Chuẩn bị gì để trở thành một freelance toàn thời gian?

03/12/2014 14:07 PM | Nghề nghiệp

Quyết định từ bỏ công việc full-time và chuyển sang freelance toàn thời gian là một sự mạo hiểm, nhưng bạn sẽ được làm công việc mình yêu thích.

Nghề tự do là cách tuyệt vời để vừa kiếm thêm tiền vừa theo đuổi đam mê. Tuy nhiên, đối với một số người đam mê sáng tạo và các loại hình kinh doanh, sẽ đến lúc họ tự hỏi liệu có nên trở thành một freelance toàn thời gian hay không.

Quyết định từ bỏ công việc full-time và chuyển sang freelance toàn thời gian là một sự mạo hiểm, nhưng bạn có thể cân nhắc việc được làm việc cho chính mình, với những dự án mình yêu thích. Với sự chuẩn bị kỹ càng, thông tin chính xác và lòng can đảm tuyệt đối, bạn có thể sẵn sàng từ bỏ công việc full-time và tiến tới sự nghiệp freelance toàn thời gian.

Hãy xem các bước để bắt đầu.

1. Có một tầm nhìn

Trở ngại đầu tiên trên con đường để bắt đầu một công việc tự do là trở ngại lớn nhất: Vượt qua được trở ngại tâm lý mà mọi người gây sức ép cho bạn “Bạn không thể và bạn sẽ không làm được”

Để khắc phục hội chứng kẻ mạo danh (ý tưởng rằng bạn đang bắt chước ai đó mà bạn không thích hợp), cho bản thân thấy rằng công việc tự do cũng có thể thực tế. Ý tưởng của bạn không phải ý thích nhất thời; nó là một kế hoạch kinh doanh. Bắt đầu quá trình này bằng cách xây dựng tên doanh nghiệp và tạo ra tầm nhìn cho thương hiệu công ty của bạn.

Điều này sẽ giúp bạn tạo ra hình ảnh tinh thần cho việc kinh doanh của bạn và vạch ra một con đường thực tế, rõ ràng để theo đuổi.

2. Quyết định hình thức kinh doanh

Bạn có thể vận hành công việc kinh doanh tự do của mình với quyền sở hữu duy nhất như những doanh nghiệp do một cá nhân điều hành. Hoặc bạn có thể thiết lập một thực thể pháp lý cho doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc tập đoàn.

Nhiều freelancer lựa chọn thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn vì nó đem lại những lợi ích pháp nhân mà không phải đối mặt với sự phức tạp của công ty tư nhân. Xem xét mục tiêu kinh doanh và hoạch đinh cho bản thân các loại lợi ích đi kèm với mỗi loại hình kinh doanh. Sau đó thiết lập các quy trình hình thành, phát triển và thành lập doanh nghiệp của bạn.

Bạn có thể quyết định thay đổi hình thức kinh doanh sau, nhưng sẽ tốt hơn khi có một kế hoạch từ đầu để bạn có thể sắp xếp kế hoạch kế toán và thuế.

3. Tạo tài liệu marketing

Đặt nền móng bằng cách phát triển tài liệu marketing, bằng cách này bạn có thể bắt đầu tạo sự chú ý trước khi chính thức ra mắt công ty. Ở mức tối thiểu, thiết lập một trang web, tạo tài khoản Twitter và Facebook cùng với danh thiếp.

Khi bạn bắt đầu nói với gia đình, bạn bè và những người quen về sự phiêu lưu mới của bạn trong nhiều tuần hay nhiều tháng trước khi khởi động, bạn sẽ muốn có tài liệu thông báo cho họ về điều đó.

Bắt đầu mạng lưới và xây dựng nên sự quan tâm ngay khi bắt đầu. Bạn có thể ngạc nhiên bởi các mối  giới thiệu từ gia đình và bạn bè khi họ hiểu đầy đủ về doanh nghiệp của bạn và biết gửi những khách hàng tiềm năng tới đâu.

4. Chuẩn bị hồ sơ năng lực

Không bao giờ khởi động một sự nghiệp freelance trước khi bạn có kinh nghiệm tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Chờ đợi việc khởi động cho đến khi bạn có nhiều sản phẩm hay dịch vụ mẫu có chất lượng.

Nếu bạn không thể sắp xếp một hồ sơ năng lực các mẫu sản phẩm hay dịch vụ đại diện chính xác công việc của bản thân, hãy dừng lại, một bộ hồ sơ năng lực sẽ là công cụ tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ.

Tạo mẫu cho hồ sơ năng lực của bạn không khó, nhưng có thể mất nhiều thời gian và nguồn lực. Nếu bạn không có công việc trước đây để đưa vào hồ sơ năng lực, hãy tạo ra nó. Cung cấp dịch vụ của bạn miễn phí hoặc chỉ sản xuất một số mẫu trong thời gian rảnh rỗi của bạn.

5. Thiết lập quy trình tài chính.

Trước khi công việc bắt đầu vào guồng, hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị sẵn sàng. Thiết lập giá cả, làm hóa đơn mẫu, lên kế hoạch kế toán và xem xét số tiền để dành cho các loại thuế.

Sẽ dễ dàng hơn khi việc kế toán đi theo xuyên suốt công việc so với dồn lại một cục. Vì vậy, tạo ra các quy trình để bạn có thể bắt đầu bằng cách giữ cho hồ sơ tài chính có tổ chức.

6. Bảo đảm một số khách hàng

Trong khi làm các công việc khác, dành thời gian sau giờ làm việc và ngày cuối tuần để xây dựng lượng khách hàng trong tương lai. Xây dựng một cơ sở khách hàng ban đầu và dự trữ một ít tiền trong ngân hàng là điều bắt buộc khi trở thành freelancer.

Bạn không cần phải khởi động đầy đủ doanh nghiệp của bạn để tìm khách hàng. Lên mạng và nhờ bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp giới thiệu, điều đó sẽ giúp bạn kiếm được một số công việc ban đầu.

7. Tin tưởng vào bản thân

Những việc liều lĩnh bắt đầu với niềm tin của bạn vào chính mình, nếu bạn nghi ngờ vào khả năng thành công của bản thân, bạn sẽ không tìm thấy nó. Bạn sẽ thấy mình tự đặt câu hỏi và nghi ngờ khả năng của mình cho dù bạn đã có đủ điều kiện để thực sự làm việc cho bản thân. Nhưng thay vì để cho những suy nghĩ này lấy đi sự tự tin, bạn hãy thay đổi thái độ của mình.

Bạn hãy suy nghĩ tới những freelancer, những chủ doanh nghiệp thành công mà bạn biết. Không tiếp tục suy nghĩ theo kiểu "Tôi không thể làm được những gì họ làm", thay vào đó là "Nếu họ có thể, tại sao tôi lại không?"

Mọi người có thể bắt đầu ở bất cứ đâu, vì vậy thừa nhận nghi ngờ của bạn, sau đó vượt qua chúng. Điều này cần có sự rèn luyện, nhưng là một sự rèn luyện quan trọng. Bạn không thể bán cho khách hàng thứ mà bạn không bán được cho chính mình đầu tiên.

Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang hoàn toàn có đủ tinh thần đầu tư vào công việc freelance toàn thời gian trước khi từ bỏ công việc full-time của mình.

Những bước chuẩn bị này có thể được hoàn thành khi bạn tiếp tục làm công việc full-time. Tập trung vào việc hoàn thành từng trở ngại và sau đó bạn sẽ sẵn sàng để khởi động sự nghiệp freelance toàn thời gian với các nguồn lực cần thiết, sự tự tin và can đảm.

>> 5 kỹ năng làm việc nhóm

Phương Vy

Phương Vy

Cùng chuyên mục
XEM