Tương lai robot sẽ ‘cướp’ hết việc làm của con người

27/08/2014 14:16 PM | Nghề nghiệp

Chỉ một số ngành nghề đòi hỏi trình độ hiểu biết và kỹ năng cảm xúc cao như nghiên cứu khoa học, kỹ sư, nghệ sỹ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và quản lý kinh doanh là có ít nguy cơ bị ảnh hưởng.

Thời đại thống trị của robot sắp đến, đó là quan điểm của phóng viên Claire Cain Miller thuộc tờ New York Times (Mỹ) đề cập đến trong một bài báo gần đây. 

Robot đang dần thay thế công nhân trong các nhà máy, trở thành những trợ lý cá nhân và thậm chí cả luật sư… Khoảng một thập kỷ nữa, chúng ta sẽ thấy robot xuất hiện ở nhiều nơi hơn nữa từ quầy bán cà phê cho đến sân bay. Xe không người lái có thể thay thế người lái taxi, quầy bán hàng tự động có thể thay thế nhân viên thu ngân.

Câu hỏi là chúng ta đang hướng đến một cuộc đảo chính của robot hay một thiên đường không tưởng?

Trung tâm Pew Research mới thực hiện khảo sát 2.000 chuyên gia công nghệ cho thấy: 52% số người được hỏi tin rằng robot sẽ không thể thay thế được nhiều công việc hơn họ tạo ra cho đến năm 2025. Tuy nhiên, 48% còn lại lại tỏ bi quan hơn nhiều. Họ đang thực sự lo lắng sự xâm nhập của robot sẽ ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Nhiều việc làm sẽ bị thay thế bởi robot trong thập kỷ tới trong khi đó những công việc mới cho con người cũng sẽ không xuất hiện. Kết quả của tình trạng này sẽ là tương lai thất nghiệp tràn lan, bất bình đẳng sâu sắc và những cuộc nổi loạn.

Trong khi đó, một số người lại cho rằng, nỗi sợ hãi này đang bị “làm quá”. Họ cho rằng, cả robot và công nghệ mới đều vẫn cần phải được phục vụ vì thế nhu cầu về lực lượng con người để phát triển và cải thiện chúng vẫn rất cần thiết.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tự an ủi mình rằng robot sẽ chỉ thay thế con người trong một vài thập kỷ mà thôi. Các chuyên gia cho rằng, cuộc cách mạng robot sẽ chỉ giống như cuộc cải cách trong ngành nông nghiệp và công nghiệp trước đó, rồi sẽ sớm trở về thế cân bằng theo hướng có lợi cho con người.

Dù chưa biết tương lai robot sẽ ra sao nhưng có một điều chắc chắn là những công nhân được đào tạo theo phương thức cổ hủ sẽ khó có thể tồn tại. Đặc biệt là những người không có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để đáp ứng hệ thống mới.

Trước mắt, con người cần phải trang bị cho mình trình độ cao hơn với sự linh hoạt và làm chủ các kỹ năng mới khi những cái cũ đã trở nên lỗi thời. Ngoài ra, chúng ta cần phải “đặt cược” để tìm kiếm những công việc mà robot khó có khả năng sâm phạm.

Những lĩnh vực an toàn sẽ là nghiên cứu khoa học, kỹ sư, nghệ thuật, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và quản lý kinh doanh, những lĩnh vực đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng cảm xúc. Những lĩnh vực này ít chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của công nghệ.

>> Robot: Nô lệ hay đồng nghiệp của con người?

T.V

vandoan

Cùng chuyên mục
XEM