Này các tu nghiệp sinh Nhật Bản, hãy cẩn trọng trước mấy lời hứa hão vốn chỉ mang về những ác mộng đêm trường!

28/03/2017 15:14 PM | Kinh doanh

Nhiều tu nghiệp sinh tại Nhật Bản thực tế không có được công việc trong mơ giống như họ được hứa hẹn và tưởng tượng tại Việt Nam.

6h30 sáng, tại một trường nội trú dạy tiếng Nhật tại thủ đô Hà Nội, các thực tập sinh đã xếp hàng ngay ngắn chuẩn bị cho bài tập thể dục với nhạc.

Khoảng 600 người – hầu hết trong độ tuổi 20 và đến từ các vùng nông thôn Việt Nam đang học tập tại ngôi trường này. Họ đang chuẩn bị cho ngày tới Nhật Bản với tư cách là thực tập sinh kỹ thuật. Bản thân công ty đang điều hành ngôi trường này sẽ đưa thực tập sinh sang Nhật.

Một phụ nữ 26 tuổi sẽ phải xa chồng và con gái 3 tuổi ở Việt Nam để tới Nhật làm tại nhà máy thực phẩm sản xuất cơm hộp bento ở tỉnh Nagano – miền trung Nhật Bản. Sau khi hoàn thành khóa thực tập và quay trở về nhà, cô sẽ tiếp tục làm việc cho một công ty Nhật Bản. Với vai trò là tu nghiệp sinh kỹ thuật, cô có thể kiếm được thu nhập 90.000 yen (tương đương 810 USD) mỗi tháng, gấp 2 – 3 lần so với công việc trước đó.

Số lượng người lao động nước ngoài tại Nhật Bản đạt con số kỷ lục 1,08 triệu người trong năm 2016, tăng 20% so với năm trước. Số lượng lao động Việt Nam nhiều nhất trong số đó, chiếm tới 56,4% trong năm nay.

Phía Việt Nam thì hiện đang xúc tiến xuất khẩu lao động để thu hút ngoại tệ và tăng thêm việc làm cho người dân trong nước. Trước khi tới Nhật Bản, các tu nghiệp sinh phải học tiếng Nhật và những lễ nghi từ các tổ chức đào tạo được cấp phép bởi chính phủ.

Trong suốt 12 tháng bắt đầu từ tháng 10/2015, số lượng người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản, bao gồm cả sinh viên tăng từ 110.000 lên 170.000 người. Những người này đã giúp bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn lao động của Nhật Bản rất nhiều.

Tuy nhiên, chương trình nào cũng có vấn đề của nó. Theo người đứng đầu hợp tác xã dịch vụ vệ sinh East Japan có trụ sở tại Sendai, 2 trong số 50 thực tập sinh nước ngoài năm ngoái mà công ty này nhận vào năm ngoái đã biến mất. 4 năm trước, một thực tập sinh Việt Nam gửi tới làm việc tại các nhà máy tại biến mất.

Theo Bộ tư pháp Nhật Bản, 5.058 thực tập sinh nước ngoài đã biến mất vào năm ngoái. Trong số đó, có 2.025 người tới từ Việt Nam so với con số tương tự 1.987 người Trung Quốc.

Phía lãnh đạo East Japan thừa nhận rằng các công ty đón nhận tu nghiệp sinh nước ngoài phải chịu một phần trách nhiệm về sự biến mất này. Vấn đề với việc lương và điều kiện làm việc là một trong số đó. Năm 2016, 239 tổ chức bị phanh phui việc không trả lương và những hành động bạo lực khác.

Đối với một vài thực tập sinh, lời hứa về một công việc tốt ở nước ngoài hóa ra lại không như họ tưởng tượng. Một người đàn ông Việt Nam 30 tuổi nói rằng, khi được gửi tới Nhật Bản, anh được nói sẽ có thể kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên thời gian vẫn còn ở trong nước, anh đã vướng phải khoản nợ khổng lồ với công ty tư vấn, môi giới đưa sang Nhật. Anh đã làm việc tại nhà máy linh kiện ô tô tại Mie, miền Trung Nhật Bản với số tiền lương 70.000 yen mỗi tháng. Sau khi trừ đi chi phí, thức ăn, anh chỉ còn lại khoảng 40.000 yên mỗi tháng. Anh đã phải quay trở lại Việt Nam vào năm ngoái.

Những sinh viên nước ngoài tại Nhật Bản, rất nhiều trong số đó tới từ các nước châu Á như Trung Quốc và Nepal cũng gặp rất nhiều khó khăn. Theo quy định, họ chỉ được phép làm 28 giờ có trả lương mỗi tuần. Một cựu sinh viên từ Trung Quốc nói rằng số này không thể dùng để trả học phí và sinh hoạt phí.

Bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái, nghề điều dưỡng cũng sẽ được thêm vào chương trình đào tạo kỹ thuật cho người nước ngoài. Theo Bộ Lao động Nhật Bản, nước này sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt 380 nghìn y tá và điều dưỡng vào năm 2025.

Có hai sinh viên Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng tại trạm y tế Yu-yu Kamiyagawa, tỉnh Hiroshima. Sau lớp học tiếng Nhật, họ tham gia vào các hoạt động giải trí cùng với người cao tuổi ở trung tâm này 5 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, chi phí để lấy tấm bằng chứng nhận điều dưỡng là 2 triệu yen (413 triệu đồng), và số giờ làm việc 28 tiếng mỗi tuần là không đủ để trang trải các khoản học phí.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM