Ngoài bán điện, đây là cách siêu đập thủy điện của Trung Quốc trở thành cây hái ra tiền, ai nghe cũng phải ngỡ ngàng

13/07/2023 19:25 PM | Kinh doanh

Sức hấp dẫn của Đạp Tam Hiệp của Trung Quốc thực sự đáng đồng tiền, bát gạo.

Ngoài bán điện, đây là cách siêu đập thủy điện của Trung Quốc trở thành cây hái ra tiền, ai nghe cũng phải ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Đập Tam Hiệp là siêu đập khổng lồ đứng đầu thế giới. Nó tọa lạc tại sông Dương Tử, Trung Quốc. Theo Visual capitalist, nước này đã mất khoảng hơn 32 tỷ USD, tương đương hơn 753 nghìn tỷ đồng (theo tỷ giá hiện tại) để xây dựng và hoàn thiện con đập.

Tân Hoa Xã đưa tin, đập thủy điện Tam Hiệp đã tạo ra 1.600 tỷ kWh điện trong 20 năm kể từ khi tổ máy phát điện đầu tiên đi vào hoạt động trong tháng 7/2003.

Năng lượng sạch do con đập tạo ra trong hai thập kỷ qua ước tính tương đương với lượng điện được sản xuất bởi hơn 480 triệu tấn than tiêu chuẩn và giảm 1,32 tỷ tấn khí thải CO2. Điều này giúp Trung Quốc xây dựng hệ thống năng lượng sạch, an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, đập Tam Hiệp không chỉ đem lại nguồn lợi lớn từ thủy điện mà còn tạo ra những nguồn thu khủng nhờ các hoạt động du lịch. Được biết, đập Tam Hiệp là địa điểm du lịch công nghiệp hàng đầu của Trung Quốc.

Ngoài bán điện, đây là cách siêu đập thủy điện của Trung Quốc trở thành cây hái ra tiền, ai nghe cũng phải ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Theo Tân Hoa Xã, dự án thủy điện này đã đón lượng khách du lịch đạt kỷ lục trong nửa đầu năm nay, nhiều hơn 50.000 lượt so với cùng kỳ năm 2019.

Thậm chí, trong kỳ nghỉ lễ hội mùa xuân 2023, nơi này đã đón khoảng 65.000 lượt khách đến thăm quan, tăng tới 260% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn theo thống kê trong 5 năm qua, đập Tam Hiệp cũng đã đón tới 10 triệu khách du lịch.

Không chỉ thúc đẩy du lịch công nghiệp, đập Tam Hiệp còn hỗ trợ không nhỏ cho hoạt động du lịch nông thôn. Được biết, vào năm 2019, khu vực xung quanh đập Tam Hiệp đã đón hơn 300 triệu khách du lịch và đem lại doanh thu lên tới 271 tỷ nhân dân tệ.

Khu vực quanh đập có nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phong phú, phương tiện giao thông hoàn thiện giúp lượng khách du lịch dễ dàng tới thăm.

Thêm nữa, trong 6 tháng đầu năm, âu tàu đập Tam Hiệp đã hoạt động 5.469 lượt, tạo điều kiện cho 21.132 tàu thuyền qua lại. Sản lượng hàng hóa thông qua đạt 81,58 triệu tấn, tăng 9,96% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia nhận định, kể từ khi âu tàu Tam Hiệp được mở để chạy thử vào tháng 6/2003, khối lượng hàng hóa đi qua đã tăng lên nhanh chóng mỗi năm.

Đứng sau đập Tam Hiệp là tập đoàn Tam Hiệp, Trung Quốc. Đây là tập đoàn hàng đầu tại nước này về năng lượng sạch cũng như xếp ở vị trí top đầu trên thế giới về thủy điện.

Ngoài bán điện, đây là cách siêu đập thủy điện của Trung Quốc trở thành cây hái ra tiền, ai nghe cũng phải ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Theo thông tin trên trang Zhihu, vào năm 2014, lợi nhuận của đập Tam Hiệp đã đạt 25,9 tỷ nhân dận tê, năm 2015 là 34,4 tỷ nhân dân tệ. Năm 2016, con số đã vượt mốc 40 tỷ nhân dân tệ (xấp xỉ 132 nghìn tỷ đồng). Và mỗi năm đều tăng lên.

Thậm chí, theo dữ liệu được công bố vào năm 2021, Tam Hiệp có thể tạo ra lợi nhuận lên tới 54 tỷ nhân dân tệ. Vì vậy, nhiều người cho rằng đập Tam Hiệp chính là “cỗ máy hái ra tiền” của Trung Quốc.

Mặt khác, lợi ích của đập Tam Hiệp không thể đo lường đơn giản bằng lợi nhuận tài chính. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc chống lũ, tưới tiêu, giao thông thủy..., góp phần hỗ trợ đời sống người dân và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Được biết, theo thống kê, đập Tam Hiệp được làm từ bê tông và thép, chiều dài lên tới 2.355 mét, đỉnh đập cao 185 mét so với mực nước biển. Thành đập cao 181 mét so với nền đá. Chưa hết, công trình đã phải dùng tới 27,2 triệu mét khối bê tông, 463.000 tấn thép và đào 102,6 triệu mét khối đất. Tổng dung lượng nước trữ của hồ chứa là 39,3 tỷ mét khối.

Tham khảo Tân Hoa Xã, Zhihu



















Theo Thùy Bảo

Cùng chuyên mục
XEM