[NGHỀ CỦA TÔI] Nghề lái xe buýt: Nỗi niềm của những 'hung thần đường phố'

01/06/2015 15:19 PM | Nghề nghiệp

Người ta thường ví xe buýt như “hung thần đường phố”, là kẻ nghênh ngang “không sợ trời, không sợ đất”. Nhưng họ biết đâu một trong những nguyên tắc bắt buộc của lái xe là phải đúng giờ quy định, giờ xuất bến và giờ về bến.

Cuộc thi viết "NGHỀ CỦA TÔI" đã chính thức hết hạn nhận bài dự thi từ hôm qua - 31/5/2015. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải các bài viết được ban tổ chức lựa chọn đến hết tuần này (hết ngày 7/6/2015). Các lượt like bình chọn cũng sẽ được tính hết ngày 7/6.

Hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý độc giả Bài dự thi "Nghề lái xe buýt: Nỗi niềm của "hung thần đường phố"" của tác giả Thúy Quỳnh. Mời quý độc giả đón đọc.


“Tôi chọn nghề này khi còn trẻ lắm

Tuổi đôi mươi vươn cánh bước vào đời.

Nghề nào cũng có nỗi buồn cũng có niềm vui

Cũng trăn trở giữa lẽ đời lẽ đạo”

Xã hội ngày càng văn minh và xe buýt dần trở thành phương tiện công cộng quen thuộc của mỗi người dân, từ những em học sinh đang tuổi tới trường hay những nhân viên công chức đang làm nơi công sở… Thế nhưng liệu có ai hiểu nghề xe buýt gian truân và cực nhọc tới mức nào?

Người ta thường ví xe buýt như “hung thần đường phố”, là kẻ nghênh ngang “không sợ trời, không sợ đất”. Nhưng người ta biết đâu những nỗi niềm của nghề lái xe.

Mỗi ngày ít nhất các bác tài phải lái xe từ 6 tới 8 lượt, và giữa mỗi giờ chỉ được nghỉ 10 phút để tranh thủ giải quyết những nhu cầu cá nhân. Thời gian eo hẹp nên thậm chí bữa trưa của chúng tôi cũng chỉ qua loa, đại khái. Chúng tôi thường tranh thủ mua cơm hộp ngồi ăn trên xe. Có những lúc tắc đường về muộn, chậm ca, chúng tôi vừa phải ăn bánh mì, vừa lái xe. Nào có thì giờ ăn từng miếng chậm rãi để cảm nhận hương vị của món ăn ấy, chúng tôi phải mau mau chóng chóng để có thể chợp mắt dù chỉ là vài phút, bởi lẽ nếu buồn ngủ trong khi lái xe là một điều vô cùng nguy hiểm. Đó là điều ai ai cũng biết. Chúng tôi đâu chỉ tính giờ ăn, giờ ngủ, mà chúng tôi còn phải tính từ phút đèn đỏ. Chỉ cần tính sai thì có thể sẽ muộn giờ quy định về bến.

Trong lúc mọi người vẫn còn say giấc thì những xế tài xe buýt đã phải rời khỏi nhà trong màn đêm mù mịt từ lúc 3-4 giờ sáng để chuẩn bị xe xuất bến. Hay những hôm phải làm ca chiều muộn, 12 giờ chúng tôi mới được về tới nhà. Có những người lái xe còn thấy thật khó khăn để được nhìn thấy con của mình mỗi ngày. Mưa to gió lớn chúng tôi vẫn phải đội mưa đi làm. Những hôm trời nắng nóng thì vất vả vật lộn với con đường mịt mù bụi.

Cả ngày oằn mình trên chiếc vô lăng, mỗi giây mỗi phút là những nguy hiểm đang chuẩn bị vồ vập tới, chỉ cần một tích tắc lơ đễnh là hậu quả sẽ khôn lường. Những lúc bị xe khác tạt đầu buộc phải phanh gấp, không chỉ phải nghe những lời phàn nàn hay chịu đựng sự khó chịu của hành khách trên xe, chúng tôi còn phải nghe tiếng chửi ầm ĩ của những kẻ vô văn hóa. Và nếu tai nạn xảy ra thì đó sẽ không chỉ là một vết nhơ trong cuộc đời của họ, thất nghiệp mà còn là sự ám ảnh trong suốt phần đời còn lại, là cảm giác tội lỗi luôn bủa vây họ.

Áp lực với việc nắm giữ ngàn sinh mạng của bao nhiêu con người trên xe chưa đủ. Mỗi ngày chúng tôi đâu chỉ đối mặt với con đường đầy xe cộ đang di chuyển, chúng tôi còn phải di chuyển chiếc xe kềnh càng chật kín người trong giờ cao điểm.

Những người lái xe ấy luôn thường trực sự đau đầu. Đau đầu vì khách với những tiếng nói chuyện “thoải mái” giữa chốn đông người hay những vị khách kì quặc luôn thích gây sự, chúng tôi vẫn phải nhịn đủ điều vì chỉ cần quát mắng khách là thể nào cũng sẽ bị phạt. Đau đầu vì xe mỗi lần còi hỏng, xi nhan hỏng hay cửa lên xuống bị kẹt, điều hòa thì lúc được lúc không và thậm chí là mỗi lần xe bị xịt lốp. Muôn vàn nỗi lo cứ đè nặng lên đôi vai họ. Hay cả khi xe đã quá đông, buộc phải bỏ điểm dừng, lúc ấy lại là những tiếng chửi thầm của những hành khách ở dưới bến.

Tình trạng tắc đường diễn ra “như cơm bữa”, lượng người đi xe buýt luôn quá tải, áp lực muộn giờ… khiến tài xế nhiều khi vô cùng căng thẳng. Do đó, đôi khi không thể tránh được một số va chạm với hành khách đi xe.

Trong khi đó, nhiều người lại không thể hiểu hết được những “cái khó” này của chúng tôi. “Tiếng lành đồn gần, tiếng xấu đồn xa”, làm tốt thì chúng tôi chỉ được ghi nhận trong cơ quan, các đồng nghiệp biết với nhau còn nếu chỉ sơ sảy một chút, có vấn đề gì là báo chí làm um lên, dư luận bức xúc ngay.

Điều này rõ ràng không công bằng. Muốn chất lượng xe buýt tốt lên, không chỉ cần sự cố gắng của nhân viên xe buýt mà còn cần thiện chí từ hành khách đi xe buýt nữa. Ai cũng cố gắng một chút thì mọi thứ mới tốt lên được”.

Vất vả là thế nhưng liệu có ai hiểu cho nghề tài xế xe buýt?

Chỉ là người mỗi ngày bắt đầu một cuộc hành trình trên chiếc xe buýt, có lẽ sẽ không thể nào hiểu sâu sắc như những con người vẫn từng ngày từng giờ đánh vật với những cung đường ngoằn nghèo và đông nghịt, những hiểm nguy bất chợt nhưng hi vọng phần nào giúp các bạn hiểu và thông cảm cho những người lái xe buýt – “những hung thần đường phố”.

Thúy Quỳnh

>> Các bài dự thi khác:

Nghề SEO: Thức trắng bao đêm để đưa website lên top đầu

Bác sĩ khoa tâm thần: Âm thanh vui vẻ từ những câu hát vu vơ của bệnh nhân

Vận động viên: Đằng sau tấm huy chương là nước mắt bội bạc

Giáo viên đặc biệt: Tình yêu với những đứa trẻ khuyết tật

Tâm sự của một nhân viên bán hàng đa cấp

Nghề phu đường: Ăn suất cơm hộp nhớ mâm cơm nhà

Nghề đòi nợ: Chớ đẩy con nợ vào đường cùng

Tôi đã bỏ qua con đường vào đại học như thế nào?

Lương y như từ mẫu - Nghề tôi đã chọn

Cho thuê sách - Yêu nghề theo cách của riêng tôi

Nghề cầm bút - Không phải việc gì cũng bắt đầu từ ước mơ

Chúng tôi mang những bí mật "sống để bụng, chết mang theo"

Tôi khoác trên mình màu xanh áo lính

Dưới lòng phố những tên lính ẩn mình


Mời các bạn tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình và gửi các bài dự thi cuộc thi viết "NGHỀ CỦA TÔI" đến 2 địa chỉ: Ms Kỳ Anh - anhnguyenthiky@vccorp.vn và Mr Quốc Dũng - dungtranquoc@vccorp.vn

Tiêu đề email ghi theo cú pháp: Chuyện nghề_Tên bài dự thi_Họ tên

Ví dụ: Chuyện nghề_Nghề Biên Tập_Nguyễn Quỳnh Trâm

Một người có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi. Người dự thi phải cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu sau:

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

01 giải “Tác phẩm xuất sắc nhất” do Ban tổ chức bình chọn, trị giá 4 triệu VNĐ tiền mặt.

01 giải “Tác phẩm được bạn đọc yêu thích nhất” do bạn đọc bình chọn: Tác phẩm được mọi người Like và Share nhiều nhất (Thông qua các mạng xã hội Facebook, G+). Trị giá 4 triệu VND tiền mặt.

10 giải khuyến khích, trong đó có 5 giải do BBT bình chọn, 5 giải có số lượng like/share cao. Mỗi giải 1 triệu đồng.

Ngoài ra, các tác giả đạt giải cũng sẽ được tặng kèm một phần quà ý nghĩa của ban tổ chức.

Những bài viết hay nhưng không nằm trong danh sách đoạt giải sẽ được chọn đăng trên báo điện tử Trí thức trẻ và CafeBiz, tác giả được trả nhuận bút theo khung nhuận bút của tòa soạn.

Thúy Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM