Nghỉ hưu ở tuổi 28 với 2 triệu USD: Kế hoạch tài chính của cô gái này sẽ bật mí cách tiết kiệm tới 70% thu nhập hàng tháng

03/04/2017 18:14 PM | Kinh doanh

Livingston tiết kiệm được khoản tiền 2 triệu USD từ 40% tiền đầu tư và 60% khoản tiết kiệm thuần túy.

New York là thành phố đắt đỏ thứ nhì thế giới. Để có một cuộc sống thoải mái ở đất nước này đã khó, huống chi là việc nghỉ hưu sớm với tài khoản tiết kiệm 2 triệu USD. Hãy cùng lắng nghe JP Livingston chia sẻ bí quyết để làm được điều đó ở tuổi 28.

Giống như tất cả những người ở độ tuổi 28 khác sống ở New York, JP Livingston dành thời gian rảnh của mình để chơi với chú corgi dễ thương, nằm dài xem Netflix hay khám phá thành phố New York. Tuy nhiên điều khác biệt là cô đã nghỉ hưu ở tuổi này.

Sau khi làm việc 7 năm trong ngành tài chính, Livingston đã có một vị trí cấp cao tại công ty của riêng mình. Livingston tiết kiệm được khoản tiền 2 triệu USD từ 40% tiền đầu tư và 60% khoản tiết kiệm thuần túy. Nghỉ hưu sớm là ước mơ từ thời trung học và bây giờ cô đã thực hiện được.

Cô chia sẻ: “Nếu bạn không cần phải làm việc để kiếm tiền, bạn có thể làm bất cứ điều gì mình thích”.

Livingston đã có được một công việc hấp dẫn ngay khi còn học đại học. Nó giúp cô kiếm được khoản tiền 100.000 đôla một năm. Tuy nhiên, cô quyết tâm đạt mục tiêu độc lập tài chính và quyết định tiết kiệm 70% thu nhập hàng tháng của mình. Ngay cả khi thu nhập tăng lên hàng năm, cô vẫn không thay đổi thói quen này với lối sống vẫn giản dị. Thay vì chọn sống sung túc hơn, cô vẫn tiết kiệm nhiều hơn để đạt mục tiêu nghỉ hưu sớm.

Từ khi mục tiêu độc lập tài chính trở thành hiện thực, Livingston dành khoảng 10 giờ một tuần làm việc trên trang blog tài chính cá nhân - The Money Habit và lên kế hoạch làm việc trong khi vẫn giữ mức chi phí của hai vợ chồng hàng năm vào khoảng 65.000 đô.

Là thành phố đắt đỏ thứ hai thế giới, New York nổi tiếng với mức chi phí sống cực kì cao. Nhưng như Livingston chia sẻ, bạn có thể vừa thưởng thức cuộc sống ở thành phố này vừa có một khoản tiết kiệm khá ổn nếu làm theo những lời khuyên dưới đây.

1. Xác định những chi phí tốn kém nhất và cắt giảm chúng

Hầu hết người Mỹ dành phần lớn tiền của họ vào ba thứ: Nhà cửa, đi lại và thực phẩm. Đối với Livingston, cắt giảm chi phí tối đa ở các mảng này giúp cô tiết kiệm ít nhất 70% thu nhập của mình.

Mặc dù mức lương của cô hoàn toàn có thể cho phép cô sống trong một căn hộ xa hoa hơn nhiều. Nhưng Livingston đã chọn sống chung với một người bạn với giá 1.050 đôla một tháng - một mức giá hợp lý theo các tiêu chuẩn của New York.

Cô chia sẻ: Có lẽ những người ở tuổi cô sẽ chi tiêu khoảng 400 đến 600 đôla cho chi phí nhà ở mỗi tháng. Tính ra sẽ khoảng 7000 đôla một năm. Nhưng vấn đề chung của nhiều người là họ có thói quen tiêu xài nhiều từ khi còn đi học. Họ chỉ vừa mới tốt nghiệp đại học và đang quen với tiện nghi sang trọng.

Ngay cả khi có một mức thu nhập cao hơn, Livingston vẫn giữ một mức chi tiêu ổn định như trước. Cô và chồng mình ở trong một căn hộ có một phòng ngủ với diện tích 300 mét vuông ở phía Tây thành phố với chi phí khoảng 2.400 đôla một tháng, mặc dù lương của họ trị giá hàng triệu đô.

Bằng cách tiết kiệm một trong số những chi phí tốn kém nhất là nhà ở, Livingston có thể đầu tư thêm rất nhiều khoản khác so với bạn bè của mình. Đây có lẽ là một giải pháp phù hợp để đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm của cô.

2. Mua đồ cũ

Bạn sẽ dễ dàng mua được một món đồ cũ với giá hời ở New York, đặc biệt là thông qua các trang thương mại điện tử trực tuyến như Craigslist.


Livingston tiết kiệm tới 50% khi mua vật dụng cũ trên Craigslist

Livingston tiết kiệm tới 50% khi mua vật dụng cũ trên Craigslist

Livingston chia sẻ rằng: thông thường các vật dụng này được sử dụng chưa đến một năm, nhưng vì có quá nhiều người di chuyển mỗi năm trong thành phố nên họ sẽ bán lại những đồ này.

Cô thường xuyên mua đồ nội thất của mình thông qua Craigslist, thường chỉ còn 50% giá gốc. Ở đây bạn cũng có thể dễ dàng bán những món đồ mình không cần dùng đến với một mức giá hợp lý. Sau khi mua nếu cảm thấy không thực sự cần thiết, bạn có thể bán nó ngay.

3. Tận dụng những không gian vừa rẻ vừa đẹp trong thành phố

New York là thành phố sầm uất. Các quán bar, nhà hàng và quán cà phê tràn ngập với một thực đơn vô cùng đa dạng và nhiều mức giá hợp lý cho bạn lựa chọn. Bạn hoàn toàn có thể chọn những nơi này để gặp gỡ bạn bè thay vì gặp gỡ ở nhà - nếu căn hộ của bạn quá chật chội.

Có rất nhiều quán cà phê chỉ với 3 đến 5 đô la bạn đã có một không gian lịch sự và sang trọng để trò chuyện cùng bạn bè mình. Tận dụng những không gian này sẽ giúp bạn không phải áp lực trong việc phải sở hữu một căn hộ thật rộng lớn và tiện nghi.

4. Hãy quy đổi số tiền bỏ ra với số giờ làm việc

Đây là chiến lược mà Livingston học được trong cuốn “Your money or your life” của Robin và Joe Dominguez. Chiến lược đưa ra lời khuyên rằng trước khi mua một món gì đấy, bạn hãy tính xem mình đã phải mất bao nhiêu giờ làm việc để có được số tiền đó. Khi đó bạn sẽ biết được có đáng để bỏ tiền ra không.


Livingston dành 10 giờ một tuần làm việc trên trang blog của mình

Livingston dành 10 giờ một tuần làm việc trên trang blog của mình

Giả sử chi phí mỗi giờ làm việc bạn kiếm được 20 đô. Điều này có nghĩa để mua một chiếc iPhone với giá 700 đô, ban sẽ phải mất 35 giờ làm việc. Chiếc áo 40 sẽ chi mất của bạn hai giờ làm việc. Sau khi tính toán, bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi: có đáng để mua không?

Chiến lược này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà đôi khi nó còn giúp bạn có những khoản đầu tư chính đáng.

Đừng xem thường những khoản tiết kiệm nhỏ. Bạn có tưởng tượng được rằng, chỉ một tách cà phê thôi cũng có thể giúp bạn tiết kiệm 5 đô la mỗi ngày - không chỉ dừng lại ở 5 đô trong thời điểm hiện tại. Đó rất có thể là 1.825 đô mỗi năm và biết đâu đấy, nếu bạn đầu tư, duy trì khoản tiền này trong 10 năm và tăng lỷ lệ lợi tức 8% thì bạn sẽ có được 33.000 USD. Đây không còn là câu chuyện của 5 đôla nữa. Hãy tiết kiệm ngay hôm nay nhé!

Her Spiderum

Cùng chuyên mục
XEM