Chuẩn bị gì khi đi gặp một khách hàng tiềm năng?

20/09/2014 07:39 AM | Nghề nghiệp

Phải làm sao để các khách hàng tiềm năng thấy rằng bạn là chuyên gia thành thạo và đáng tin cậy, có thể giúp người mua dễ dàng suy nghĩ và quyết định.

"Đặt lịch" được một cuộc hẹn trực tiếp với khách hàng tiềm năng thường rất vất vả và tốn kém. Tuy nhiên, điều này lại vô cùng quan trọng và không một công cụ nào có thể thay thế. Việc gặp trực tiếp cho phép các nhân viên kinh doanh thu thập bức tranh tổng quan về khách hàng, điều sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho chiến dịch bán hàng. Các khách hàng tiềm năng sẽ thấy rằng nhóm bán hàng là các chuyên gia thành thạo và đáng tin cậy, có thể giúp người mua dễ dàng suy nghĩ và quyết định.

Dưới đây là 7 lời khuyên để có cuộc hẹn trực tiếp với khách hàng tốt nhất.

1. Hãy là một người chuẩn bị kỹ càng. Một vài phút trước khi bước vào phòng hội thảo bạn sẽ thấy có gì đó chưa được chuẩn bị chu đáo. Đó là lý do tại sao bạn cần tự tay chuẩn bị máy chiếu và Wifi di động. Có vài thứ hay bị sai sót ở bước này, vì vậy luôn đề phòng mọi rủi ro.

2. Hãy tắt điện thoại. Nếu bạn ghi chép trên máy tính bảng, tắt tiếng bàn phím gây phiền hà. Người thuyết trình cần kiểm tra xem hòm mail làm việc với khách hàng đã tắt chức năng nhận thông báo mail đến chưa. Bạn sẽ rất mất tập trung khi các thông báo email làm gián đoạn phần trình bày.

3. Đưa ra ghi chú. Bắt đầu buổi hẹn bằng cách nói với khán giả một cách chính xác những gì họ sẽ được biết. Bảo đảm với họ rằng bạn đã sắp xếp chương trình để tối ưu hóa thời gian của họ và bạn sẽ kết thúc chỉ trong 15 phút. Nói rằng bạn vui lòng ở lại nếu có câu hỏi bổ sung. Đa số là, bạn sẽ thấy khán giả ở lại lâu hơn so với thời gian quy định.

4. Sắp xếp những lời giới thiệu. Nếu bạn có một lượng lớn khách hàng, tránh giới thiệu vòng tròn. Chúng sẽ làm mất quá nhiều thời gian quý báu của bạn. Hãy dùng tờ ghi danh để làm những điều bạn cần. Hãy nhớ rằng nhóm khách hàng thường đã quen biết nhau.

5. Bỏ đi những điều thừa thãi. Đừng bắt đầu trình bày với một slide nói về lịch sử của chúng tôi hoặc chúng tôi là ai hay tầm nhìn của chúng tôi. Đây là cách chắc chắn để đánh mất khách hàng. Những thông tin trên khách hàng đã biết trước khi gặp bạn và muốn biết về sản phẩm chứ không phải về công ty bạn.

6. Nói chuyện một cách chân thành. Mô tả những dịch vụ bạn cung cấp. Hãy nói về chúng với thiện chí lắng nghe mọi đóng góp hoặc giải pháp từ khách hàng. Hãy minh bạch về những điểm mạnh và cơ hội để cải thiện sản phẩm. Đề nghị sẵn sàng hợp tác để làm sáng tỏ bất cứ vấn đề gì đối tác còn nghi vấn.

7. Tìm người có ảnh hưởng. Nhiều lúc bạn sẽ thấy rằng những tiếng nói có ảnh hưởng nhất trong nhóm khách hàng lại không có một vị trí tương ứng trong việc mua hàng. Đây là một ví dụ điển hình của việc phân cấp quyền lực so với ảnh hưởng thực sự. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ vị trí những người này trong phòng. Những khách hàng quan trọng này có thể lặng lẽ đạp đổ hay tiếp sức cho những nỗ lực của bạn.

Lần đầu tiên thuyết trình trong 1 cuộc hẹn trực tiếp sẽ khiến bạn rất hồi hộp. Vì vậy, đừng đặt quá nhiều áp lực lên bản thân về việc tạo ấn tượng bước đầu. Chuẩn bị chu đáo, tuân thủ quy tắc xã giao và tiếp cận khán giả một cách chân thành sẽ là con bài chủ chốt giúp bạn có  được cuộc hẹn thứ hai.

>> Khách hàng thông minh - Họ là ai

Phương Vi

Phương Vy

Cùng chuyên mục
XEM