New York Time và sự dịch chuyển lên “mây”

13/06/2017 13:30 PM | Công nghệ

Những lợi ích rõ rệt khi chuyển lên “mây” là động lực giúp cho nhiều doanh nghiệp chuyển hẳn cơ sở dữ liệu, hạ tầng lên nền tảng điện toán đám mây.

Tháng Tư vừa qua, nhiều nguồn tin cho biết New York Time, tờ báo lâu năm và danh tiếng hàng đầu nước Mỹ đã chính thức hợp tác với Amazon và Google để đưa phần lớn các trung tâm dữ liệu lên mây. Theo đó, 3 trên 4 trung tâm dữ liệu của nhà xuất bản này sẽ được đưa lên các dịch vụ lưu trữ đám mây là Amazon Web Services (AWS) và Google Cloud Platform (GCP). Trung tâm duy nhất được giữ lại nằm bên trong tòa nhà của New York Time (NYT) tại Times Square. 

Nguyên nhân của sự chuyển đổi này là để đáp ứng tốt hơn cho lượng người đọc đang tăng mạnh của NYT. Trong năm vừa qua, đặc biệt là ở kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ, lượng người đọc và đăng ký dài hạn của tờ báo tăng mạnh. Điều này dẫn đến nhu cầu phải mở rộng và cải tiến công nghệ, và NYT đã chọn ứng dụng những máy chủ đám mây với công nghệ tiên tiến nhất.

Lý do chuyển đổi là quá rõ ràng. Là một tờ báo lớn với hàng chục triệu độc giả đến từ khắp nơi trên thế giới, NYT phải đáp ứng lưu lượng truy cập khổng lồ. Có những lúc ứng dụng của báo phải gửi 20 – 30 triệu thông báo ngay khi có tin nóng, và sẽ là một trở ngại rất lớn nếu như hệ thống thiếu linh hoạt, không có khả năng đáp ứng lưu lượng cao trong thời gian ngắn.

New York Time và sự dịch chuyển lên “mây” - Ảnh 1.NYT sẽ từ bỏ những trung tâm dữ liệu truyền thống để sử dụng máy chủ đám mây

Nick Rockwell, Giám đốc kỹ thuật của NYT đã nhận định được những vấn đề cần phải giải quyết. Ông cho rằng các ứng dụng và trang web đều được thiết kế tốt, nhưng hạ tầng của báo còn rất nhiều vấn đề khi chưa đồng bộ tốt. Do đó ông đề ra 3 mục tiêu để có thể khắc phục vấn đề: hoạt động ổn định, tốc độ đáp ứng cao và khả năng thay đổi hạ tầng linh hoạt phù hợp theo nhu cầu.

Với ba mục tiêu đó, điện toán đám mây là công nghệ đáp ứng tốt nhất. Nhờ cấu tạo từ hàng ngàn máy tính kết nối qua mạng, những máy chủ đám mây có thể đáp ứng bất cứ yêu cầu xử lý, tính toán nào. Kể cả khi có những nhu cầu đột biến, sự linh hoạt của hệ thống đám mây cũng có thể xử lý được tất cả những yêu cầu.

Điện toán đám mây cũng được đánh giá cao hơn phương pháp máy chủ truyền thống về độ ổn định và tốc độ. Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đều đảm bảo thời gian hoạt động tới 99,99%. Đây là yếu tố sống còn với những doanh nghiệp hoặc nhà xuất bản như NYT.

Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cũng giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí. Khi sử dụng một công nghệ của Fastly để kiểm soát lưu lượng dựa trên điện toán đám mây, NYT có thể tiết kiệm được tới 25.000 USD mỗi tháng. Nhà xuất bản của Đại học Harvard thậm chí cắt giảm được tới 18% chi phí công nghệ khi chuyển sang sử dụng dịch vụ AWS. Nói như giám đốc IT của nhà xuất bản này, một khi đã chuyển sang điện toán đám mây thì “chắc chắn chúng tôi sẽ không quay đầu lại”.

Tất nhiên, những lợi ích của điện toán đám mây không chỉ áp dụng với những nhà xuất bản lớn. Bất kỳ công ty nào có nhu cầu về công nghệ, trung tâm lưu trữ hay truy cập dữ liệu đều có thể hưởng những lợi ích tương tự khi sử dụng điện toán đám mây. Những đặc điểm như tính linh hoạt, sức mạnh phần cứng vượt trội đem lại khả năng khai thác hiệu quả hơn hẳn so với máy chủ truyền thống.

New York Time và sự dịch chuyển lên “mây” - Ảnh 2.

Những ưu điểm vượt trội của dịch vụ CMC Cloud

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn e ngại và chưa nhận ra được lợi ích của điện toán đám mây. Đây là công nghệ góp phần giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên mà trước đây chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn. Nhận thấy xu hướng phát triển của điện toán đám mây, Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC Telecom) đã đầu tư và xây dựng hạ tầng, dịch vụ Cloud Server với những ưu điểm vượt trội như tính ổn định, giao diện đơn giản, dễ tiếp cận và hệ thống chăm sóc, hỗ trợ khách hàng chu đáo.

Đặt tầm nhìn cung cấp dịch vụ cho cả thị trường Đông Nam Á, CMC Telecom cũng đang triển khai nhiều trung tâm dữ liệu ở Singapore, Nhật Bản, Úc… Đây sẽ là điểm tựa vững chắc cho các công ty Việt Nam có tham vọng cung cấp dịch vụ tới khách hàng quốc tế.

 
 

A.D

Cùng chuyên mục
XEM