Người bạn thực sự của Tào Tháo, khi qua đời, Tào Tháo đau lòng khóc cạn nước mắt

21/11/2019 11:16 AM | Sống

Sự mất tự tin của một người thường là kết quả của việc không nhận được sự khẳng định trong một thời gian dài, rất nhiều người không tin tưởng vào Tào Tháo, nhưng người bạn đúng nghĩa này của Tào Tháo này lại là một ngoại lệ.

Tào Tháo sinh năm 155, là một điển hình của "con nhà nòi", tổ phụ của ông là Tào Đằng là Phí đình hầu, cha của ông là Tào Tung, không chỉ tiếp nối chức Phí đình hầu, mà còn trở thành thái úy, bản thân Tào Tháo ngay từ nhỏ đã tỏ ra rất thông minh, có chủ kiến, tuy nhiên, Tào Tháo trong một khoảng thời gian dài là một người không tự tin, ngay cả sau khi trở thành Ngụy Vương, ông vẫn như vậy.

Kiến An năm 13 (tức năm 208), Tào Tháo thống lĩnh đại quân, lấy yếu thắng mạnh, đánh bại Ô Hằng nổi tiếng dũng mãnh, triệt để thống nhất phương Bắc. Kiến An năm 21 (tức năm 216), Hán hiến đế "chủ động" phong cho Tào Tháo chức Ngụy vương, chức Vương cao hơn tất cả các Vương còn lại, ra vào đều sử dụng nghi lễ như cho thiên tử, lúc này Tào Tháo trên thực tế có thể đã được xem là hoàng đế.

Trong những chư hầu tìm đến tạo quan hệ với Ngụy quốc có một sứ giả của Hung Nô, Tào Tháo khi gặp vị sứ giả Hung Nô đã cho thấy một biểu hiện không tự tin khiến người khác phải nghi hoặc. Theo "Ngụy thư" ghi chép lại, Tào Tháo "tự dĩ hành lậu, bất túc hùng viễn quốc", tự nhận mình nhan sắc không bằng ai, không đáng để người phương xa kính trọng, vì vậy đã để cho đại sư ca của mình là Thôi Diễm đóng giả làm mình, còn bản thân đứng bên cạnh đóng vai vệ sĩ.

Có thể thấy Tào Tháo khi còn trẻ rất không tự tin vào mình, dù cho đã giành được không biết bao nhiêu thắng lợi, đạt được bao nhiêu công danh trên quan trường, bao nhiêu chiến tích trên xa trường, nhưng sự không tự tin đó thì vẫn còn mãi, vì vậy mà phải nhờ người đóng giả mình khi ngoại giao.

Người bạn thực sự của Tào Tháo, khi qua đời, Tào Tháo đau lòng khóc cạn nước mắt - Ảnh 1.

Nhân vật Tào Tháo trên màn ảnh nhỏ

Sự mất tự tin của một người thường là kết quả của việc không nhận được sự khẳng định trong một thời gian dài, rất nhiều người không tin tưởng vào Tào Tháo, nhưng Bào Tín lại là một ngoại lệ.

Bào Tín sinh năm 155 tại Thái Sơn, ngay từ khi còn trẻ đã cho thấy mình là một người có chí hướng to lớn, hơn nữa, tính cách cũng nghiêm túc, trầm ổn, gặp chuyện lớn rất bình tĩnh, không hề vội vàng, nóng nảy, vì vậy Bào Tín là một người rất có tiền đồ trong mắt mọi người. Trong thế sự chiến loạn, Bào Tín cũng tập hợp được một đội quân ở quê nhà đến hưởng ứng Tào Tháo cùng đi thảo phạt Đổng Trác.

Khi thảo phạt Đổng Trác, các chư hầu đều ủng hộ Viên Thiệu là minh chủ, hầu hết mọi người đều ủng hộ Viên Thiệu, xem thường Tào Tháo, duy chỉ có Bào Tín là rất công nhận Tào Tháo, hết lần này tới lần khác nói với Tào Tháo: "Ngài sau này nhất định sẽ thống lĩnh thiên hạ, tạo dựng được bá nghiệp...", điều đáng nói là lúc này Tào Tháo vẫn chỉ là một kẻ vô danh.

Sự khích lệ của Bào Tín đã khiến Tào Tháo cảm động, đáng nói hơn là mỗi lần Bào Tín đều khích lệ Tào Tháo rằng "ngài rất giỏi", hơn nữa còn dùng hành động thiết thực để thể hiện sự ủng hộ, đem theo quân mã của mình sát cánh cùng Tào Tháo đi chinh chiến, đầu tiên là em trai ruột Bào Thao vì vậy mà chết, tiếp đó là bản thân cũng hi sinh trên chiến trường vào năm 192. Bào Tín dùng cả cuộc đời để thể hiện niềm tin với Tào Tháo, đây quả là một tình bạn đáng quý.

Người bạn thực sự của Tào Tháo, khi qua đời, Tào Tháo đau lòng khóc cạn nước mắt - Ảnh 2.

Nhân vật Bào Tín trên màn ảnh nhỏ

Tào Tháo trong mắt người đời là "gian hùng", cả đời chỉ biết sống trong sự đa nghi cùng cực, hầu như không có một người bạn thực sự nào, còn Bào Tín lại là một người bạn thực sự trong số những người bạn ít ỏi của ông. Biết được tin Bào Tín mất, Tào Tháo đã khóc rất thống khổ, đặc biệt là khi cho người đi tìm xác của Bào Tín nhưng lại không tìm thấy, Tào Tháo đã hạ lệnh điêu khắc hình Bào Tín bằng gỗ thơm và thờ cúng tỏ lòng nhớ thương, đồng thời phong hầu cho trưởng tử, và phong quan cho con thứ của Bào Tín.

Tào Tháo cả đời "lấy gỗ thơm điêu khắc hình người và thờ cúng" chỉ có hai người, một là Bào Tín, hai là Quan Vũ, nhưng Quan Vũ rõ ràng không phải là bạn của Tào Tháo, tình cảm giữa hai người chỉ là lòng ngưỡng mộ của một hùng chủ đối với một tướng giỏi, trong sự ngưỡng mộ đó có một vài phần kính trọng. Còn Bào Tín vừa hay là người đi được vào lòng đồng thời đối xử bình đẳng như những người bạn của Tào Tháo.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM