Ngày tàn của những bộ vest: Khi chỉ những nhân viên đi xin việc mới phải đóng thùng, còn các sếp tha hồ mặc gì mình muốn

22/10/2019 14:02 PM | Xã hội

Những bộ vest lịch lãm, chỉnh chu từng là biểu tượng quyền lực cũng như trang phục không thể thiếu của người thành đạt, nhưng giờ đây chúng đang mất dần đi bản sắc cũng như quyền lực của mình trong xã hội. Thậm chí, nhiều người giờ đây chỉ mặc vest khi họ đi xin việc, cầu cạnh ai đó hoặc gặp vấn đề rắc rối.

Tháng 4/2018, Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg khiến công chúng ngạc nhiên khi hiếm hoi mặc vest tham gia buổi điều trần trước nghị viện Mỹ về tính hợp pháp khi sử dụng dữ liệu cá nhân cũng như mối liên quan đến các tin tặc Nga. Giới truyền thông khi đó gọi vui bộ vest mà Zuckerberg mặc là "Bộ vest xin lỗi" khi nhà sáng lập này hiếm khi mặc chỉn chu đến vậy trong các buổi lễ lớn.

Trong quá khứ, những bộ vest sang trọng là biểu tượng của sự lịch lãm, chuyên nghiệp và đẳng cấp thì ngày nay, với sự phát triển của công nghệ cũng như may mặc, việc mặc chỉnh chu đã trở thành sự trói buộc.

Những đại gia thực sự, những người nắm quyền lực trong tay sẽ mặc bất cứ thứ gì họ muốn miễn là thoải mái và giải quyết được công việc trong khi việc mặc vest trở thành nghi lễ hay để xin xỏ, xin việc, xin lỗi hoặc thể hiện sự phục tùng với người khác.

Ngày tàn của những bộ vest: Khi chỉ những nhân viên đi xin việc mới phải đóng thùng, còn các sếp tha hồ mặc gì mình muốn - Ảnh 1.

Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg

Nếu Mark Zuckerberg thực sự có quyền lực, chẳng đời nào anh ta mặc vest ra đường. Bạn sẽ nghĩ sao nếu nhà sáng lập Steve Job của Apple đóng thùng chỉnh chu khúm núm đứng trước hàng nghìn người giới thiệu về chiếc iPhone mới?

Số liệu của hãng phân tích thị trường Kantar cho thấy doanh số bán vest nguyên bộ đã giảm 7% hàng năm, cà vạt giảm 6% và áo khoác blazer là 10%. Hàng loạt các nhãn hiệu thời trang đã giảm sản xuất mẫu quần áo đóng thùng để chuyển sang các thiết kế trẻ trung, sang trọng hơn. Những chuyên gia thời trang về vest như Moss Bros cũng đã phải cắt giảm 3% lợi nhuận dự báo.

Hãng Goldman Sachs, từng đầu tư vào các thương hiệu trời trang nhe Armani hay Gucci, tuyên bố họ đang dịch chuyển sang những thiết kế trẻ trung hơn thay cho các bộ vest cổ điển già nua.

Vậy vì sao những bộ vest, biểu tượng quyền lực một thời lại dần mất giá đến vậy?

Khi những chiếc vest mất đi quyền năng

Trong quá khứ, cách ăn mặc từng được đánh giá cao khi cuộc sống còn khó khăn và ngành may mặc còn chưa thực sự bùng nổ. Sự phân tầng giữa nhân viên và ông chủ, người giàu và người nghèo, lao động cổ xanh hay cổ trắng được định hình khá nhiều qua trang phục.

Việc bạn bước vào phòng với bộ vest sang trọng hay với một bộ quần áo nhàu nhĩ sẽ khiến đối tác, nhân viên hay đồng nghiệp đánh giá. Tại Mỹ vào thời kỳ hậu Thế chiến II, những bộ vest trở thành thứ không thể thiếu với cánh đàn ông. Họ mặc chúng khi đi biểu tình, đi xem thi đấu thể thao hay thậm chí là khi đi dạo phố.

Tuy nhiên, khi mảng may mặc phát triển với hàng loạt những chuỗi cửa hàng thời trang, khi quần áo ngày một rẻ và phổ biến, khi công nghệ phát triển đến mức đồng nghiệp chưa chắc đã cần phải gặp mặt nhau để làm việc thì đồ vest dần mất tầm quan trọng. Đời sống người dân lên cao khiến ngay cả những kẻ ăn mày cũng có thể khoác lên mình bộ vest.

Khi đó, bạn không cần phải đóng thùng chỉnh tề mới chứng tỏ được quyền lực của mình với nhân viên bởi những bộ vest vô hình chung đã trở thành trang phục bình dân mà các bạn trẻ đi xin việc hay mặc.

Ngày tàn của những bộ vest: Khi chỉ những nhân viên đi xin việc mới phải đóng thùng, còn các sếp tha hồ mặc gì mình muốn - Ảnh 2.

Vest từng là thứ không thể thiếu với cánh mày râu thời kỳ hậu Thế chiến II

Thêm nữa, sự bùng nổ của các công ty công nghệ khiến gu ăn mặc của giới văn phòng dần thay đổi. Những kỹ sư máy tính, nhà lập trình hay thiết kế chẳng có nhu cầu phải mặc vest cho ai xem. Cái họ cần là chất lượng công việc, tiến độ dự án. Bạn có thể thấy dễ dàng điều đó qua những startup khi nhân viên có thể ăn mặc thoải mái miễn hoàn thành được công việc.

Tất nhiên, những công việc đặc thù vẫn cần những bộ vest, nhưng bạn có lưu ý thấy rằng đa phần người mặc vest ngày nay làm những công việc cầu cạnh khách hàng, đối tác hoặc để phục vụ một ai đó trong khi đa phần những ông chủ lớn thực sự chẳng quan tâm lắm đến vấn đề này.

Khi bạn thực sự có quyền lực, hoặc ít nhất là nằm được quyền kiểm soát tình hình tương đối thì bạn có thể mặc bất cứ thứ gì mình muốn và thường đó không phải một bộ vest vì chúng chẳng thoải mái chút nào.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI cho mặt hàng vest tại Mỹ vào tháng 6/2019 do Cục thống kê lao động Mỹ (BLS) công bố đã giảm 25% so với cùng kỳ năm 2000. Thậm chí, đà suy giảm của vest diễn ra ngay cả khi CPI cho ngành may mặc dần hồi phục trở lại từ sau khủng hoảng 2008, qua đó cho thấy người tiêu dùng đã dần chán những mẫu đóng thùng bất tiện.

Số liệu của Euromonitor cho thấy doanh thu vest tại Mỹ năm 2018 đã giảm xuống còn 1,9 tỷ USD so với 2,2 tỷ của năm 2013. Doanh thu vest nữ cũng giảm từ 795 triệu USD xuống 402 triệu USD cùng kỳ. Tổng số lượng vest nam bán ra trong năm 2018 tại Mỹ vào khoảng 8,6 triệu chiếc, nếu chia cho toàn bộ số đàn ông Mỹ thì mỗi người chỉ sở hữu 7% của 1 bộ vest.

Con số trên nếu so sánh với thập niên 1940 thì hoàn toàn nhỏ bé. Số liệu của Hiệp hội sản xuất may mặc quốc gia (NCMA) thời đó cho thấy bình quân mỗi người đàn ông Mỹ mua mới nửa bộ vest mỗi năm, tương đương doanh số 25 triệu chiếc vest được bán ra.

Với mức giá bình quân cho mỗi bộ vest thời đó, vào khoảng 50 USD thì tổng doanh thu của ngành may mặc này đạt tới 1,25 tỷ USD, nếu tính lạm phát thì tương đương với 12,5 tỷ USD ngày nay. Đây là chưa kể đến số lượng nam giới Mỹ thời đó chỉ bằng một nửa so với ngày nay.

Ngày tàn của những bộ vest: Khi chỉ những nhân viên đi xin việc mới phải đóng thùng, còn các sếp tha hồ mặc gì mình muốn - Ảnh 3.

Ăn mặc chỉnh chu giờ đây chẳng quan trọng bằng hiệu quả công việc

Mọi chuyện đã thay đổi khi hiện nay chỉ những người không quyết định được mình thích mặc gì mới phải tuân theo quy định về trang phục, trong khi những ông chủ quyền lực hiếm khi cần điều đó.

"Ngày nay, để có thể tự tin nói rằng mình có thể không cần mặc vest thì bạn phải có vai vế xã hội vô cùng lớn… Sự phổ biến của vest khiến chúng giờ đây trông rẻ tiền hơn hình ảnh sang trọng lịch lãm vốn có của nó". Giáo sư Deirdre Clemente về lịch sử văn hóa của trường đại học Nevada-Mỹ thừa nhận.

Thậm chí cả những người làm trong nghề bắt buộc phải mặc vest như công tố viên Christopher Kratovil cũng nhận định đóng thùng chẳng mấy chốc sẽ biến mất trong tương lai. Mọi người trong phòng xử án thường cố gắng tháo bỏ khỏi lớp cà vạt và áo vest nóng nực ngay sau phiên xử bởi chúng chẳng giúp gì nhiều trong công việc ngoài giữ hình ảnh.

"Nghe có vẻ trớ trêu nhưng ngày nay nếu bạn mặc vest trong một buổi gặp mặt, chúng có thể tạo nên sự hiểu nhầm. Mọi người sẽ nghi vấn tại sao bạn lại mặc vest, có chuyện gì nghiêm trọng đang xảy ra hay không?", công tố viên Kratovil cười nói.

AB

Cùng chuyên mục
XEM