Ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn chú ý đến mảnh đất màu mỡ C2C và đây là lý do tại sao

23/03/2017 08:00 AM | Kinh doanh

C2C là mô hình kinh doanh cá nhân bán cho cá nhân và hầu như chỉ xuất hiện trên các forum, mạng xã hội thì hiện tại các doanh nghiệp và thương hiệu lớn cũng bắt đầu bước vào phân khúc này.

Nếu như trước đây, các trang thương mại điện tử C2C (cá nhân bán cho cá nhân) được coi là vùng trời riêng của các cửa hàng nhỏ và các cá nhân kinh doanh online thì hiện tại mọi thứ đã không còn như vậy.

Trở lại 3 – 5 năm trước, khi vatgia, enbac chotot.vn là những cái tên nổi bật cung cấp một địa chỉ chuyên cho các cá nhân trao đổi mua bán hàng hóa, rất hiếm khi người tiêu dùng nhìn thấy một công ty hay nhà phân phối chính hãng xuất hiện tại những địa chỉ này.

Tuy nhiên từ cuối 2016, dạo trên những sàn thương mại điện tử hàng đầu theo hình thức C2C như Shopee hay Sen đỏ đều dễ dàng nhận thấy các gian hàng của các đại lý phân phối chính hãng của hàng loạt thương hiệu nổi tiếng. Câu hỏi quan trọng là vì sao lại có xu thế này diễn ra?

Nơi nào có thị trường, nơi đó có doanh nghiệp

Sự lấn sân của các doanh nghiệp lớn sẽ rất dễ hiểu nếu so sánh với bài học từ Facebook. Vào thời điểm mới ra mắt, mạng xã hội này được định nghĩa là nơi xây dựng trang cá nhân (profile) cho mọi người để chia sẻ cảm xúc.

Với sự phát triển thần tốc với hàng trăm triệu người dùng, Facebook nghiễm nhiên trở thành một thị trường cực lớn để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Hiện nay, ngoài website, fanpage cũng được coi là một kênh thông tin chính thức của doanh nghiệp.

Cũng tương tự như vậy, mô hình sàn thương mại điện tử C2C được dự báo trong vòng 3 năm tới có tốc độ phát triển vào khoảng 20%.

Sàn thương mại điện tử Shopee hiện ghi nhận hơn 4 triệu lượt cài đặt ứng dụng tính riêng tại thị trường Việt Nam và hơn 29 triệu lượt nếu tính trên 7 quốc gia mà mô hình này có mặt. Không khó hiểu khi các sàn C2C sẽ trở thành một nơi tập trung một lực lượng người tiêu dùng cực lớn và nhiều đại lý phân phối chính thức của các thương hiệu đã bắt đầu tham gia thị trường này.

C2C không còn là rao vặt trực tuyến

Trước đây khi TMĐT mới manh nha phát triển, quy mô thị trường còn nhỏ, hạ tầng chưa có nhiều ưu điểm, các mô hình phục vụ C2C đa phần là rao vặt trực tuyến. Theo đó, các cá nhân, cửa hàng nhỏ lẻ đăng thông tin sản phẩm, mọi thủ tục còn lại như liên lạc, thanh toán, giao hàng đều thực hiện thủ công. Hình thức này không có tính hiệu suất và quy mô.

Trao đổi cùng Shopee - sàn thương mại điện tử theo mô hình C2C được coi là phát triển mạnh mẽ nhất Việt Nam thời điểm hiện tại, đại diện mô hình này cho chia sẻ, mặc dù được định nghĩa là sàn C2C, giao dịch giữa cá nhân với cá nhân nhưng thực chất mọi quy trình hoàn tất đơn hàng đều đã được hoàn thiện, thực hiện tự đồng thông qua hệ thống. Chính vì vậy rào cản lớn về tính quy mô vận hàng đã được giải quyết triệt để.

Bài toán hiện tại chỉ là làm sao để tối ưu hóa quy trình của doanh nghiệp để linh hoạt hơn trên thị trường mới này.

Đại diện Shopee cho biết thêm, hiện tại rất nhiều thương hiệu hoặc đại lý chính hãng tại Việt Nam đã mở gian hàng tại Shopee để quảng bá thương hiệu cũng như tiếp cận thị trường tiêu dùng này tốt hơn. Vào ngày 24/03/2017, sàn thương mại điện tử này còn tổ chức Ngày hội thương hiệu (Brand Day) là sự kiện tập hợp rất nhiều các thương hiệu đã tham gia trên Shopee cùng đồng loạt khuyến mại cho người tiêu dùng tại đây. Thông tin chương trình được sàn này đăng tải chính thức tại “Ngày hội thương hiệu trên Shopee

Theo kết quả một cuộc khảo sát của Bizweb.vn năm 2016 thực hiện với 5000 doanh nghiệp thì các sàn thương mại điện tử là một trong bốn kênh bán hàng và tiếp thị hiệu quả nhất đối với kinh doanh online. Việc ngày càng nhiều thương hiệu chú ý tới các sàn C2C tạo một cơ hội tốt hơn cho người tiêu dùng tận hưởng các sản phẩm chính hãng nhưng đồng thời với thuận tiện mua sắm theo hình thức quen thuộc. Dự báo trong năm 2017 này, ngày càng nhiều doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm kênh tiếp thị hướng tới C2C

A.D

Cùng chuyên mục
XEM