Ngay cả Đường Tăng muốn lấy được chân kinh cũng phải tưởng tượng: Muốn làm nên chuyện gì đó, hãy ảo tưởng!

05/01/2020 14:02 PM | Sống

Quãng thời gian từ 20 tới 30 tuổi, gần như là giai đoạn mà ta phải đưa ra nhiều lựa chọn nhất, từ đại học ra xã hội, từ độc thân đến bước vào một mối quan hệ thân mật, từ phụ thuộc gia đình đến một mình sinh tồn ngoài xã hội, 10 năm trưởng thành nhạy cảm nhất này đồng thời cũng là khoảng thời gian chúng ta trưởng thành nhanh nhất. Nếu bạn không biết mình nên đi thành phố nào, làm công việc gì, kết hôn với ai sẽ được hạnh phúc, bạn sẽ làm sao? Nếu bạn sợ phải lựa chọn, phải làm sao?

Muốn làm nên chuyện gì đó, hãy ảo tưởng

Người nói ra câu nói này là Liang Ning, một cô thôn nữ Trung Quốc, người hiện tại có thể ngồi đàm đạo với những người đẳng cấp như Lei Jun (người sáng lập ra thương hiệu Xiaomi).

Cô ấy nói, khi chúng ta không can tâm tình nguyện hay không thể thay đổi được hiện trạng, chúng ta sẽ giống như rơi vào ảo tưởng, ảo tưởng chính là mất đi trạng thái bình thường, quen với việc so sánh và tính toán, đặt bản thân vào một trạng thái không chắc chắn.

Cô ấy nói về tác phẩm "Tây du kí".

Khi Đường Tăng tới được Tây Thiên, ông đột nhiên phát hiện ra, thực ra từ trước tới nay chỉ có một mình ông đi lấy kinh, không có Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới hay Sa tăng, tất cả mọi nhân vật đều là một Đường Tăng khác do ông tưởng tượng ra để đồng hành với mình.

Tôn Ngộ Không, chính là phiên bản mình không sợ bất cứ điều gì, không bao giờ chịu khuất phục, lên trời xuống biển cũng phải tìm cho ra cách giải quyết vấn đề.

Trư Bát Giới chính là phiên bản con người thật của mình, biết sợ hãi, đôi lúc muốn từ bỏ và muốn thư giãn, thả lỏng bản thân.

Sa Tăng, một nhân vật có ý nghĩa hơn, trên con đường khởi nghiệp dài đằng đẵng, bản thân bạn cảm thấy mình là Tôn Ngộ Không, nhưng trong mắt người khác lại chính là Sa hòa thượng: một tên ngốc không có tố chất gì đặc biệt, chỉ biết cắm đầu vào làm, gánh vác trọng trách, từng bước từng bước tiến về phía trước.

Nếu bạn của hiện tại đang là Sa Tăng nhưng lại mơ mộng mình là Tôn Ngộ Không, vậy, bạn đang ảo tưởng.

Mắc kẹt giữa tưởng tượng và hiện thực, không biết chân kinh thực sự là gì, luôn mong đợi bản thân có thể làm ra điều gì đó phi thường.

Đây là khổ nạn trong "Tây du kí" của mỗi người, không can tâm tầm thường, muốn đột phá, nhưng mọi con đường đều có yêu quái tác oai tác quái, cách Tây Thiên chín chín tám mốt kiếp nạn.

Nhưng nếu không ảo tưởng, chỉ làm những điều bình thường với một tâm thái bình thường, vậy thì bạn cũng chỉ có thể nhận được một bản thân bình thường mà thôi.

Bạn sợ lựa chọn, nhưng cũng dám đi lựa chọn, dù quá trình có vất vả, khó khăn, thì bạn vẫn có thể nhận lại được một bản thân chân thực hơn.

Liang Ning nói: vết thương là cơ quan khí quản cho sau này, chính những vết thương đó đã tạo nên tôi của ngày hôm nay. Thứ khiến bạn có thể thực sự cảm nhận được thế giới, không phải những tri thức trong sách, mà là những vết thương sản sinh ra trong quá trình bạn va chạm với thế giới, đây chính là chân kinh của bạn.

Ngay cả Đường Tăng muốn lấy được chân kinh cũng phải tưởng tượng: Muốn làm nên chuyện gì đó, hãy ảo tưởng! - Ảnh 1.

Vì sao có rất nhiều người không cách nào có thể đi làm được việc mà nội tâm mình thực sự yêu thích?

Chen Haixian, tác giả của cuốn "Tôi phi thường" có viết: "Con người có 2 kiểu tư duy, một là tư duy sáng tạo, một là tư duy phòng thủ, nếu bạn thuộc loại trước thì khi đối mặt với bất cứ thử thách nào, thứ bạn nhìn thấy cũng đều sẽ là cơ hội và hi vọng, còn nếu dùng tư duy phòng thủ đi nhìn nhận những chuyện mà bạn chưa biết, thứ bạn nhìn thấy sẽ chỉ là sự sợ hãi."

Bên cạnh chúng ta có rất nhiều người như này, lúc nhỏ rất thông minh, nhưng vì thất bại trước một khó khăn nào đó mà trở nên sợ hãi, nhụt chí. Họ hầu như đều có một điểm chung, đó là: lòng tự tôn rất lớn. Lúc thuận buồm xuôi gió, thấy mình không gì là không thể, nhưng khi gặp phải một chút khó khăn thất bại, liền cảm thấy mình "không nơi nương tựa".

Họ rất quan trọng đánh giá của người khác về mình, đối mặt với thử thách, sợ thất bại rồi sẽ bị người khác đánh giá, cũng vì vậy mà thường xuyên từ chối đi đón nhận những thử thách mới.

Vì sợ thất bại nên tư duy trở nên cứng nhắc, không dám đi làm những việc mang tính thử thách hoặc không chắc chắn, ép bản thân vào hình tượng "tôi rất giỏi", cũng vì sự ràng buộc của "tư duy nên" luôn cảm thấy mình "nên" diễn cho tốt cái vai diễn được mọi người công nhận, một khi bị phủ nhận, ngay lập tức sẽ dùng "tư duy tuyệt đối hóa" cực đoan đi phủ nhận bản thân.

"Tôi làm gì cũng không tốt", "Bất luận có làm nghề gì, đều là hứng thú nhất thời, rất nhanh bỏ cuộc giữa chừng".

Còn người mang trong mình tư duy sáng tạo sẽ không bao giờ cảm thấy thất bại trước mắt là vĩnh viễn, họ tin rằng mình có thể tiến bộ và thay đổi được bằng cách nỗ lực. Họ đồng thời cũng sẽ nghĩ cách làm sao để làm được chuyện gì đó chứ không phải là làm chuyện này sẽ gặp phải những vấn đề gì.

Thứ giúp bạn tiến về phía trước, ngoài mong muốn, khát vọng của bạn ở hiện tại, thì quan trọng hơn còn là "cảm giác sứ mệnh" bên trong bạn.

Khát vọng và tham vọng có thể hỗ trợ bạn đi một đoạn đường, giống như Đường Tăng muốn đi Tây Thiên, nhưng sứ mệnh của Đường Tăng không chỉ đơn thuần là lấy được chân kinh, sứ mệnh của ông là truyền bá tới mọi người thứ Phật pháp tốt nhất.

Liang Ning nói, thành công không phải là "làm" ra, mà là "sống" ra.

Tất cả chúng ta, ai cũng đều đã từng trải qua giai đoạn khó khăn, và trong mỗi khoảnh khắc bối rối, bạn có thể lựa chọn đưa ra lựa chọn hoặc trì hoãn việc đưa ra lựa chọn.

Nhưng điều quan trọng nhất đó là đằng sau mỗi sự lựa chọn, bạn lấy cái gì làm tiêu chuẩn phương hướng cuộc đời của bạn.

Ngay cả Đường Tăng muốn lấy được chân kinh cũng phải tưởng tượng: Muốn làm nên chuyện gì đó, hãy ảo tưởng! - Ảnh 2.

Học cách kể cho mình một câu chuyện hay với cái kết có hậu

Chen Haixian có viết: câu chuyện cuộc sống là đặc điểm quan trọng nhất giúp chúng ta phân biệt bản thân với người khác.

Cảm giác ý nghĩa đối với cuộc sống chính là cách ta lý giải về câu chuyện cuộc sống của chính mình. Mỗi người đều đang dùng quãng thời gian dài đằng đẵng viết nên câu chuyện cuộc đời mình. Cùng với sự phát triển của dòng thời gian, câu chuyện của chúng ta cũng không ngừng thay đổi.

Chẳng hạn, nếu bạn không thi đỗ đại học, vậy thì đây là câu chuyện về việc nỗ lực nhưng không được báo đáp, sau đó, bạn vào học tại một ngôi trường đại học khác hết sức bình thường, quyết tâm nỗ lực học hành, cuối cùng sau khi tốt nghiệp được vào làm cho một doanh nghiệp nổi tiếng, vậy thì câu chuyện lại biến thành sinh viên đại học không danh tiếng vượt qua nghịch cảnh đạt được thành công.

Nhưng, công ty sau đó bắt đầu thi hành chính sách giảm tải nhân viên, bạn không may nằm trong danh sách giảm tải đó, câu chuyện lúc này lại trở thành một câu chuyện về một cú sốc bất ngờ và không may, tràn ngập sự u ám.

Rồi sau đó, bạn lại tìm tới được một công ty với chế độ đãi ngộ thậm chí còn tốt hơn công ty cũ, câu chuyện lúc này lại ngập tràn ánh sáng và hi vọng.

Học cách kể cho mình những câu chuyện hay với cái kết tốt đẹp, rồi bạn sẽ thấy, đời người chính là một hành trình dài của sự thăng trầm, bạn sẽ không thể tìm thấy đường, trừ phi bạn dám lạc đường.

Nhân sinh giống như tu hành, thứ nên trải qua thì dù một việc cũng không thể thiếu.

Ngay cả Đường Tăng muốn lấy được chân kinh cũng phải tưởng tượng: Muốn làm nên chuyện gì đó, hãy ảo tưởng! - Ảnh 3.

Nếu bạn rõ ràng biết lựa chọn nào giúp mình tiết kiệm sức lực hơn, nhưng bạn vẫn lựa chọn con đường khó khăn hơn vậy thì có lẽ khi đó, bạn đã hiểu rõ hơn sứ mệnh của mình là gì rồi.

Có ảo tưởng thì mới có thoát ra trở về với thực tế, có lạc lối mới có đột phá, mới có sự phát triển.

Tôi nhớ tới một câu chuyện: có một người trẻ hỏi một vị doanh nhân rằng không có tiền thì làm sao khởi nghiệp. Vị doanh nhân trả lời, người khởi nghiệp trước tiên đều là có ước mơ, rồi sau đó mới đi tìm tiền, nghĩ cách để hiện thực ước mơ đó, có tiền rồi đi khởi nghiệp, vậy thì không gọi là khởi nghiệp nữa.

Việc bạn muốn làm khi bạn không làm được, có lẽ mới là "đường lấy chân kinh" thuộc về bạn.

Qitian

Cùng chuyên mục
XEM