Ngành kinh doanh ẩm thực Việt đang vuột mất hàng trăm triệu USD vì xu hướng 4.0 siêu hot này

25/03/2019 08:00 AM | Kinh doanh

Ngành kinh doanh có yếu tố tự phục vụ tại các quốc gia phát triển đang thắng lớn, tới 95% dân Mỹ có dùng một hình thức tự phục vụ (Quý 2 2018 – theo Pymnts).

Điển hình thành công nhất là McDonald với kế hoạch triển khai 9.000 cửa hàng có kiosk tự gọi món trong vòng 2 năm tới. Nguyên nhân rất đơn giản, khi khách hàng được tự order và có thời gian lướt xem nhiều hơn, họ sẽ chi tiêu nhiều hơn.

CEO Steve Eassterbrook cho hay “Chúng tôi nghiên cứu rằng  khi người dùng càng lướt xem nhiều họ càng chọn mua nhiều hơn. Vì thế giá trị trung bình của các đơn hàng cao hơn”.

Tại Hàn Quốc và Trung Quốc, xu hướng tự order hay tự phục vụ cũng đang phát triển mạnh mẽ, nhờ vào sự phổ cập smartphone và thanh toán trên di động. Trông như 1 chiếc tàu cao tốc, 7-Eleven Express tại Lotte Incheon ra mắt vào tháng 8/2018. Đem tới cho khách hàng hơn 200 sản phẩm, được chia thành 5 nhóm hàng.

Tại Nhật Bản, doanh số của các cửa hàng ăn uống tự phục vụ đạt tới 1,8 tỷ USD (2016).

Ở nước ta, do thói quen ăn uống nên các cửa hàng vỉa hè vẫn chiếm tỷ trọng cao trong ngành ẩm thực, thậm chí là đối thủ lớn khiến nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh toàn cầu “sa lầy” thậm chí hoạt động thoi thóp.

Tuy nhiên, với xu hướng phát triển mạnh của nền kinh tế 4.0, thanh toán di động và smartphone, các máy  bán hàng tự động đã xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố Việt Nam, cho thấy xu hướng này là không thể chối bỏ. Nhiều thương hiệu cũng đang cung cấp các mô hình kiosk tự phục vụ và thanh toán luôn qua ví điện tử.

Với thu nhập trung bình hàng tháng từ 8 – 10 triệu đồng, dân văn phòng các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM đều đang cực kỳ có nhu cầu được phục vụ các bữa ăn vừa sạch vừa tiện lợi, nhanh chóng. Bởi khung giờ nghỉ trưa chỉ có khoảng 1 tiếng đến 1,5 tiếng với mức chi tiêu trung bình từ 35.000đ – 80.000đ.

Anh Hà Mạnh Tiến, founder chuỗi Backwork, một trong những người đi đầu về mô hình cửa hàng tiện lợi dành riêng cho giới văn phòng chia sẻ: “Việc áp dụng mô hình tự phục vụ vào cửa hàng đã giúp thu hút một lượng lớn khách hàng văn phòng. Bởi họ được chủ động chọn đồ và thanh toán. Trên 75% khách hàng được hỏi hài lòng với hình thức phục vụ hiện đại này.”

Ngành kinh doanh ẩm thực Việt đang vuột mất hàng trăm triệu USD vì xu hướng 4.0 siêu hot này - Ảnh 1.

Backwork thu hút được lượng lớn khách văn phòng đều đặn

 

Ngành kinh doanh ẩm thực Việt đang vuột mất hàng trăm triệu USD vì xu hướng 4.0 siêu hot này - Ảnh 2.

Quầy tự chọn với hơn 100 loại đồ ăn thức uống, bao quát nhu cầu của đa số khách hàng

Ngoài ra, việc áp dụng tự phục vụ cũng giúp tối ưu hoá chi phí về nhân sự và gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng. Nếu trước đây chất lượng dịch vụ được định nghĩa là một lớp nhân viên được đào tạo và trang bị đầy đủ kiến thức để hỗ trợ khách hàng thì nay dịch vụ khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ đang dần được ưa chuộng hơn. Mức lương tối thiểu ngày càng tăng cao và tổng chi phí bỏ ra cho đội ngũ phục vụ thường gấp vài lần lương tháng, do lượng nhân sự thay đổi liên tục cần đào tạo lại thường xuyên.

Backwork là mô hình kết hợp tối ưu giữa siêu thị tiện lợi và cửa hàng đồ ăn nhanh với phương thức thanh toán tối ưu, hình thức tự phục vụ thoải mái. Trong tương lai, dự kiến mô hình này sẽ được áp dụng rộng rãi bởi tính nhanh chóng và siêu tiện lợi của nó, vô cùng phù hợp với phân khúc khách hàng có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành nghề tại Việt Nam - đối tượng dân văn phòng, công sở. Ngoài ra, việc kết hợp 2 mô hình hot nhất hiện nay là “CỬA HÀNG TIỆN LỢI” và “CỬA HÀNG ĂN NHANH” hứa hẹn sẽ lấp đầy những khoảng trống  yếu điểm trong cả hai mô hình là “Giờ thấp điểm trong cửa hàng ăn” và “Đồ ăn tự chế biến trong cửa hàng tiện lợi”. Backwork kỳ vọng sẽ mở rộng 13 cửa hàng tại Hà Nội trong năm 2019, mở rộng hướng phát triển ra các đối tác có địa điểm và mặt bằng phù hợp trong khu vực tập trung đông dân văn phòng.

Ngành kinh doanh ẩm thực Việt đang vuột mất hàng trăm triệu USD vì xu hướng 4.0 siêu hot này - Ảnh 3.

Dù doanh số rất hứa hẹn và nhận được nhiều đề nghị hợp tác nhưng chuỗi Backwork này cũng đặt ra những tiêu chuẩn khá cao cho các cửa hàng nhượng quyền, nhằm đảm bảo chất lượng và sự tương đồng giữa các cửa hàng. Việc áp dụng công nghệ và mô hình tự phục đã giảm tải được rất nhiều áp lực về chất lượng nhân sự và quy trình phục vụ thông thường. Tuy vậy, cũng cần thời gian để khách hàng có thể làm quen và thích nghi với nó. Nhưng có thể nói rằng “Mô hình tự phục vụ” trong ngành F&B chính là một bước chuyển mới trong công cuộc cải cách 4.0 hiện nay.

Nếu bạn quan tâm đến mô hình thú vị này, tham khảo tại đây: https://www.backwork.vn/chinh-sach

Ngành kinh doanh ẩm thực Việt đang vuột mất hàng trăm triệu USD vì xu hướng 4.0 siêu hot này - Ảnh 4.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM