Ngoài chiến tranh thương mại, đây là những 'đám mây đen’ đang bao phủ kinh tế toàn cầu

26/02/2019 19:27 PM | Xã hội

Tuyên bố hoãn tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump giúp tạm loại bỏ một trong những lo ngại lớn nhất của kinh tế thế giới.

Diễn biến trên đã giúp chứng khoán châu Á tăng điểm trong ngày 25/2. Hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc Xinhua cảnh báo quá trình đàm phán thương mại vẫn có thể đối mặt “những bất ổn mới”.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chỉ là một trong số những mối lo ngại đang đe dọa kìm hãm tăng trưởng toàn cầu. Dưới đây là một số “đám mây đen” khác đang phủ bóng thế giới.

Ngành ôtô

Tổng thống Donald Trump đang xem xét liệu có nên áp thuế đối với xe ôtô nhập khẩu do lo ngại các sản phẩm ôtô nhập từ EU là mối đe dọa với an ninh Mỹ. Động thái này gây thiệt hại cho cả nền kinh tế Mỹ và những nước lớn như Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo công ty dịch vụ đầu tư Moody's, thuế quan cao hơn và các hành động trả đũa gây thất thoát khoảng 500 tỷ USD, tương đương 2,8% kim ngạch nhập khẩu toàn cầu năm 2017.

Trung Quốc

Các nhà hoạch định chính sách tại Trung Quốc tăng cường các biện pháp kinh tế nhằm ngăn chặn sự suy thoái tại quốc gia này. Tuy nhiên, mức độ hồi phục của kinh tế Trung Quốc phụ thuộc lớn vào thời gian “đình chiến” giữa Mỹ và Trung Quốc.

 Ngoài chiến tranh thương mại, đây là những đám mây đen’ đang bao phủ kinh tế toàn cầu  - Ảnh 1.

Ảnh: Nikkei.


Tuuli McCully, trưởng bộ phận kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tại Scotiabank cho biết: “Tôi không nhận thấy bất cứ triển vọng đầu tư nổi bật nào, cho đến khi Mỹ - Trung đưa ra các kế hoạch cụ thể nhằm tháo gỡ các vấn đề tranh cãi”.

Fed

Fed dự kiến không tăng lãi suất trong năm 2019, tuy nhiên, điều này vẫn chưa chắc chắn. Cách Fed thực thi chính sách ảnh hưởng lớn đến các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế Mỹ ảm đạm kéo theo kinh tế toàn cầu đi xuống, các kích thích tài chính mất dần và dữ liệu cho thấy kinh tế thế giới đang suy yếu.

Brexit

Anh đang đứng trước bờ vực tách khỏi Liên minh châu Âu. Các chuyên gia cảnh báo rằng điều này sẽ gây nên hỗn loạn kinh tế và giảm tốc đối với các đối tác thương mại quan trọng ở châu Âu. Thủ tướng Anh Theresa May tiến hành bỏ phiếu về sửa đổi Brexit vào ngày 12/3 – 17 ngày trước khi đến hạn Brexit.

Đức và Italia

Nền kinh tế Đức cho thấy sự yếu kém trong sản xuất và triển vọng tăng trưởng xuống thấp. Cuối năm 2018, Italia chìm vào suy thoái và dự kiến không tăng trưởng trong năm nay. Italia đối mặt với nhiều vấn đề như các khoản nợ khổng lồ, tăng trưởng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Theo Châu Anh

Cùng chuyên mục
XEM