa lời để tránh gây ra những tổn thương không đáng có.

Khi kẻ giả tạo chỉ thích hạ thấp người khác xuống nhằm mục đích nâng mình lên vị trí cao hơn. Họ sẵn sàng dùng những lời nói sát thương người khác chỉ vì sự ích kỷ muốn bảo vệ bản thân mình.

7. Người chân thành luôn tử tế, khi kẻ giả tạo chỉ tử tế khi muốn đạt lợi ích

Đối với người chân thành, họ luôn tìm cách tử tế với mọi người. Họ không muốn làm hại bất kỳ ai cho dù bị đẩy vào tình huống khó khăn.

Còn kẻ giả tạo lại chỉ cố tìm kiếm cách để lấy lòng người khác khi muốn đạt được mục đích của bản thân, sau khi đạt được họ sẽ nhanh chóng thay đổi thái độ của mình.

Người chân thật thường ít thể hiện, kẻ giả tạo lại nổi bật giữa đám đông: Nhìn ngay những đặc điểm này để tránh đâm quàng bụi rậm, thiệt của, thiệt thân  - Ảnh 3.

Lời kết

Đã từ lâu chúng ta chẳng còn bất ngờ khi phát hiện ra một người luôn tốt bụng hóa ra chỉ là vẻ về ngoài, đằng sau đó là một bộ mặt giả tạo đến không ngờ tới. Nhưng cuộc sống này thật sự tìm được sự chân thật từ người khác đâu phải điều dễ dàng.

Con người sống chân thật là một phẩm chất đáng quý. Sự chân thật, không lừa dối của bạn sẽ nhận được sự tin tưởng từ những người xung quanh. Chính sự chân thật ấy sẽ là thước đo giá trị đạo đức chuẩn xác nhất của con người.

Chỉ khi nào sống thật thà, chân thật, gỡ bỏ lớp mặt nạ bản thân vẫn đeo mỗi ngày. Bạn sẽ nhận lại được những sự chân thật như thế từ người đối diện. Nên nhớ, con người có thể sống đạo đức giả với người khác 1 lần, nhiều lần nhưng không thể sống đạo đức giả cả đời.

Nắng Mai

Cùng chuyên mục
XEM