Nền kinh tế số 1 thế giới đang dần lui bước trong top những thành phố đắt đỏ nhất thế giới

19/05/2018 19:04 PM | Xã hội

Lần thứ 5 liên tiếp, Singapore là thành phố đắt đỏ nhất thế giới, theo báo cáo Chi phí sinh hoạt toàn cầu mới nhất của Cơ quan tình báo kinh tế (EIU).

Trong khi vào năm ngoái, top 10 bị thống trị bởi các thành phố ở châu Á, thì năm nay, 5 trong số 10 thành phố đắt đỏ nhất trong báo cáo này nằm ở châu Âu, với Paris và Zurich đồng hạng hai. Oslo, Geneva và Hamburg lần lượt ở các vị trí năm, sáu và tám.

Hồng Kông xếp thứ tư, trong khi đó Seoul (đồng hạng sáu), Tel Aviv (thứ 9) và Sydney (thứ 10) là những vị trí còn lại trong top 10.

Nền kinh tế số 1 thế giới đang dần lui bước trong top những thành phố đắt đỏ nhất thế giới - Ảnh 1.

Cuộc khảo sát, được thiết kế để giúp thiết kế các gói bồi thường cho người nước ngoài và những người công tác ở nước ngoài, tính toán chi phí sinh hoạt tại 133 thành phố lớn bằng cách so sánh giá cả của hơn 400 mặt hàng thuộc 160 sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

Kết quả cho thấy Singapore là nơi đắt đỏ nhất thế giới để mua sắm và chạy ô tô, và giá trung bình một chai rượu vang (23,68 USD) cao hơn đáng kể so với các thành phố khác, bao gồm cả các thành phô nằm trong top 10. Chỉ có Seoul (26,54 USD) và Tel Aviv (28,77 USD) có giá rượu vang đắt hơn ở Singapore.

Giá cả hàng tạp hóa đắt nhất

Mặc dù đứng đầu bảng xếp hạng, một số mặt hàng ở Singapore có giá cả vừa phải, đặc biệt là khi so với các thành phố trong khu vực.

Các hạng mục như chăm sóc cá nhân, hàng gia dụng và người giúp việc trong nước ở Singapore vẫn rẻ hơn đáng kể so với Seoul, Hồng Kông và Tokyo. Đây cũng là những địa điểm có giá cả các thiết yếu phẩm cao nhất thế giới.

Ví dụ, ở Seoul, một giỏ hàng tạp hóa đắt hơn 50% so với ở New York – thành phố đứng thứ 13 trong danh sách tổng thể, cao hơn bất kỳ thành phố nào ở Mỹ.

Los Angeles (xếp thứ 14) là thành phố đắt đỏ tiếp theo ở Mỹ, tụt 3 hạng so với năm ngoái. Thực tế, mức sống ở các thành phố của Mỹ đã tương đối rẻ hơn phần lớn nhờ đồng USD suy yếu so với các đồng tiền khác.

Báo cáo của EIU cũng cảnh báo về các tác dụng phụ có thể xảy ra trong năm nay khi các cú sốc chính trị và kinh tế bắt đầu có hiệu lực. Vương quốc Anh cho thấy sụt giảm mạnh trong chi phí sinh hoạt, hệ quả của cuộc trưng cầu dân ý Brexit và những yếu kém về tiền tệ. Tương lai Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào tháng 3 năm 2019 đồng nghĩa với việc mức sống ở quốc gia này đang trở nên rẻ hơn – London xếp thứ 30 tổng thể.

Các thành phố với mức sống thấp thường “khó sống hơn”

Có một nghịch lý là các thành phố rẻ nhất lại là những nơi khó sống hơn. Ở dưới cùng của bảng xếp hạng, Damascus là thành phố rẻ nhất thế giới, tụt 14 bậc so với năm ngoái. Caracas là thành phố với mức sống thấp nhất tiếp theo, giảm 13 bậc so với năm ngoái. Các kết quả này làm nổi bật tác động của gián đoạn chính trị và kinh tế lên giá cả.

Tuy nhiên đối với chính những người dân ở Syria và Venezuela, thì giá cả ở Damascus và Caracas đều không rẻ, vì giá cả tăng vọt trong những năm gần đây khiến mua bán hàng hóa trở nên khó khăn hơn.

Thủ đô của Romania, Bucharest, là thành phố châu Âu duy nhất nằm trong top 10 thành phố rẻ nhất thế giới.

Nền kinh tế số 1 thế giới đang dần lui bước trong top những thành phố đắt đỏ nhất thế giới - Ảnh 2.

 Báo cáo của EIU nhận xét: “Có một yếu tố rủi ro đáng kể ở một số thành phố rẻ nhất thế giới…và có một số tương quan giữa khảo sát của EIU và bảng xếp hạng chị em của nó, khảo sát về mức độ đáng sống. Nói một cách đơn giản, các thành phố rẻ hơn cũng thường ít đáng sống hơn.”

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM